Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên viết “Giáng ngọc” để tặng giai nhân nào?


CA KHÚC “GIÁNG NGỌC”

  • Tên ca khúc: Giáng ngọc
  • Thơ: Nguyên Sa
  • Phổ nhạc: Ngô Thụy Miên
  • Thể loại: Nhạc trữ tình
  • Năm sáng tác: 1969
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Lệ Thu, Khánh Hà, Bằng Kiều…

Ca khúc “Giáng ngọc” ra đời trong hoàn cảnh nào?

“Giáng Ngọc” là một trong những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã được trình diễn ở khắp các sân khấu trong và ngoài nước. Ca khúc này cũng được công chúng đón nhận nồng nhiệt. 

Trong làng nhạc trữ tình thờ kỳ 1954 – 1975, hiếm có ca khúc nào đẹp và lãng mạn từ giai điệu cho đến lời ca như “Giáng ngọc”. Ca khúc này được Ngô Thụy Miên viết về một giai nhân có thật. Nàng mang vẻ đẹp kiêu sa, đặc biệt là có đôi bàn tay rất đẹp “bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa”…

Ca khúc “Giáng ngọc” được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sáng tác năm 1969, xuất phát từ nguồn cảm hứng về cô nữ sinh trung học: “Ngày đó, cô là một nữ sinh của trường trung học nổi tiếng ở Sài Gòn là Trưng Vương, còn tôi là một anh sinh viên lang thang ở trường đại học. Cô là nguồn cảm hứng cho tôi viết bài Dấu tình sầu và dĩ nhiên là cả bài Giáng ngọc. Đã nhiều năm trôi qua, tất cả đã đi vào quên lãng, nhưng bàn tay, mái tóc và dáng người đã cho tôi niềm cảm hứng để viết bài hát với những câu “bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa, vẫn tóc mây bay má môi hồng thắm…”.



hoan-canh-sang-tac-ca-khuc-giang-ngoc-cua-nhac-si-ngo-thuy-mien-9
“Giáng ngọc” là ca khúc được Ngô Thụy Miên lấy cảm hứng từ chân dung cô nữ sinh trung học

Và thật tình cờ, chàng nhạc sĩ tài hoa đã tìm thấy cô gái tên Minh Ngọc đó ở thư viện của Trung tâm văn hóa. Dáng vóc ngọc ngà của cô đã khiến chàng nhạc sĩ hay mơ mộng si mê. Ông đã ca ngọc vẻ đẹp kiều diễm của giai nhân thành “giáng ngọc”.

Vì sao nhạc sĩ Ngô Thụy Miên không viết là “dáng ngọc” mà lại dùng là “giáng ngọc”? Theo một số tài liệu có được, các dùng từ “giáng” của nhạc sĩ gợi đến hình tượng một người đẹp tựa tiên giáng trần. Đó là nét đẹp ngọc ngà thanh khiết được ban xuống trần gian.

Về cô gái Minh Ngọc trong ca khúc “Giáng ngọc”, có tư liệu cho biết, năm đó cô đang học đệ nhất (lớp 12) trường Trưng Vương, chàng nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đang là sinh viên trường Khoa học. Vì bản tính hiền lành mà chàng nhạc sĩ chỉ biết ngẩn ngẩn ngơ ngơ nhìn theo bóng dáng nàng chứ không dám ngỏ lời.

“Bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa”

Ca khúc “Giáng ngọc” lần đầu tiên được giới thiệu trong băng nhạc “Tình khúc Ngô Thụy Miên” năm 1974 qua tiếng hát Lệ Thu. Sau này, rất nhiều ca sĩ đã cover lại và đều thể hiện khá thành công.

