Bí ẩn đằng sau bút danh “Đoàn Chuẩn – Từ Linh”: Hai chàng nhạc sĩ, một mối tình thu


Đoàn Chuẩn hay Từ Linh, Từ Linh hay Đoàn Chuẩn, ai là người đã thực sự viết nên những bản nhạc tình làm rung động trái tim người nghe suốt mấy chục năm qua? Hai người viết chung hay chỉ một người viết? Bài nào viết chung bài nào viết riêng? Hay một người viết nhạc một người đề lời?… Những câu hỏi không lời giải đáp ấy khiến cho sự đồn đoán xung quanh bút danh bí ẩn này chưa từng hạ nhiệt.

Từ Linh, đồng tác giả với Đoàn Chuẩn trong nhiều ca khúc là một người vô cùng kín đáo. Cảm tưởng nhạc sĩ Đoàn Chuẩn sôi nổi và hồn nhiên bao nhiêu thì Từ Linh lại âm trầm, giữ kẻ bấy nhiêu. Người ta thường nhắc đến tình bạn thủy chung, keo sơn gắn bó giữa họ, nhưng chẳng ai biết được họ đã có với nhau những tâm sự gì và cùng sáng tác ra những tác phẩm rung động lòng người như thế nào.

Một số thông tin cho rằng, Từ Linh tên thật là Hà Đình Thâu, sinh năm 1928 tại Hà Nội. Năm 1954, ông di cư vào Nam và không có hoạt động gì liên quan đến nghệ thuật. Năm 1992, Từ Linh qua đời vì bệnh ung thư. Tuy nhiên, gia đình của Từ Linh lại phủ nhận thông tin này, nói ông không vào Nam mà vẫn sinh sống ở Hà Nội cho đến khi qua đời vào năm 1987.



bi-an-dang-sau-but-danh-doan-chuan-tu-linh-trong-cac-nhac-pham (1)
Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn (bên trái) – Từ Linh (bên phải)

Suốt nhiều năm nay, có rất nhiều thông tin khác nhau xoay quanh nhân vật Từ Linh này. Có người nói ông là em kết nghĩa của Đoàn Chuẩn, có người lại bảo ông là thợ nhiếp ảnh, nhưng lại có người khác cho rằng ông là tài xế riêng của nhạc sĩ,…

Lúc sinh thời, nhạc sĩ Trần Trình cũng từng nói rằng, Từ Linh là tài xế của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và thường đem những bản nhạc do Đoàn Chuẩn sáng tác để lại trong xe rồi về đặt lời vào. Nhận thấy được tâm hồn âm nhạc tuyệt vời của Từ Linh, Đoàn Chuẩn đã xem ông là bạn tri âm trong nghệ thuật. Thông tin này cũng được ca sĩ Trần Hiếu (anh của nhạc sĩ Trần Tiến) xác nhận như sau: “Đoàn Chuẩn và Từ Linh là hai người bạn thân thiết, vô cùng hiểu nhau. Từ Linh là người lái xe cho Đoàn Chuẩn và ông có khả năng làm thơ, viết lời rất hợp ý nhạc sĩ”.

Thế nhưng, chính nhạc sĩ Đoàn Chuẩn lúc sinh thơi và gia đình ông sau này đều nói rằng tất cả những bài hát đều do mình ông sáng tác, tự viết nhạc và đặt lời.

Dù có nhiều câu chuyện khác nhau được kể, nhưng gần như cái tên Từ Linh vẫn là một ẩn số mà nhiều người vẫn đang tìm kiếm lời giải đáp.

Từ Linh trong bút danh “Đoàn Chuẩn – Từ Linh” là ai?

