Cái chết bí ẩn của nhạc sĩ Minh Kỳ được dự báo trước từ ca khúc “Những nấm mộ hoang”


Nhạc sĩ Minh Kỳ (1930 – 1975) với gia tài đồ sộ hàng trăm ca khúc, được xem là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng. Nhạc sĩ Minh Kỳ có tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ, là con trai duy nhất của một gia đình khá giả thuộc hoàng tộc triều Nguyễn, cháu đời thứ 5 của vua Minh Mạng, có vai vế ngang với vua Bảo Đại.

Nhạc sĩ Minh Kỳ lớn lên ở Quy Nhơn và Nha Trang. Năm 1952, ông lập gia đình ở Nha Trang, đến năm 1957 cùng  gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Tại đây ông làm công chức và hoạt động văn nghệ. Trong khoảng thời gian này, nhạc sĩ Minh Kỳ đã cho ra rất nhiều nhạc phẩm phù hợp với thị hiếu đại chúng và được đón nhận nhiệt tình như: Ánh xuân về, Bình minh đồng quê, Chị Hằng, Cô lái sông Hương, Đón trăng, Nha Trang chiều mưa, Trai làng tôi, Tiễn bạn, Tuổi hoa niên, Xuân đã về, Anh tiền tuyến em hậu phương, Chỉ có một người,… Tài năng và âm nhạc của nhạc sĩ Minh Kỳ đã để lại dấu ấn không phai nhòa trong nghệ thuật và trong lòng công chúng yêu nhạc.

Song song với khoảng thời gian hoạt động nghệ thuật, tại Sài Gòn nhạc sĩ Minh Kỳ gia nhập lực lượng cảnh sát, trở thành Trưởng ban Văn nghệ Nha Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia. Cấp bậc cuối cùng của nhạc sĩ Minh Kỳ trong chính quyền khi ấy là đại úy cảnh sát, nên sau năm 1975 ông bị bắt đi cải tạo ở trại An Dưỡng, Biên Hòa. Khuya ngày 31/08/1975, một vụ nổ không rõ lý do trong trại cướp đã cướp đi sinh mạng của 3 người, trong đó có nhạc sĩ Minh Kỳ.



su-ra-di-bi-an-cua-nhac-si-minh-ky-duoc-du-bao-truoc-1
Nhạc sĩ Minh Kỳ thời trẻ

Theo nhiều người đồn đoán, cái chết nhạc sĩ Minh Kỳ được dự báo trước qua ca khúc “Những nấm mộ hoang” do nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác năm 1973. Khi ấy, nhạc sĩ Minh Kỳ và nhạc sĩ Anh Bằng cùng hoạt động trong nhóm sáng tác Lê Minh Bằng cùng nhạc sĩ Lê Dinh. Cụ thể, vào giữa thập niên 1960, cả 3 nhạc sĩ là thành lập nhóm sáng tác chung và cho ra đời rất nhiều nhạc phẩm nổi tiếng như “Đêm nguyện cầu”, “Chuyện tình Lan và Điệp”, “Mưa trên phố Huế”, “Chỉ hai đứa mình”, “Cho người tình nhỏ”, “Tình đời”,…

Lời bài hát “Những nấm mộ hoang”, từng lời từng chữ viết ra như vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Minh Kỳ sau này:

“Chiều nay trên phố vui

Khắp nơi dậy hương đời

Hòa bình đã đến rồi

Một mình tôi đến đây

Nghĩa địa chiều thênh thang

Ai nằm đó sao không thức dậy

Ai nằm đây sao không bàng hoàng

Ai liều thân dâng cho hòa bình

Giờ một mình lẻ loi

Ai nằm đó không nghe tiếng gọi

Thanh bình ca vang vang rợp trời

Ai đành quên không vui họp mặt

Tìm giấc ngủ bình yên

Lặng buồn tôi thắp hương

Khấn xin tạ ơn người

Linh hồn siêu thoát rồi

Hòa bình hay chiến tranh

Cũng chỉ là rêu xanh

Bám trên nấm mộ hoang”.

