Ca khúc “Sao không thấy anh về”: Một chờ, hai đợi, ba nhớ người thương


CA KHÚC “THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG”

  • Tên ca khúc: Thương về miền Trung
  • Nhạc sĩ: Duy Khánh
  • Thể loại: Nhạc vàng
  • Năm ra đời: 1962
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Băng Châu

Ca khúc “Sao không thấy anh về” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Ca – nhạc sĩ Duy Khánh bén duyên với nghệ thuật từ đầu thập niên 1950 nhưng thật sự nổi danh từ thập niên 1960 với những ca khúc mang âm hưởng dân ca và “dân ca mới” của Phạm Duy, nhạc quê hương. Duy Khánh được mệnh danh là 1 trong 4 giọng ca nam bậc nhất của nhạc vàng thời kỳ đầu (tứ trụ nhạc vàng).

Duy Khánh còn được ca ngợi nhiều ở mảng sáng tác với hơn 30 ca khúc đặc sắc. Các nhạc phẩm của ông thường viết về tình yêu quê hương miền Trung, mang hơi thở dân ca xứ Huế. Một trong số những ca khúc nổi tiếng của ông là “Sao không thấy anh về”. 

Ca khúc “Sao không thấy anh về” được sáng tác tác ngay sau thành công của ca khúc “Thương về miền Trung”. Vì thế, “Sao không thấy anh về” được xem là ca khúc “Thương về miền Trung 2”. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-sao-khong-thay-anh-ve-cua-duy-khanh
“Sao không thấy anh về” là phần tiếp theo của ca khúc “Thương về miền Trung 1”

Trong tờ nhạc do Tinh Hoa Miền Nam xuất bản, ca khúc “Sao không thấy anh về” được phổ biến vào ngày 11/10/1962. Ca khúc kể về câu chuyện tình của hai người yêu nhau trong thời ly loạn. Dẫu xa nhau nhưng vẫn luôn đợi chờ, nguyện cầu một ngày nào đó được thắm lại tình xưa. Câu chuyện tình đẹp và lãng mạn như chuyện của ngàn hoa sim tím mông mênh bên rừng phủ trắng sương mờ.

Trước năm 1975, ca khúc “Sao không thấy anh về” được thể hiện bởi nhiều ca sĩ khác nhau. Tuy nhiên, nổi bật hơn cả có lẽ là bản thu của Thanh Thúy, Thanh Tuyền và Băng Châu.

Ngoài hai ca khúc “Thương về miền Trung”, ca – nhạc sĩ Duy Khánh còn có gần 10 ca khúc khác viết về nỗi niềm thương nhớ quê hương miền Trung như: Ai ra xứ Huế, Bao giờ em quê, Sầu cố đô… Tất cả những ca khúc này đều trở nên nổi tiếng và được công chúng yêu thích đến tận bây giờ.

“Sao không thấy anh về” – “đừng cho năm tháng xóa mờ thương nhớ”

“Anh nói rằng: ‘Anh sẽ về thăm quê miền Trung,

Dù năm tháng dài đường xa lạnh lùng’

Dòng sông Hương còn trôi, vừng trăng xưa còn soi,

Sao không thấy anh về thăm anh ơi”

Những câu mở đầu ca khúc này giống như lời tiếp nối với ca khúc “Thương về miền Trung 1”. Khi đó, người con trai đã nói câu hẹn thề sẽ về lại thăm quê miền Trung. Và người con gái miền sông Hương núi Ngự khắc ghi lời nhắn nhủ trong lòng, luôn tin tưởng, đợi chờ chàng trai. Dẫu cách trở đường xa, dẫu năm tháng trôi qua, em vẫn ở đây, đợi anh về.

Trong ca khúc “Thương về miền Trung 1”, chàng trai đã nói rằng, hãy chờ anh về và “đừng cho năm tháng xóa mờ thương nhớ. Vậy nên, người con gái một lòng nuôi nỗi nhớ mong. Cũng trong ca khúc đầu tiên, có lời hẹn ước:

“Nếu còn vầng trăng soi dòng Hương,

núi Ngự còn thông reo chiều buông tôi vẫn còn thương..”