Ca khúc “Giáng ngọc” được mở đầu một cách nhẹ nhàng mô tả hình dáng người con gái đẹp, hiếm có:

“Bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa

Vẫn tóc mây bay má môi hồng thắm

Gót bước nhẹ vương ý thơ

Tình yêu nào vương mắt ngọc

Mơ nước vẫn chưa phai nhòa…”

Thật hiếm có ngôn từ nào hay hơn những câu hát này khi miêu tả dáng người, tà áo, bước chân thướt tha, mái tóc xõa dài, má môi hồng thắm… và nhất là bàn tay đẹp, làm trái tim chàng nhạc sĩ trẻ thổn thức, rung động, gợi lên những mơ ước thầm kín:

“Và một lần thôi xin mắt em cay

Xin hết đi hoang những chiều buồn say

Và xin rằng mưa vẫn bay

Tình yêu này dâng mắt ngọc

Son  phấn xin đừng ướt mi…”

Khi trái tim trở nên yếu mềm thì cũng là lúc bắt đầu những nghịch lý ở đời. Bóng dáng người có thể làm ta lâng lâng niềm vui sướng khi được nhìn thấy, khi nghĩ về, nhưng bình bóng đó có thể làm người ta đau khổ, dằn vặt.



hoan-canh-sang-tac-ca-khuc-giang-ngoc-cua-nhac-si-ngo-thuy-mien-0
Có một số tờ nhạc ghi tên ca khúc là “Dáng ngọc”

Muốn nhìn thấy môi nàng cười xinh đẹp, nhưng cũng xin một lần cho mắt nàng cay vì cảm giác biết xót xa, để ta có thể vội vàng đến trước dáng ngọc kiêu sa và lau đi giọt châu của tuổi buồn hoang hải… Để rồi ta có nguyện dâng hết tình yêu này lên mắt ngọc đang chực chờ ướt mi.

Đến khi choàng tỉnh giấc mê, ta mới biết, đó chỉ là giấc mơ xa vời. Dáng ngọc đã xa tầm với và ta vẫn muôn đời độc bước âm thầm lang thang từng chiều, ghép nỗi buồn tủi vào từng nốt nhạc.

“Chiều buồn mưa bay gió lay

Một mình cô đơn bước chân âm thầm

Và tình yêu dâng nhớ nhung trong lòng

Mộng mơ giăng kín nét môi Thiên Thần…

Nhạc chiều lang thang rũ say

Từng hạt mưa rơi khóc trên cung đàn

Rượu nồng ai say ngất ngây vì nhớ

Và tình yêu đó xin ngừng bước chân…”

Sau cùng, ngay cả trong cơn mộng mị thì hai người cũng chẳng thể nào sánh bước. Bởi vốn dĩ, “dáng ngọc” đã như dáng của người tiên, của thiên thần, mang vẻ đẹp thần khiết không tì vết. Còn ta chỉ như kẻ phàm trần, đành thôi từ bỏ giấc mộng, tìm quên bằng men say và ý nhạc:

“Lắng nghe xa vắng nghe tiếng cô liêu

Tôi vẫn đi hoang những chiều buồn say

Tình yêu đành thôi ước mơ

Tìm quên bằng men ý nhạc

Duyên ước xin đành kiếp sau…”



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA LUDWIG VAN BEETHOVEN (1770-1827)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA LUDWIG VAN BEETHOVEN (1770-1827)
[ad_1] Là người đại diện cuối cùng của trường phái cổ điển thành Vienna, nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Ludwig van Beethoven đã có những đóng góp vĩ...

Chuyện tình nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và ca sĩ Minh Trang: Nên duyên bằng tiếng hát, vỡ tan vì thời cuộc
Chuyện tình nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và ca sĩ Minh Trang: Nên duyên bằng tiếng hát, vỡ tan vì thời cuộc
[ad_1] Đôi nét về nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và ca sĩ Minh Trang Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước sinh năm 1915 tại làng Vân Đình, Ứng Hòa (Hà Tây...

TÁC DỤNG KỲ DIỆU CỦA ÂM NHẠC
TÁC DỤNG KỲ DIỆU CỦA ÂM NHẠC
[ad_1] Giảm stress, căng thẳng Tác dụng của âm nhạc đối với việc giảm căng thẳng và mức độ lo lắng và đã được chứng minh qua rất nhiều dự...

Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Thanh Bình
Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Thanh Bình
[ad_1] Nhạc sĩ Thanh Bình sáng tác không nhiều, nhưng mỗi bài hát ông viết ra đều là những lời gan ruột, từng nốt nhạc vang lên đều đong đầy...