Về cái chết của nhạc sĩ Minh Kỳ, người bạn tù của ông khi ấy là Phạm Tín An Ninh có kể lại như sau:

“Một đêm, vào ngày 31/08/1975, vào khoảng 21 giờ rưỡi, cả trại tù đang chìm trong bóng đêm. Những người tù đang nằm thao thức, bởi tâm tư còn nặng trĩu lo âu, không biết những điều bất trắc gì sẽ đến với số phận mình. Bỗng một tiếng nổ long trời kèm theo những tiếng la thất thanh và rồi tiếng còi báo động vang lên. Trên loa phát thanh phát ra giọng nói lệnh cho tất cả cải tạo viên nằm yên tại vị trí.

Khi ấy tổ của nhạc sĩ Minh Kỳ đang họp để phân công nấu bếp vào ngày hôm sau, vụ nổ bất ngờ đã làm cho 3 người thiệt mạng và khoảng 8 người bị thương. Nhạc sĩ Minh Kỳ bị thương rất nặng, được anh em tù khiêng đến bệnh xá. Ông bị thương ở ngực, bụng và cổ rất nặng. Biết mình không qua khỏi nên ông trăn trối với những người bạn tù: “Tụi mày về nói với vợ tao ráng nuôi con, chắc tao không qua khỏi”.

Sau đó máu ở ngực và cổ ông chảy ra lênh láng.

Nhạc sĩ Minh Kỳ vừa la vừa rên: “Sao chân lạnh quá! Lạnh quá! Sao bụng tao lạnh quá! Sao ngực tao lạnh quá!”.

Ông ra đi từ từ, chết từ chân đến bụng rồi đến ngực cho đến lúc tắt thở. Một cái chết mà chính bản thân ông cảm nhận được, biết được nó đến với mình từng phút, từng giây.

Sau đó, nhạc sĩ Minh Kỳ được chôn cất sơ sài trong mảnh rừng hoang rìa trại tù với một tấm bia viết bằng sơn đỏ dòng chữ “Vĩnh My”, được lấy từ tên thật của ông – Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ”.

Nhạc sĩ Minh Kỳ mất để lại vợ và 9 người con. Sự ra đi của ông đã để lại sự thương tiếc cho rất nhiều người, đặc biệt là trong lòng công chúng yêu nhạc. Mọi người không ngừng cảm thán trước sự tài hoa nhưng văn số của ông. Dù đường đời và sự nghiệp khá ngắn ngủi, nhưng những ca khúc thiết tha mang nét nhạc trong sáng, bình dị của nhạc sĩ Minh Kỳ sẽ sống mãi với thời gian.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
“Bến xuân” của Văn Cao: Dìu nhau qua giấc mộng u hoài
“Bến xuân” của Văn Cao: Dìu nhau qua giấc mộng u hoài
[ad_1] CA KHÚC "BẾN XUÂN” Tên các khúc: Bến xuân Nhạc sĩ: Văn Cao Năm phát thành: 1942 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thái Thanh, Khánh Ly, Hà Thanh,…...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ALEXANDER BORODIN (1833 – 1887)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ALEXANDER BORODIN (1833 – 1887)
[ad_1] Alexander Borodin bộc lộ thiên hướng âm nhạc từ nhỏ tuy nhiên khi lớn lên, ông lại trở thành tiến sĩ hoá học. Theo đuổi cả hai niềm đam...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CHOPIN FRÉDÉRIC (1810-1849)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CHOPIN FRÉDÉRIC (1810-1849)
[ad_1] Nhạc sĩ người Đức Mendelssohn từng thốt lên: “Chopin là cả một lò lửa. Ông nung chảy tất cả những gì mà cuộc sống ban cho. Và ông rút ra từ...

Chuyện tình nhạc sĩ Văn Cao: Trọn đời trọn kiếp chỉ một người!
Chuyện tình nhạc sĩ Văn Cao: Trọn đời trọn kiếp chỉ một người!
[ad_1] Nơi khởi nguồn tình yêu của đôi trai tài gái sắc Vào năm 1993, trong buổi nói chuyện với nhà nghiên cứu Nguyễn Nhã, khi được hỏi về vợ...

