“Đêm thu” – ca khúc đầu tay đưa tên tuổi chàng nhạc sĩ yểu mệnh bay xa


VỀ CA KHÚC “ĐÊM THU”

  • Tên ca khúc: Đêm thu
  • Nhạc sĩ sáng tác: Đặng Thế Phong
  • Thể loại: Nhạc tiền chiến
  • Năm ra đời: 1940
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh, Thu Hà, Lê Dung…

Ca khúc “Đêm thu” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Mùa thu là hình ảnh quen thuộc trong nghệ thuật Việt Nam. Có lẽ mở đầu là những vần thơ tuyệt tác của Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Lưu Trọng Lư…, để rồi bàng bạc trong những sáng tác của Văn Cao, Đoàn Chuẩn – Từ Linh, Cung Tiến, Phạm Duy, Ngô Thụy Miên…

Nhưng nếu phải nhắc đến một tên tuổi mà sự nghiệp ngắn liền với mùa thu thì đó người nhạc sĩ tài hoa yểu mệnh Đặng Thế Phong. Ông chính là người tiên phong và tiêu biểu của nền tân nhạc Việt Nam thời “tiền chiến”. 

Là một trong những nhạc sĩ đầu tiên của nền “nhạc cải cách” Việt Nam, trong 24 năm cuộc đời, Đặng Thế Phong chỉ để lại vài tác phẩm. Trong đó có 3 nhạc khúc về mua thu: Đêm thu (1940), Con thuyền không bến (1941) và “Giọt mưa thu”. 

Nhạc khúc về mùa thu đã đưa tên tuổi của Đặng Thế Phong lên bản đồ nhạc Việt đó là “Đêm thu”. Ca khúc được viết cho lửa trại của học sinh Hà Nội vào năm 1940.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-dem-thu-cua-nhac-si-dang-the-phong-7
Nhạc sĩ Đặng Thế Phong

Cụ thể, ngày 26/10, báo Học Sinh bắt đầu quảng cáo bài hát mới của Đặng Thế Phong. Đến ngày 28/12/1939, ca khúc “Đêm thu” mới chính thức được đăng trên trang Học Sinh trong số báo đặc biệt dành cho “các em gái”. Lời ca của bài này cũng vẽ ra cảnh đẹp của thiên nhiên giống như “Sáng trong rừng” (một sáng tác khác của Đặng Thế Phong). 

Khác với các bài hát hướng đạo sinh ngắn, “Đêm thu” là một ca khúc trọn vẹn mà cũng chuyển điệu từ sol/G thứ sang sol/G trưởng. Các ca sĩ biểu diễn bài này từ xưa đến nay hay hát đoạn điệu thứ theo nhịp chậm rồi hát đoạn trưởng nhanh hơn. Nhưng thực ra khi ghi “Đêm thu” lên báo Học Sinh, nhạc sĩ đã đặt nhịp “tempo di valse moderato”, có nghĩa là toàn bài ca nên biểu diễn theo nhịp valse vừa. Khi đăng lên báo Học Sinh, tên hai tác giả – “âm nhạc của Đặng Thế Phong” và “lời ca của Hoàng Thái”.

“Đêm thu” là ca khúc thu duy nhất của Đặng Thế Phong mang một màu sắc trong trẻo, dịu dàng. Sau này, nữa danh ca Tâm Vấn đã phải thốt lên rằng bà yêu thích ca khúc này nhất trong ba nhạc phẩm của Đặng Thế Phong. Và bà đã hát một cách say sưa ca khúc này cách đây hơn 70 năm.

“Cái thời 1945, họ đã dựng múa bài ‘Đêm thu’, tôi xem được ở Nhà hát lớn Hà Nội 1945. Sau này tôi hát ở Đài phát thanh Hà Nội thì tôi mê bài đó. Tôi mê nhất bài ‘Đêm thu’, nó lả lướt, nó ướt át, nó mơ màng, lãng mạn. Chứ còn ‘Giọt mưa thu’ nó thê thảm quá, tôi không hát nhiều. Những bài kia thì hay thật, ‘Con thuyền không bến’, ‘Giọt mưa thu’ thì tuyệt vời thật. Thời đó, cả 3 bài của Đặng Thế Phong thì lẫy lừng ở Hà Nội, gần như ai cũng biết, từ người mù chữ cho đến người nghe nhạc đều mê”.

“Đêm thu” được viết từ cái thuở “chưa biết gì”

“Con thuyền không bến” và “Giọt mưa thu” là hai nhạc phẩm được Đặng Thế Phong viết gắn liền với người con gái tên Tuyết ở quê nhà Nam Định. Nhưng “Đêm thu” lại được ra đời vào cái thuở “chưa biết gì”. Khi ấy, mùa thu thật trong trẻo và mơ màng. Khu vườn đêm ánh trăng đã ru người nghe vào cõi thu tuyệt bích. 

