Tình khúc “Thu sầu” của Lam Phương: Lời ái ân mang theo niềm nhớ


CA KHÚC “THU SẦU”

  • Tên các khúc: Thu sầu

  • Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương

  • Năm phát thành: 1969

  • Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Ý Lan, Mạnh Đình,…

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Thu sầu”

Ca khúc “Thu sầu” được nhạc sĩ Lam Phương sáng tác vào năm 1969. Theo nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn chia sẻ, nhạc sĩ Lam Phương sáng tác ca khúc này trong tâm trạng đau buồn khi phải chia tay mối tình đầu của mình là ca sĩ Bạch yến khi cô lại rời Việt nam sau khi mới trở lại quê hương chưa đầy một năm.

Trong suốt thập niên 1960, mối tình đơn phương mà chàng nhạc sĩ hào hoa dành cho danh ca Bạch Yến đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận để ông viết nên những tình khúc bất hủ trong sự nghiệp âm nhạc lừng lẫy của mình, tiêu biểu nhất trong số đó là Tình bơ vơ, Chờ người, Tiễn người đi và Thu Sầu.

Danh ca Bạch Yến từng tâm sự rằng, mối quan hệ của cô với nhạc sĩ Lam Phương chưa bao giờ được xem là một chuyện tình đúng nghĩa. Bởi khi Lam Phương có tình cảm với cô thì cô còn quá nhỏ, nên cảm xúc dành cho chàng nhạc sĩ chỉ là sự cảm mến đặc biệt mà thôi. Nhưng rồi, cảm xúc ấy cũng dừng lại khi nhạc sĩ Lam Phương lập gia đình.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-thu-sau-cua-nhac-si-lam-phuong (1)
Bìa ca khúc “Thu sầu” của nhạc sĩ Lam Phương

Tuy nhiên, với một nhạc sĩ đa tình và đa cảm như Lam Phương, khi “trời chiều man mác” cũng đủ làm ông “buồn nát con tim”, thì chỉ với sự cảm mến đơn thuần của nàng ca sĩ cũng đủ để ông viết thành những bài ca yêu đương thắm thiết, ngọt ngào với những kỷ niệm “khó quên” mà phần nhiều trong đó là do sự tưởng tượng của ông vẽ thành.

Mặc dù “Thu sầu” không phải là tình khúc xuất sắc nhất của Lam Phương, nhưng đây lại được xem là ca khúc mang giá trị nghệ thuật ca nhất của ông bởi phần giai điệu êm ái, lãng mạn cùng với phần lời ca ý nghĩa, gợi cho người nghe nỗi buồn miên man như đang trong chính cuộc tình trái ngang của đời mình.

Đôi lời bình phẩm ca khúc “Thu sầu”

Mùa thu thưa nắng gió mang niềm nhớ

Trời chiều man mác buồn nát con tim

Lệ tình đẫm ướt tà áo trinh nguyên

Kỷ niệm êm đềm còn in trên giấy

Mùa thu là mùa đẹp nhất, lãng mạn nhất nhưng đó chỉ là trong quá khứ. Còn với anh bây giờ mùa thu chỉ còn là nỗi nhớ, mùa của sự xơ xác, hiu quạnh, mùa của sự nhớ em. Anh vẫn nhớ rất rõ giọt lệ khóc thầm của em đã từng rơi trên tà áo dài trắng, nhớ cả những trang thư chúng mình viết tặng nhau. Những tờ giấy còn đó, những kỷ niệm còn đó, nhưng người bây giờ đang ở đâu.

Người ôm thương nhớ ra đi từ đấy

Trời đày hai đứa vì thiếu tơ duyên

Rừng còn thay lá tình vẫn chưa yên

Thương chi cho lắm giờ cũng vô duyên.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-thu-sau-cua-nhac-si-lam-phuong-1


hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-thu-sau-cua-nhac-si-lam-phuong-2

Chúng mình xa nhau không phải vì hết yêu, mà chỉ là chúng mình có duyên nhưng không phận. Gặp gỡ, yêu nhau nhưng lại chẳng thể cạnh nhau  đời đời. Rừng đã thay lá mới, em với anh giờ cũng mỗi đứa một phương. Nghĩ đến lòng anh lại buồn da diết, thương nhau chi cho lắm để rồi giờ lại xa nhau thế này hỡi em.