Mãi tận sau này, khi báo Người Đô Thị đăng một bài báo chi tiết về thông tin của Từ Linh do người con trai Hà Thạch An của ông chia sẻ thì mọi người mới biết được, Từ Linh tên thật là Hà Đình Thâu, sinh năm 1928 tại Hà Nội. Ông là con thứ 4 trong gia đình có 4 anh em, vì tính tình trầm lì, ít nói nên mọi người hay gọi ông với cái tên “Tư lì”. Tuy ít nói, nhưng ông lại là người thích chữ nghĩa, hóm hỉnh và cái tên Từ Linh cũng được ông lái từ cái tên “Tư lì” ra.



bi-an-dang-sau-but-danh-doan-chuan-tu-linh-trong-cac-nhac-pham (2)
Chân dung nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và Từ Linh khi về già

Sinh thời, Từ Linh là người có nhiều tài lẻ, biết chơi guitar, thổi kèn, chụp ảnh,… Nếu nhạc sĩ Đoàn Chuẩn là công ty mê xe hơi thì Từ Linh cũng chịu chơi chẳng kém. Thời ấy, những loại máy ảnh nổi tiếng trên thị trường, Từ Linh đều không tiếc công tìm về mà cũng chỉ để chụp chơi thôi chứ không phải để kiếm sống. Vốn xuất thân từ con nhà tiểu chủ, nên thời thanh niên, sau khi học xong ông đã tự lập công ty riêng làm về xuất nhập khẩu, làm ăn với các thương gia Hồng Kông, phát đạt nhất trong số đó chính là công ty Thạch An. Sau này lấy vợ sinh con, Từ Linh đã dùng cái tên này để đặt cho con trai, mong con sau này cũng được thành công như vậy. Ngoài ra, ông còn cùng với nhạc sĩ Đoàn Chuẩn hùn vốn để dựng rạp chiếu bóng Đại Đồng. Say này, trong đợt cải tạo công thương nghiệp, rạp Đại Đồng cùng với nước mắm Vạn Xuân nhà Đoàn Chuẩn đều chuyển giao lại cho nhà nước tiếp quản. Sau đó, Từ Linh đi bộ đội, còn nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thì ở lại Hà Nội. Tuy nhiên, hai người vẫn thư từ qua lại, giữ mối quan hệ thân thiết cho đến sau này gặp lại.

Ngoài ra, ông còn cùng với nhạc sĩ Đoàn Chuẩn hùn vốn để dựng rạp chiếu bóng Đại Đồng. Say này, trong đợt cải tạo công thương nghiệp, rạp Đại Đồng cùng với nước mắm Vạn Xuân nhà Đoàn Chuẩn đều chuyển giao lại cho nhà nước tiếp quản. Sau đó, Từ Linh đi bộ đội, còn nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thì ở lại Hà Nội. Tuy nhiên, hai người vẫn thư từ qua lại, giữ mối quan hệ thân thiết cho đến sau này gặp lại.

Hai chàng nhạc sĩ, một mối tình thâm

Có người nhận từng nhận xét rằng, mối quan hệ giữa Đoàn Chuẩn và Từ Linh là thứ tình cảm vượt lên trên cả tình bạn, không chỉ dừng lại ở mức tri âm mà còn hơn thế nữa, đó là tri kỳ, là tình thâm.

Theo lời Hà Thạch Anh, con trai nhạc sĩ Từ Linh thì cha anh và nhạc sĩ Đoàn Chuẩn khăng khít đến mức ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Nhưng về mặt tính cách thì hai ông lại trái ngược hoàn toàn. Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn là người dễ xúc động, còn bố anh thì lại sống khá hòa nhã.

Cho đến tận bây giờ, ngay cả những người thân thiết cũng không thể lý giải được vì sao hai ông đóng vai trò gì trong phần sáng tác, ai là người viết lời, ai là người viết nhac. Có phải vì quá thấu hiểu ruột gan của nhau mà trong những tác phẩm âm nhạc của hai người sự hòa quyện giữa phần nhạc và phần lời gần như không có ranh giới? Tuy nhiên, trong nhiều bản chép tay của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn ông lại ghi rằng: “Nhạc: Đoàn Chuẩn – Lời: Từ Linh”.



bi-an-dang-sau-but-danh-doan-chuan-tu-linh-trong-cac-nhac-pham (3)
Bản nhạc chép tay của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn

Nghệ sĩ Hà Đình Cường, cây trumpet nổi tiếng của Việt Nam, là cháu gọi Từ Linh là chú ruột cho biết thêm rằng, giữa nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và Từ Linh là một mối tình bạn sâu sắc, khắn khít. Họ gắn bó với nhau gần như cả cuộc đời và đều giữ gìn sự gắn bó ấy cho riêng mình. Không ai biết thêm hay hiểu được thực sự về mối quan hệ của họ. Chỉ biết rằng, tình cảm mà Đoàn Chuẩn và Từ Linh dành cho nhau là một tình bạn quý giá, chả kém gì câu chuyện về Bá Nha và Tử Kỳ.