Ca khúc “Giọt mưa trên lá”: Tuyệt phẩm ra đời trong một khắc xuất thần của thiên tài
Ca khúc “Giọt mưa trên lá”: Tuyệt phẩm ra đời trong một khắc xuất thần của thiên tài
[ad_1] "Giọt mưa trên lá" - Tuyệt phẩm được viết trong vỏn vẹn 15 - 20 phút Nhạc sĩ Phạm Duy là "cây đại thụ" của nền tân nhạc Việt...

ĐỖ NHUẬN (1922-1991)
ĐỖ NHUẬN (1922-1991)
[ad_1] Tác giả: Nguyễn Thị Minh Châu    Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi. (Hành quân xa - Đỗ Nhuận)   Câu hát đã trở thành...

“Bên cầu biên giới” – nhạc phẩm khiến Phạm Duy bị chỉ trích
“Bên cầu biên giới” – nhạc phẩm khiến Phạm Duy bị chỉ trích
[ad_1] VỀ CA KHÚC "BÊN CẦU BIÊN GIỚI" Tên ca khúc: Bên cầu biên giới Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1947...

Ngô Thụy Miên và cuộc gặp gỡ làm nên mối giao cảm thi – ca: “Định mệnh đã cho tôi đọc thơ Nguyên Sa…”
Ngô Thụy Miên và cuộc gặp gỡ làm nên mối giao cảm thi – ca: “Định mệnh đã cho tôi đọc thơ Nguyên Sa…”
[ad_1] Vài dòng phác họa chân dung Nguyên Sa và Ngô Thụy Miên Thi sĩ Nguyên Sa (tên thật là Trần Bích Lan, 1932 - 1998) nổi tiếng ở thập...

Đôi lời nhạc sĩ Lam Phương gửi tới nhạc sĩ Anh Bằng: Tâm tư yêu nhạc khiến Anh Bằng còn trẻ trung mãi!
Đôi lời nhạc sĩ Lam Phương gửi tới nhạc sĩ Anh Bằng: Tâm tư yêu nhạc khiến Anh Bằng còn trẻ trung mãi!
[ad_1] Trong một buổi gặp gỡ hàn huyên tình bạn văn nghệ, nhạc sĩ Lam Phương đã đôi lời gửi đến nhạc sĩ Anh Bằng, nhạc sĩ đàn anh ông...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Anh Tú
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Anh Tú
[ad_1] Ca sĩ Anh Tú là một nghệ sĩ tài năng nhưng vắn số, từng nổi tiếng với những ca khúc nhạc ngoại lời Việt. Nguồn: Internet Ca sĩ Anh...

“Giọt nước mắt ngà” của Ngô Thụy Miên: Nhạc phẩm dành cho chuyện tình dang dở
“Giọt nước mắt ngà” của Ngô Thụy Miên: Nhạc phẩm dành cho chuyện tình dang dở
[ad_1] CA KHÚC "GIỌT NƯỚC MẮT NGÀ" Sáng tác: Ngô Thụy Miên Thể loại: Tình ca Năm ra đời: 1975 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ngọc Lan Ca khúc...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Nhạc sĩ Cung Tiến: Từ cậu bé “thần đồng âm nhạc” đến “cha đẻ” của những tình khúc bất hủ
Nhạc sĩ Cung Tiến: Từ cậu bé “thần đồng âm nhạc” đến “cha đẻ” của những tình khúc bất hủ
[ad_1] Tên thật: Cung Thúc Tiến Nghệ danh: Cung Tiến Ngày sinh – ngày mất: 27/11/1938 – 10/5/2022 Quê quán: Hà Nội Gia đình: Vợ là bà Nguyễn Thụy Hữu...

Nhạc sĩ Phạm Duy – “phù thủy” phổ nhạc cho thơ
Nhạc sĩ Phạm Duy – “phù thủy” phổ nhạc cho thơ
[ad_1] Nhạc sĩ Phạm Duy chính là người đã đưa hồn thơ quyện vào tiếng nhạc, khiến nhạc và thơ vấn vít, giao hòa trong một vẻ đẹp quyến rũ,...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CHRISTOPH WILLIBALD GLUCK (1714-1787)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CHRISTOPH WILLIBALD GLUCK (1714-1787)
[ad_1] Christoph Willibald (von) Gluck sinh ngày 2 tháng 7 năm 1714 và hai ngày sau được làm lễ đặt tên tại Erasbach (hiện nay là một quận của Berching,...