Người từ ngàn dặm về mang nỗi sầu

Nhịp cầu ô thước hẹn đến mai sau

Ngày dài nhung nhớ mình cũng như nhau

Trên cao bao vì sao sáng

Rừng vắng có bao là vàng

Là bấy nhiêu sầu.

Nhớ đến em, nhớ đến chuyện tình chúng mình anh lại nghĩ đến mối tình buồn của Ngưu Lang – Chức Nữ, yêu nhau nhưng lại chẳng thể gặp nhau. Sao trên trời có bao nhiêu cái, lá trong rừng rơi rụng bao nhiêu thì tình mình buồn chẳng kém. Anh buồn, nhưng anh biết từ ngàn dặm xa xôi em cũng buồn như anh, phải không em? Nhưng anh biết làm gì đây, chỉ đành hẹn em một ngày nào đó trên cầu ô thước, chúng mình sẽ lại tìm thấy nhau.

Người đi hoa lá chết theo mùa nhớ

Người về lặng lẽ tình vẫn bơ vơ

Thà rằng chôn kín mộng ước bên nhau

Quên đi cho hết một kiếp thương đau.

Ngày em đi hoa lá bỗng tàn phai, lòng ai cũng tan nát. Anh ước gì chúng mình chưa từng quen nhau, chưa từng yêu nhau, trao cho nhau những mộng ước tương lai. Để bây giờ anh đâu phải ở đây, ôm lấy trai tim tan vỡ, đau thương này… Thôi hãy quên hết đi, quên hết chuyện tình chúng mình thôi em nhỉ? Yêu làm chi khi kết chục chia ly đau đớn đến thế này!

Có thể nói, nhạc khúc “Thu sầu” của Lam Phương dù không có sự thảm thiết của một chuyện tình buồn, nhưng lại mang đến cho người nghe một cảm xúc lâng lâng, đắm chìm trong nỗi buồn man mác của một người đang muốn quên đi người yêu cũ. 



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Phạm Duy với xứ Huế: “Cái đầu tôi để ở Hà Nội, cái dạ dày để ở Sài Gòn, còn trái tim tôi để ở Huế”
Nhạc sĩ Phạm Duy với xứ Huế: “Cái đầu tôi để ở Hà Nội, cái dạ dày để ở Sài Gòn, còn trái tim tôi để ở Huế”
[ad_1] Nhạc sĩ Phạm Duy sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Ông có hơn 1/3 cuộc đời sống ở Sài Gòn, hơn 1/3 sống ở ngoại quốc. Ông...

Chuyện ít biết về mối thâm tình giữa Phi Nhung và Trizzie Phương Trinh
Chuyện ít biết về mối thâm tình giữa Phi Nhung và Trizzie Phương Trinh
[ad_1] Với khán giả Việt, Phi Nhung là biểu tượng âm nhạc khó thay thế. Lúc sinh thời, cô là một trong những giọng ca tiêu biểu cho dòng nhạc...

Top 3 bản hùng ca hay nhất của nhạc sĩ Thẩm Oánh
Top 3 bản hùng ca hay nhất của nhạc sĩ Thẩm Oánh
[ad_1] Nhạc sĩ Thẩm Oánh là một trong những “cây đại thụ” của nền âm nhạc Việt với hơn 1000 nhạc phẩm được chắp bút. Trong đó, nổi tiếng nhất...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chờ người”: Mối tình mộng tưởng của chàng nhạc sĩ hào hoa
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chờ người”: Mối tình mộng tưởng của chàng nhạc sĩ hào hoa
[ad_1] CA KHÚC “CHỜ NGƯỜI” Tên ca khúc: Chờ người Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành:1970 Hoàn cảnh ra đời ca khúc...

Danh ca Họa Mi: “Tôi mang ơn nhạc sĩ Lam Phương”
Danh ca Họa Mi: “Tôi mang ơn nhạc sĩ Lam Phương”
[ad_1] Danh ca Họa Mi chia sẻ, lần đầu tiên bà được gặp nhạc sĩ Lam Phương là vào cuối thập niên 1980, khi ấy bà mới sang Pháp sau...