“Vườn khuya trăng chiếu

Hoa đứng im như mắc chiếu

Lòng ta xao xuyến

Lắng nghe lời hoa

Cánh hoa vương buồn trong gió

Áng hương yêu nhẹ nhàng say

Gió lay

Cành sương nặng trĩu

Ru bóng đêm trong ánh sáng vàng

Màn đêm buông xuống

Mái im triền miên

Nhạc khúc đầu tay của “Đặng Thế Phong” được đánh giá là hoàn thiện về cả hình thưc và nội dung. Xưa nay không có nhiều người làm được điều đó. Vì thế, “Đêm thu” từ khi ra đời đã được công chúng đón nhận nồng hậu.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-dem-thu-cua-nhac-si-dang-the-phong-6
Ca khúc “Đêm thu”

Đặng Thế Phong năm đó tuy còn rất trẻ nhưng đã có sự kết hợp tài tình giữa âm nhạc truyền thống và âm nhạc Tây phương, âm hưởng của bài hát này mang phong thái trữ tình nhẹ nhàng của một điệu valse lãng mạn. 

Đặng Thế Phong đã vẽ ra một không gian đẹp như tranh đường thi, mềm mại, lả lướt, mơ màng. Như một người thiếu nữ lần đầu cảm nhận được mùa thu trong trẻo, diễm lệ, dịu dàng. Nhưng khúc hát trong trẻo đến ngỡ ngàng ấy vẫn phảng phất nỗi buồn, như một dự cảm về sự chia ly đầy nghiệt ngã:

“Trăng xuống dần

Cỏ cây thêm âm thầm

Đông buồn trong ánh sao

Như chiếu nhìn mắt ta bao lạnh lùng

Lay hồn ta rồi tan…”

Dẫu “Đêm thu” có thoáng buồn nhưng vẫn giữ được sắc thái tươi tắn, nhẹ nhàng. “Đêm thu” trong trẻo khác hẳn với “Con thuyền không bến” – một mùa thu nhuốm cái sầu thế nhân, nhuốm nỗi chia ly xót xa, nhuốm nỗi buồn cô quạnh giữa vùng sông nước mênh mang.

Lúc sinh thời, nhạc sĩ Phạm Duy cũng chú ý đến âm nhạc của Đặng Thế Phong. Thậm chí ông còn có những nhận xét khá chi tiết về “Đêm thu”. Phạm Duy từng viết, bài “Đêm thu” được soạn với nhạc thuật Tây phương, dùng nhịp valse chậm để diễn tả lòng người trước cảnh đêm thu vắng vẻ:

“Vườn khuya trăng rãi hoa đứng im như mắt buồn

Lòng ta xao xuyến lắng nghe lời hoa

Cánh hoa vương buồn trong gió

Ánh hương yêu nhẹ nhàng say, gió lay”

Với nét nhạc mineure, Đặng Thế Phong đã dẫn người nghe vào vườn trăng, tự tình với hoa với lá. Nhưng dường như chàng nhạc sĩ trẻ đã thấy trước được mệnh yểu của mình nên muốn mở lòng ra thật rộng để thâu tóm vào đó tất thảy cảnh vật xung quanh, từ tiếng côn trùng trong gió tới ánh sao trong vũ trụ. 

“Đêm thu” có hai phần, một phần theo âm hưởng mineure của Tây Phương, một phần nghiêng hẳn về nhạc ngũ cung Việt Nam (Ré Mi Sol La Si):

Đêm lắng buồn tiếng thu như thì thầm

Trong hàng cây trầm mơ

Làn gió lướt tới cuốn đưa hồn ta phiêu diêu

Theo mây trắng trôi lờ lững

Ngàn muôn tiếng réo rắt

Côn trùng như than van

Mơ hồ theo gió lan

Trăng xuống dần cỏ cây thêm âm thầm

Dâng buồn trong ánh sao

Như chiếu nhìn mắt ta bao lạnh lùng

Lay hồn ta rồi tan

Nhạc sĩ Đặng Thế Phong (1918 – 1942) là người tiên phong, là gương mặt tiêu biểu của giai đoạn âm nhạc tiền chiến. 

Ông là nghệ sĩ rất nghèo, cuộc sống vô cùng chật vật. Thế nhưng ông rất yêu nghệ thuật, say mê theo đuổi nó. Ngoài sáng tác, ông còn là một ca sĩ, tuy chưa hẳn được là tenor nhưng giọng hát khá cao, đã nhiều lần được ra sân khấu.

Trong 24 năm cuộc đời, nhạc sĩ tài hoa đã gắn cuộc đời mình với những sáng tác về mùa thu. Ông có 3 nhạc phẩm nổi tiếng về mùa thu là: Đêm thu, Con thuyền không bến và Giọt mưa thu.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...