Thì người ơi, sông Hương giờ vẫn là “dòng sông Hương còn trôi, vừng trăng xưa còn soi”. Dòng Hương Giang vẫn lững lờ trôi qua cố đô tịch liêu, vừng trăng xưa vẫn soi bóng con đò bến cũ dạt dào tiếng hát xanh bóng thùy dương. Cảnh cũ, người xưa vẫn còn ở đây, đợi chờ hình bóng nam nhân quay về quê nghèo.

Thế nhưng, đợi mãi “sao không thấy anh về thăm anh ơi”. Đó là câu hát chất chứa nỗi niềm của người con gái ở quê nhà, ngày nhớ đêm mong một bóng hình quen thuộc, thế nhưng chẳng thấy. Cô vẫn ngồi đây đợi anh về để cùng ngắm dòng sông quê hương lững lờ trôi, thưởng thức vầng trăng soi mờ sương bến cũ vẳng câu Nam ai bên sóng vỗ mạn thuyền. 

“Câu hát lời ca ước nguyện xưa, nay còn đâu

Giờ anh núi rừng ngàn xa dãi dầu

Dù anh đi đường mây, tình quê hương còn say

Anh nhớ về cho ấm lại ánh trăng thề”

Ở nơi xứ kinh kỳ, người con gái luôn nhớ về một thời bên nhau thanh bình. Ý tình chung ước nguyện trong lời ca tiếng hát ngày xưa tràn đầy thân ái. Nhưng giờ biết tìm ở đâu nữa, bởi bao năm qua anh vẫn đang dãi dầu ở nơi xa xôi, chẳng biết ngày về.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-sao-khong-thay-anh-ve-cua-duy-khanh-8
Ca khúc “Sao không thấy anh về” được chia làm 2 phần; phần đầu là lời tâm sự của cô gái ở quê nghèo, phần sau là lời hồi đáp từ chàng trai đang hành quân nơi xa

Nơi quê nhà, người con gái vẫn muốn nhắn nhủ: “Dù anh đi đường mây, tình quê hương còn say, anh nhớ về cho ấm lại ánh trăng thề”. Cảnh cũ người xưa vẫn ở đây, đợi chờ anh về ôn lại kỷ niệm xưa.

Ca khúc “Sao không thấy anh về” được nhạc sĩ Duy Khánh chia làm 2 phần. Phần đầu là lời tâm sự của người con gái ở nơi quê nhà. Phần sau là lời người con trai nhắn gửi từ nơi phương xa.

“Em ơi, chiều nay rừng sương phủ

Quân hành đường còn xa ngàn hoa sim tím mông mênh

Hoa sim thầm nhắc anh duyên tình,

Thương thương về bóng hình người em bên mái nhà tranh”

Dẫu đang miệt mài hành quân nơi rừng xa có sương phủ mây che, nhưng chiều nay khi ngồi nghỉ trên đồi sim tím lại chợt nhớ thương mông mênh về duyên tình với người em gái nơi quê nhà: “Thương thương về bóng hình em bên mái nhà tranh”. Đây như lời khẳng định, anh vẫn luôn nhớ thương về mối tình nơi quê nghèo miền Trung dấu yêu. Anh vẫn mong ngóng ngày nào đó được trở về, hai người cùng dìu nhau dưới ánh trăng thề giống năm nào.

“Xin gắng chờ anh đến ngày mai chung lời ca

Rồi đây thắm lại tình xưa đậm đà

Người hôm nay còn đi, người mai kia còn đi

Nhưng sẽ về vui ấm lại ánh trăng thề”

Sau cảm xúc thương nhớ người em gái ở quê nghèo, chàng trai đưa ra lời hứa hẹn, mong người yêu cố gắng tiếp tục chở anh. Dù đời trai sương gió trên vạn nẻo đường xa nay đâu mai đó nhưng chắc chắn sẽ có một ngày anh trở về thăm quê nghèo, về chung bước với người em gái.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...