Ca khúc “Đèn khuya”: Nỗi nhớ thương mẹ da diết của người con tha hương


CA KHÚC “ĐÈN KHUYA”

  • Tên các khúc: Đèn khuya

  • Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương

  • Năm phát thành: 1960

  • Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Túy Hồng,…

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Đèn khuya”

Bất kỳ ai yêu thích âm nhạc của Lam Phương thì đều biết ông có một tuổi thơ nghèo đói và bất hạnh. Nhà nghèo, cha ông bỏ đi theo người tình, để lại 6 người con thơ dại cho người vợ không nghề nghiệp ổn định. Để nuôi các con khôn lớn, mẹ nhạc sĩ Lam Phương phải lam lũ sớm hôm, dãi nắng dầm mưa.

“Tôi thương má lắm. Má tôi là một người đàn bà quê mùa nhưng mà thực lòng thương tôi lắm. Con trai lớn mà! Má chỉ nói một câu thế thôi mà tôi đã ráng làm muốn chết luôn”, nhạc sĩ Lam Phương xúc động kể lại. Cả tuổi thơ cơ cực của người nhạc sĩ tài hoa, mẹ chính là tia sáng, là niềm hy vọng, là động lực và cũng là người nuôi dưỡng cảm xúc, giúp ông viết nên những nhạc phẩm bất hủ để lại cho đời. Vì quá thương mẹ nên mỗi khi nhắc đến người phụ nữ tần tảo ấy, Lam Phương lại không ngăn được những giọt nước mắt tuôn rơi.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-den-khuya-cua-nhac-si-lam-phuong (1)
Bìa ca khúc “Đèn khuya” của nhạc sĩ Lam Phương

Ca khúc “Đèn khuya” được nhạc sĩ Lam Phương sáng tác vào năm 1960 (một số tài liệu ghi 1958) là một những ca khúc cảm động nhất, viết về nỗi nhớ thương da diết của một con phương xa khi nghĩ tới mẹ mình. Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn từng chia sẻ trong một chương trình rằng nhạc sĩ Lam Phương đã có cảm hứng sáng tác ca khúc này khi đang công tác ở miền Tây. Lúc đi ngang qua một căn nhà tranh, nhìn thấy thấp thoáng ánh đèn dầu, bên cạnh là một cụ già ngồi đan áo khiến ông chợt nhớ đến mẹ mình. Người mẹ lam lũ thường ngồi bên ngọn đèn khuya trong căn nhà nhỏ tồi tàn ở hẹn Vạn Chài, khu Đa Kao (Tân Định). Chính vì thế mà khi lắng nghe ca khúc này, người ta dễ dàng nhìn thấy nỗi buồn khắc khoải, cô độc nhưng cũng đong đầy tình thương mà nhạc sĩ Lam Phương dành cho người mẹ ông kính yêu, trân trọng. Đồng thời, phảng phất đâu đấy trong bài là một ý chí quyết tâm không đầu hàng số phận, để cho mẹ một cuộc sống sung túc, đủ đầy.

Khi vừa ra mắt, bài hát đã nhanh chóng chiếm được cảm trình của giới mộ điệu. Qua giọng hát truyền cảm của danh ca Thanh Thúy, ca khúc “Đèn khuya” của nhạc sĩ Lam Phương đã nằm trong top 10 bản nhạc được ưa chuộng nhất vào đầu thập niên 1960. Ngoài thành công của Thanh Thúy, bài hát này cũng đã góp phần giúp các ca sĩ trình bày thâm phần vang danh tên tuổi, trong đó có nữ ca kịch sĩ Túy Hồng, người vợ đầu tiên của nhạc sĩ Lam Phương.

Đôi lời bình phẩm ca khúc “Đèn khuya”

Không biết đêm nay vì sao tôi buồn

Buồn vì trời mưa hay bão trong tim?

Đã mấy thu qua tôi vẫn đi tìm

Để rồi… buồn ơi! nghe tiếng mưa đêm.

Mưa thường đem đến cho con người ta cảm xúc buồn, nhất là khi nghe tiếng mưa đêm tí tách rơi bên thềm. Nỗi buồn vẩn vơ xuất hiện khiến chính người buồn cũng không hiểu “vì sao tôi buồn”, đó là do “trời mưa” hay là do “bão trong tim”. Có lẽ là vì cả hai, vì nỗi tâm sự trong lòng đang chất chứa, những giọt mưa rơi xuống càng khiến nỗi ưu tư trong lòng tràn ngập, da diết.

Khi bước chân đi lần trong cuộc đời

Lời mẹ hiền ru con nhớ khôn nguôi

Khi lớn con đi trên vạn nẻo đời

Đừng buồn khi lúc tay còn trắng taỵ



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-den-khuya-cua-nhac-si-lam-phuong-1


hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-den-khuya-cua-nhac-si-lam-phuong-2

Đi xa gầy dựng sự nghiệp, trong tiếng mưa đêm cô quạnh nhớ quê nhà, điều làm chàng trai day dứt khôn nguôi chính là lời ru, là hình bóng, là tình thương của người mẹ hiền. Khắp đất trời, chỉ có mẹ là người luôn yêu thương, lo lắng cho con. Cả đời mẹ lúc nào cũng mong con được vui, luôn an ủi kề cạnh mỗi khi con khó khăn. “Đừng buồn khi lúc tay còn trắng tay”, lời động viên của mẹ là hành trang, là động lực để con cố gắng gầy dựng nghiệp.

Mưa ơi! Mưa ơi! Còn nhớ thương hoài

Nhớ khi mẹ lo sớm chiều,

Nhớ nụ cười khi nâng niu

Đôi tay run run ánh mắt dịu hiền

Biết tìm lại chốn nào

Mẹ ơi biết chăng! Đêm về quạnh hiu.

Các cung trầm của bản nhạc như dàn trải tâm tư của đứa con xa nhà, gửi tâm sự theo tiếng mưa, dãi bày nỗi nhớ thương cùng mưa cho vơi bớt nỗi buồn trong những ngày xa quê, xa vòng tay yêu thương ấm áp của mẹ. “Mẹ ơi mẹ biết chăng”, tiếng gọi xé lòng trong đêm khuya hiu quạnh… mẹ có biết rằng còn nhớ mẹ lắm, nhớ những ngày cực khổ lo toan, nhớ nụ cười hiền của mẹ, nhớ ánh mắt yêu thương, nhớ đôi tay run run,… con nhớ tất cả, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm. Nhưng giờ ở nơi phương trời xa xôi này, con biết ở đầu tìm mẹ, tìm lại hơi ấm của thuở xa xưa.

Nghe tiếng mưa rơi mà nhớ thương nhiều

Đường về đèn khuya in bóng cô liêu

Ai biết đêm nay tôi vẫn mong chờ.

Tìm lại những phút vui ngày ấu thơ.

“Đường về đèn khuya in bóng cô liu” có lẽ là câu hay nhất, đắt giá nhất trong bản nhạc của Lam Phương, mang tâm trạng của người con vất vả, buôn ba trên những con đường khuya của đèn phố để mưu sinh. Ánh đèn khuya rọi xuống khiến kẻ tha phương chìm vào nỗi cô đơn, hiu quạnh.

Khi lắng nghe ca khúc “Đèn khuya” của nhạc sĩ Lam Phương, chắn hẳn những người con, đặc biệt là những người xa xứ sẽ dễ cảm thấy đồng cảm, chạnh lòng khi nghĩ đến người mẹ lam lũ, tảo tần nuôi mình khôn lớn.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...