Theo lời chia sẻ của con trai Từ Linh, có khoảng thời gian sau năm 1975, hai ông hay chụm đầu ngồi vào chiếc máy đĩa cối để cùng nghe nhạc, thầm thầm thì thì, rồi thỉnh thoảng lại phá lên cười với nhau, rộn rã cả một gian nhà. Có những lúc ngồi nghe nhạc Trịnh, bác Chuẩn quay sang nói với ba anh rằng: “Nhạc của ông Trịnh Công Sơn này quái thật, nhưng nhiều khi những ý tưởng của chú cũng chả kém cạnh đâu”. Họ rất thường động viên và khen tặng nhau như thế.

Sau năm 1975, kinh tế hai gia đình đều sa sút, tuy cuộc sống khó khăn nhưng tình bạn của họ vẫn vẹn nguyên như ngày đầu. Trong suốt 6 tháng cuối đời, Từ Linh bị liệt nằm viện, ngày nào nhạc sĩ Đoàn Chuẩn cũng ghé thăm 2 giờ. Ông ngồi xoa bóp cho Từ Linh, hai người thầm thì kể đủ thứ chuyện trên đời. Ngày nào cũng vậy, nhưng họ vẫn không hề có biểu hiện nhàm chán.

Sau khi Từ Linh mất vào năm 1987, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn có sáng tác thêm một số ca khúc nữa và bài nào ông cũng ghi chung tên hai người “Đoàn Chuẩn – Từ Linh” như một sự trân trọng đặc biệt dành cho người tri kỷ của mình. Và cũng chính nhạc sĩ Đoàn Chuẩn là người viết cáo phó cho Từ Linh, lúc mang vòng hoa đến viếng bạn ông cũng ghi dòng chữ là “Tạm biệt Từ Linh” chứ không như người ta viết đề là “vĩnh biệt”.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc Phạm Duy và thơ Nguyễn Tất Nhiên: Cuộc hạnh ngộ định mệnh!
Nhạc Phạm Duy và thơ Nguyễn Tất Nhiên: Cuộc hạnh ngộ định mệnh!
[ad_1] Cuộc hạnh ngộ định mệnh tạo nên những tác phổ quý giá Phạm Duy là "cây đại thụ" của văn nghệ Sài Gòn trước 1975 và là "ngôi sao...

Phạm Đình Chương: Từ giọng ca điêu luyện của Ban hợp ca Thăng Long đến người nhạc sĩ tài hoa của tân nhạc Việt Nam
Phạm Đình Chương: Từ giọng ca điêu luyện của Ban hợp ca Thăng Long đến người nhạc sĩ tài hoa của tân nhạc Việt Nam
[ad_1] Các tài liệu âm nhạc có ghi nhận không ít gia đình âm nhạc nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam. Riêng với tân...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HENRI DUPARC (1848-1933)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HENRI DUPARC (1848-1933)
[ad_1] Nhà soạn nhạc người Pháp cuối thời kỳ Lãng mạn Henri Duparc, tên đầy đủ là Henri Fouques Duparc, sinh ngày 21 tháng 1 năm 1848 tại Paris. Duparc...

TOP 3 THƯƠNG HIỆU GUITAR ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRÊN THẾ GIỚI
TOP 3 THƯƠNG HIỆU GUITAR ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRÊN THẾ GIỚI
[ad_1] Guitar là một loại nhạc cụ thông dụng và nhiều người chơi hơn cả. Do vậy, trên thế giới thị trường đàn Guitar luôn hoạt động một cách sôi...

