Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên viết “Giáng ngọc” để tặng giai nhân nào?


CA KHÚC “GIÁNG NGỌC”

  • Tên ca khúc: Giáng ngọc
  • Thơ: Nguyên Sa
  • Phổ nhạc: Ngô Thụy Miên
  • Thể loại: Nhạc trữ tình
  • Năm sáng tác: 1969
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Lệ Thu, Khánh Hà, Bằng Kiều…

Ca khúc “Giáng ngọc” ra đời trong hoàn cảnh nào?

“Giáng Ngọc” là một trong những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã được trình diễn ở khắp các sân khấu trong và ngoài nước. Ca khúc này cũng được công chúng đón nhận nồng nhiệt. 

Trong làng nhạc trữ tình thờ kỳ 1954 – 1975, hiếm có ca khúc nào đẹp và lãng mạn từ giai điệu cho đến lời ca như “Giáng ngọc”. Ca khúc này được Ngô Thụy Miên viết về một giai nhân có thật. Nàng mang vẻ đẹp kiêu sa, đặc biệt là có đôi bàn tay rất đẹp “bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa”…

Ca khúc “Giáng ngọc” được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sáng tác năm 1969, xuất phát từ nguồn cảm hứng về cô nữ sinh trung học: “Ngày đó, cô là một nữ sinh của trường trung học nổi tiếng ở Sài Gòn là Trưng Vương, còn tôi là một anh sinh viên lang thang ở trường đại học. Cô là nguồn cảm hứng cho tôi viết bài Dấu tình sầu và dĩ nhiên là cả bài Giáng ngọc. Đã nhiều năm trôi qua, tất cả đã đi vào quên lãng, nhưng bàn tay, mái tóc và dáng người đã cho tôi niềm cảm hứng để viết bài hát với những câu “bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa, vẫn tóc mây bay má môi hồng thắm…”.



hoan-canh-sang-tac-ca-khuc-giang-ngoc-cua-nhac-si-ngo-thuy-mien-9
“Giáng ngọc” là ca khúc được Ngô Thụy Miên lấy cảm hứng từ chân dung cô nữ sinh trung học

Và thật tình cờ, chàng nhạc sĩ tài hoa đã tìm thấy cô gái tên Minh Ngọc đó ở thư viện của Trung tâm văn hóa. Dáng vóc ngọc ngà của cô đã khiến chàng nhạc sĩ hay mơ mộng si mê. Ông đã ca ngọc vẻ đẹp kiều diễm của giai nhân thành “giáng ngọc”.

Vì sao nhạc sĩ Ngô Thụy Miên không viết là “dáng ngọc” mà lại dùng là “giáng ngọc”? Theo một số tài liệu có được, các dùng từ “giáng” của nhạc sĩ gợi đến hình tượng một người đẹp tựa tiên giáng trần. Đó là nét đẹp ngọc ngà thanh khiết được ban xuống trần gian.

Về cô gái Minh Ngọc trong ca khúc “Giáng ngọc”, có tư liệu cho biết, năm đó cô đang học đệ nhất (lớp 12) trường Trưng Vương, chàng nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đang là sinh viên trường Khoa học. Vì bản tính hiền lành mà chàng nhạc sĩ chỉ biết ngẩn ngẩn ngơ ngơ nhìn theo bóng dáng nàng chứ không dám ngỏ lời.

“Bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa”

Ca khúc “Giáng ngọc” lần đầu tiên được giới thiệu trong băng nhạc “Tình khúc Ngô Thụy Miên” năm 1974 qua tiếng hát Lệ Thu. Sau này, rất nhiều ca sĩ đã cover lại và đều thể hiện khá thành công.

Ca khúc “Giáng ngọc” được mở đầu một cách nhẹ nhàng mô tả hình dáng người con gái đẹp, hiếm có:

“Bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa

Vẫn tóc mây bay má môi hồng thắm

Gót bước nhẹ vương ý thơ

Tình yêu nào vương mắt ngọc

Mơ nước vẫn chưa phai nhòa…”

Thật hiếm có ngôn từ nào hay hơn những câu hát này khi miêu tả dáng người, tà áo, bước chân thướt tha, mái tóc xõa dài, má môi hồng thắm… và nhất là bàn tay đẹp, làm trái tim chàng nhạc sĩ trẻ thổn thức, rung động, gợi lên những mơ ước thầm kín:

“Và một lần thôi xin mắt em cay

Xin hết đi hoang những chiều buồn say

Và xin rằng mưa vẫn bay

Tình yêu này dâng mắt ngọc

Son  phấn xin đừng ướt mi…”