Chuyện ít biết về sân khấu đầu tiên “phá rào” biểu diễn nhạc tiền chiến
Chuyện ít biết về sân khấu đầu tiên “phá rào” biểu diễn nhạc tiền chiến
[ad_1] Ngày 9/6/2023, một hình thức âm nhạc mới chính thức được khai sinh trên báo chí truyền thông với tên gọi "nhạc cải cách". Nguồn: Internet Hoàn cảnh ra...

Nhạc sĩ Nhật Trung: Nghệ thuật phải đi đôi với giải trí
Nhạc sĩ Nhật Trung: Nghệ thuật phải đi đôi với giải trí
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ NHẬT TRUNG Tên thật: Nhật Trung Ngày sinh: 1969 Quê quán: Hà Nội Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, ca sĩ, hòa âm Thể loại...

Nhạc sĩ Đặng Thế Phong và 3 nhạc phẩm mùa thu dự báo vận số đoản mệnh
Nhạc sĩ Đặng Thế Phong và 3 nhạc phẩm mùa thu dự báo vận số đoản mệnh
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ ĐẶNG THẾ PHONG Tên thật: Đặng Thế Phong Năm sinh - năm mất:  1918 - 1942 Quê quán: Nam Định Nghề nghiệp: Họa...

Ca khúc “Buồn chi em ơi”: Tiếng lòng của muôn người thời ly loạn
Ca khúc “Buồn chi em ơi”: Tiếng lòng của muôn người thời ly loạn
[ad_1] “Buồn chi em ơi” là ca khúc được nhạc sĩ Lam Phương sáng tác vào cuối thập niên 1950. Đây là một trong những bản nhạc vàng đầu tiên...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JOSEPH HAYDN (1732-1809)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JOSEPH HAYDN (1732-1809)
[ad_1] “Haydn là một mắt xích vô cùng vững chắc và quan trọng trong lịch sử phát triển của âm nhạc. Không có Haydn thì cũng không có Mozart và...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA FRANZ SCHUBERT (1797 – 1828)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA FRANZ SCHUBERT (1797 – 1828)
[ad_1] Franz Schubert sinh ngày 31 tháng 1 năm 1797 tại Himmelpfortgrund, một làng nhỏ ở ngoại ô Vienna trong một gia đình có nguồn gốc Bohemia. Cha của Schubert...

Nhạc sĩ Doãn Mẫn: Cánh chim đầu đàn của tân nhạc Việt Nam
Nhạc sĩ Doãn Mẫn: Cánh chim đầu đàn của tân nhạc Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DOÃN MẪN Nghệ danh: Doãn Mẫn hoặc Dzoãn Mẫn Ngày sinh: 1919 – 2007 Quê quán: làng Hoàng Mai, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Xót xa mối tình duyên đẹp nhưng ngắn ngủi của “nữ hoàng kiếm hiệp” Mỹ Châu
Xót xa mối tình duyên đẹp nhưng ngắn ngủi của “nữ hoàng kiếm hiệp” Mỹ Châu
[ad_1] "Nữ hoàng kiếm hiệp" Mỹ Châu có một mối tình duyên đẹp với nghệ sĩ Đức Minh, chỉ tiếc là họ phải rời xa nhau quá sớm. Nguồn: Internet...

Ở trường cô dạy em thế – Bài hát ra đời từ… Thang máy
Ở trường cô dạy em thế – Bài hát ra đời từ… Thang máy
[ad_1] Tác giả: Phan Việt Hùng   Từ trái qua phải: nhà thơ Mikhail Plyatskovsky, nhạc sĩ Vladimir Shainsky, ca sĩ Eduard Khil. "Чему учат в школе"(Chemu uchat v shkole"...

Nhạc phẩm “Nhớ nhau hoài” và chuyện tình đơn phương của bạn thân nhạc sĩ Anh Việt Thu
Nhạc phẩm “Nhớ nhau hoài” và chuyện tình đơn phương của bạn thân nhạc sĩ Anh Việt Thu
[ad_1] CA KHÚC "NHỚ NHAU HOÀI" Thơ: Thiên Hà Phổ nhạc: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc quê hương Năm ra đời: 1974 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Băng...