Nhạc sĩ Lam Phương: Ngôi sao sáng giữa bầu trời âm nhạc đại chúng trước 1975
Nhạc sĩ Lam Phương: Ngôi sao sáng giữa bầu trời âm nhạc đại chúng trước 1975
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ LAM PHƯƠNG Tên thật: Lâm Đình Phùng Nghệ danh: Lam Phương, Thương Anh Ngày sinh:20/03/1937 – 22/12/2020 Quê quán: Làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu...

Ly rượu mừng” của Phạm Đình Chương: “Xuân khúc kinh điển của nền tân nhạc Việt Nam
Ly rượu mừng” của Phạm Đình Chương: “Xuân khúc kinh điển của nền tân nhạc Việt Nam
[ad_1] CA KHÚC "LY RƯỢU MỪNG" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1952 Thu âm: Ban hợp ca Thăng Long Ca khúc "Ly...

Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P2]: Uyên ương rẽ lối, tình như mây khói
Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P2]: Uyên ương rẽ lối, tình như mây khói
[ad_1] Sau một thời gian sống trong nguồn ân, bể ái, mộng hồng ủ ấp, Minh Trang và Dương Thiệu Tước chính thức tuyên hôn thành vợ chồng. Bạn bè,...

Chuyện ít biết về người phụ nữ đã “cứu” nhạc sĩ Phạm Đình Chương khỏi nỗi tuyệt vọng
Chuyện ít biết về người phụ nữ đã “cứu” nhạc sĩ Phạm Đình Chương khỏi nỗi tuyệt vọng
[ad_1] Hơn một thập kỷ đắm chìm trong men rượu để quên sầu Phạm Đình Chương là nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc Việt từ sau 1950. Bên cạnh...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARAM KHACHATURIAN (1903-1978)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARAM KHACHATURIAN (1903-1978)
[ad_1] Aram Illyich Khachaturian sinh ngày 24 tháng 5 (theo lịch mới là 6 tháng 6 năm 1903 tại Tiflis (ngày nay là Tbilisi, thủ đô Gruzia), mất ngày 1...

Xót xa mối tình duyên đẹp nhưng ngắn ngủi của “nữ hoàng kiếm hiệp” Mỹ Châu
Xót xa mối tình duyên đẹp nhưng ngắn ngủi của “nữ hoàng kiếm hiệp” Mỹ Châu
[ad_1] "Nữ hoàng kiếm hiệp" Mỹ Châu có một mối tình duyên đẹp với nghệ sĩ Đức Minh, chỉ tiếc là họ phải rời xa nhau quá sớm. Nguồn: Internet...

NHỮNG NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO KỶ NGUYÊN CHẾ TÁC GUITAR CỔ ĐIỂN HIỆN ĐẠI
NHỮNG NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO KỶ NGUYÊN CHẾ TÁC GUITAR CỔ ĐIỂN HIỆN ĐẠI
[ad_1] Từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Tây Ban Nha đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho các hoạt động liên quan đến Guitar. Nơi...

NSND Bảy Nam: Một đời quá đỗi vinh quang nhưng cũng lắm thăng trầm của “tổ nghề” cải lương
NSND Bảy Nam: Một đời quá đỗi vinh quang nhưng cũng lắm thăng trầm của “tổ nghề” cải lương
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NGHỆ SĨ BẢY NAM Tên thật: Lê Thị Nam. Nghệ danh: Bảy Nam. Ngày sinh: 10/07/1913 - Ngày mất: 18/08/2004. Quê quán: Tiền Giang....

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

“Sông quê” – nhạc phẩm đầu tiên đưa Phi Nhung đến với khán giả yêu nhạc
“Sông quê” – nhạc phẩm đầu tiên đưa Phi Nhung đến với khán giả yêu nhạc
[ad_1] Sau 5 năm lăn lội với nghề (làm ca sĩ hát lót, đi bán dĩa nhạc dạo để quảng bá tên tuổi), Phi Nhung lần đầu tiên được giới...

Những bóng hồng trong cuộc đời nhạc sĩ Lam Phương
Những bóng hồng trong cuộc đời nhạc sĩ Lam Phương
[ad_1] Thông tin nhạc sĩ Lam Phương qua đời tại Mỹ hôm 22.12 (giờ địa phương) khiến nghệ sĩ và khán giả tiếc thương. Trong hơn nửa thế kỷ viết...