Top 3 tình khúc hay nhất của nhạc sĩ Diệu Hương
Top 3 tình khúc hay nhất của nhạc sĩ Diệu Hương
[ad_1] Nhạc sĩ Diệu Hương là nữ nhạc sĩ hiếm hoi của làng nhạc hải ngoại, những tình khúc do bà sáng tác luôn đem đến cho người nghe những...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Biển tình”: Những nốt rung lãng mạn của mối tình nghệ sĩ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Biển tình”: Những nốt rung lãng mạn của mối tình nghệ sĩ
[ad_1] CA KHÚC “BIỂN TÌNH” Tên ca khúc: Biển tình Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành:1966 Hoàn cảnh ra đời ca khúc...

Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
[ad_1] Âm nhạc của Nguyễn Ánh 9 giống như tính cách trong con người ông, du dương, nhẹ nhàng đi vào lòng người theo cách êm dịu nhưng vô cùng...

“Người đi đi ngoài phố…”: Ẩn sau giai âm nhẹ nhàng là chuyện tình đầu mong mong
“Người đi đi ngoài phố…”: Ẩn sau giai âm nhẹ nhàng là chuyện tình đầu mong mong
[ad_1] Nhạc sĩ Anh Việt Thu hoạt động nghệ thuật tại Sài Gòn. Các nhạc phẩm của ông đã quá quen thuộc với khán giả nhiều thế hệ như: Hai...

Con trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn: “Cha tôi là tay chơi Bắc Kỳ có hạng, nhà có 6 ô tô, trước cửa có cây xăng để phục vụ riêng ông”
Con trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn: “Cha tôi là tay chơi Bắc Kỳ có hạng, nhà có 6 ô tô, trước cửa có cây xăng để phục vụ riêng ông”
[ad_1] Trong chương trình "Người kể chuyện tình", nghệ sĩ Đoàn Đính – con trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đã tiết lộ những bí mật chưa từng được kể về...

Ca khúc “Trên ngọn tình sầu”: Màn kết hợp tuyệt đỉnh giữa thi ca Du Tử Lê và âm nhạc Từ Công Phụng
Ca khúc “Trên ngọn tình sầu”: Màn kết hợp tuyệt đỉnh giữa thi ca Du Tử Lê và âm nhạc Từ Công Phụng
[ad_1] CA KHÚC "TRÊN NGỌN TÌNH SẦU" Tên ca khúc: Trên ngọn tình sầu Thơ: Du Tử Lê Phổ nhạc: Từ Công Phụng Thể loại: Tình ca Năm ra đời:...

“Cánh thiệp đầu xuân” của Lê Dinh – Minh Kỳ: Khúc hoan ca mừng mùa xuân mới
“Cánh thiệp đầu xuân” của Lê Dinh – Minh Kỳ: Khúc hoan ca mừng mùa xuân mới
[ad_1] CA KHÚC "CÁNH THIỆP ĐẦU XUÂN” Sáng tác: Lê Dinh – Minh Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1963 Thể hiện: Lệ Thanh, Thanh Thúy, Giao...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CLAUDE DEBUSSY (1862-1918)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CLAUDE DEBUSSY (1862-1918)
[ad_1] Gia đình Debussy, một gia đình lâu đời thuộc dòng họ Burgundy, đã là nông dân từ những năm 1600. Nhạc sĩ Claude Achille sinh năm 1862 ở Saint...

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Tình Bác sáng đời ta” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Tình Bác sáng đời ta” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
[ad_1] VỀ CA KHÚC "TÌNH BÁC SÁNG ĐỜI TA" Tên ca khúc: Tình Bác sáng đời ta Nhạc sĩ sáng tác: Lưu Hữu Phước Lời: Diệp Minh Tuyền Thể loại:...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GEORGE ENESCU (1881-1955)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GEORGE ENESCU (1881-1955)
[ad_1] “Sự hoàn hảo là niềm đam mê của rất nhiều người nhưng nó không làm tôi quan tâm. Trong nghệ thuật quan trọng nhất là sự rung cảm của...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA FRANZ LISZT (1811-1886)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA FRANZ LISZT (1811-1886)
[ad_1] Franz Liszt, một bậc thầy trình diễn piano vĩ đại, nhạc trưởng và nhà soạn nhạc, người đã làm cuộc cách mạng trong kỹ thuật biểu diễn piano, tiền...