Khi trái tim trở nên yếu mềm thì cũng là lúc bắt đầu những nghịch lý ở đời. Bóng dáng người có thể làm ta lâng lâng niềm vui sướng khi được nhìn thấy, khi nghĩ về, nhưng bình bóng đó có thể làm người ta đau khổ, dằn vặt.



hoan-canh-sang-tac-ca-khuc-giang-ngoc-cua-nhac-si-ngo-thuy-mien-0
Có một số tờ nhạc ghi tên ca khúc là “Dáng ngọc”

Muốn nhìn thấy môi nàng cười xinh đẹp, nhưng cũng xin một lần cho mắt nàng cay vì cảm giác biết xót xa, để ta có thể vội vàng đến trước dáng ngọc kiêu sa và lau đi giọt châu của tuổi buồn hoang hải… Để rồi ta có nguyện dâng hết tình yêu này lên mắt ngọc đang chực chờ ướt mi.

Đến khi choàng tỉnh giấc mê, ta mới biết, đó chỉ là giấc mơ xa vời. Dáng ngọc đã xa tầm với và ta vẫn muôn đời độc bước âm thầm lang thang từng chiều, ghép nỗi buồn tủi vào từng nốt nhạc.

“Chiều buồn mưa bay gió lay

Một mình cô đơn bước chân âm thầm

Và tình yêu dâng nhớ nhung trong lòng

Mộng mơ giăng kín nét môi Thiên Thần…

Nhạc chiều lang thang rũ say

Từng hạt mưa rơi khóc trên cung đàn

Rượu nồng ai say ngất ngây vì nhớ

Và tình yêu đó xin ngừng bước chân…”

Sau cùng, ngay cả trong cơn mộng mị thì hai người cũng chẳng thể nào sánh bước. Bởi vốn dĩ, “dáng ngọc” đã như dáng của người tiên, của thiên thần, mang vẻ đẹp thần khiết không tì vết. Còn ta chỉ như kẻ phàm trần, đành thôi từ bỏ giấc mộng, tìm quên bằng men say và ý nhạc:

“Lắng nghe xa vắng nghe tiếng cô liêu

Tôi vẫn đi hoang những chiều buồn say

Tình yêu đành thôi ước mơ

Tìm quên bằng men ý nhạc

Duyên ước xin đành kiếp sau…”



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Hợp âm xem nhiều

01. Đêm gác trọ - Trúc Phương

02. Bên nhau cuối con đường - Nguyên Chấn Phong

03. Ave Maria con dâng lời - Lm. Huyền Linh

04. Tình thu - Lâm Anh Hải

05. Thu mộng (Tình yêu – Ài qíng – 愛情) - Nhạc Hoa

06. Người nói cùng bạn đến già giờ ở đâu (yī kāi shǐ shuō péi nǐ dào lǎo de rén xiàn zài tā huán zài má – 一开始说陪你到老的人现在他还在吗) - Nhạc Hoa

07. Địa đàng - Quốc Bảo

08. Em chỉ cần tình yêu - Hoài An (trẻ)

09. Phố xuân - Hoài An (trẻ)

10. Nhớ anh - Lý Kiến Trung

11. It must have been love - Per Gessle

12. Buồn lắm người ơi - Lê Minh

13. Người cô đơn - Nguyễn Hồng Thuận

14. Có tất cả nhưng không có nhau - Nguyễn Bá Hùng

15. Nhớ về miền quan họ - Nguyễn Quốc Học

16. Anh không theo đuổi em nữa - Bùi Công Nam

17. Xuân quê hương tết rực rỡ - Nguyễn Hồng Thuận

18. Vĩnh biệt tình em - Ngọc Sơn (trẻ)

19. Như là cơn mưa tới - Võ Thiện Thanh

20. Vết thương đời - Nhạc Hoa

21. Đêm buồn - Văn Phụng

22. Anh Cali em Sài Gòn - Nguyên Hồng

23. Mộ khúc - Như Ngọc Hoa

24. Buồn một mình - Hoài Thu

25. Ai thương đời lính - Vân Tùng

26. Ta đã gặp mùa xuân - Nhật Ngân

27. Nhật ký của mẹ - Nguyễn Văn Chung

28. Mình nhớ nhau không - Anh Việt Thu

29. Người lạ trong danh bạ - Phúc Du

30. Thương mấy cũng là người dưng - Quách Lê Anh Khang