“Bản tình cuối” – điệu nhạc ca ngợi tình yêu vĩnh cửu: Yêu em đến vô tận, yêu em đến đắm đuối!


CA KHÚC “BẢN TÌNH CUỐI”

  • Tên ca khúc: Bản tình cuối
  • Thơ: Nguyên Sa
  • Phổ nhạc: Ngô Thụy Miên
  • Thể loại: Tình ca
  • Năm ra đời: 1971
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Lệ Thu, Duy Quang, Khánh Ly, Bằng Kiều…

Ca khúc “Bản tình cuối” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Làng nhạc Việt thập 1960 đã ghi nhận rất nhiều nhạc sĩ có tài sáng tác nhạc tình ca như Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên. Họ tuy sáng tác chung một thể loại nhưng lại mang màu sắc âm nhạc và cá tính khác biệt, không ai trùng lặp ai cả.

Tuy nhiên, trong số 5 người này chỉ có Ngô Thụy Miên và Từ Công Phụng là dành trọn đời cho tình ca lãng mạn. Đặc biệt là Ngô Thụy Miên, ông gây ấn tượng mạnh khi cho ra mắt băng nhạc “Miên tình khúc”. Đây là băng nhạc thành công nhất bởi tất cả các ca khúc trong đó đều trở nên bất hủ, có sức sống mạnh mẽ suốt nửa thế kỷ qua. 

“Bản tình cuối” là trong số 17 nhạc phẩm bất hủ được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đưa vào băng nhạc “Miên tình khúc”. Ca khúc này được nhạc sĩ chắp bút vào năm 1971, trước khi xuất bản băng nhạc “Miên tình khúc” 3 năm. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-ban-tinh-cuoi-cua-nhac-si-ngo-thuy-mien-8
“Bản tình cuối” là nhạc phẩm được Ngô Thụy Miên phổ nhạc từ thơ Nguyên Sa

“Bản tình cuối” là nhạc phẩm tôn vinh tình yêu vĩnh cửu. Ngô Thụy Miên đã đưa công chúng đến vùng đất đầy ắp niềm yêu thương vĩnh hằng. Ở đó, ông hé lộ về hạnh phúc trọn đời trọn kiếp. Yêu em đến vô tận, yêu em đến đắm đuối, vượt quá bao năm tháng thờ ơ vẫn để trống một chỗ dành cho em. Đó là thứ tình yêu không lung lay, không đổi thay.

“Bản tình cuối” mang giai điệu yêu thương cho “tình đầu cũng như tình cuối” của một người trai vừa đa tình nhưng cũng vừa chung tình. Với bản nhạc này, Ngô Thụy Miên như mang người nghe du dương theo những giai điệu tình buồn một cách nhẹ nhàng và đằm thắm. Dẫu biết đây là “bản tình cuối” thì nó vẫn mang màu sắc của sự yêu thương vô bờ bến chứ không hề bi lụy, suy sụp, đau đớn giằng xé.

“Bản tình cuối” và thông điệp tình yêu vĩnh cửu, thủy chung

Người ta thường nói, âm nhạc của Ngô Thụy Miên là liều thuốc chữa lành tâm hồn. Ông luôn biết cách ru người khác về miền ký ức tươi đẹp của một thời tình yêu mặn nồng:

“Mưa có rơi và nắng có phai

trên cuộc tình yêu em ngày nào

Ta đã yêu và ta đã mơ

mơ trăng sao đưa đến bên người”

Ngay câu hát đầu tiên, Ngô Thụy Miên đã thả vào thinh không câu hỏi xa xôi mà day dứt “mưa có rơi và nắng có phai trên cuộc tình yêu em ngày nào”. Cuộc tình xưa đã trôi vào dĩ vãng nhưng dư âm, cảm xúc để lại vẫn nguyên vẹn. Trong nỗi khắc khoải thương nhớ về ngày tháng cũ, chàng trai tự vấn, day dứt tự hỏi: Sau bao ngày tháng đã trôi qua mà sao vẫn không thể quên? Nhưng có lẽ hỏi chỉ để hỏi mà thôi, bởi khi đã trót yêu, trót mơ, trót vương vấn thì sẽ rơi vào bể tình không dứt ra được:

“Một lần gặp gỡ đã như quen thuở nào

một lần gặp gỡ nhưng tình ngỡ xa xưa”

Dòng hồi ức ngọt ngào kéo người nghe về những tháng ngày ban sơ của cuộc tình cũ. Mối duyên tình bất chợt kết thành chỉ với “một lần gặp gỡ” mà “như quen thuở nào”, như “tình ngỡ xa xưa”. 

Với nhiều người, tình yêu sét đánh là thứ gì đó hoang đường chỉ có trong phim và tiểu thuyết ngôn tình. Nhưng các nghiên cứu khoa học chỉ ra, đó là thứ cảm giác yêu, dù hiếm hoi nhưng có tồn tại trong đời sống. Khi trúng tiếng sét ái tình trong lần đầu gặp gỡ, giống như một luồng điện quét dọc cơ thể, chân tay run lạnh hoặc tê cứng, tim đập mạnh, loạn nhịp, thân nhiệt tăng lên… và cảm giác yêu thương, quyến luyến tràn ngập. Tất cả phản ứng cơ thể xảy đến trong vài tích tắc khi chạm mặt đối phương.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-ban-tinh-cuoi-cua-nhac-si-ngo-thuy-mien
Phần lời được viết tay của nhạc phẩm “Bản tình cuối”

Tiếng sét ái tình là thứ cảm xúc không dễ phai mờ. Dẫu có không thành thì nó vẫn để lại những dư âm ngọt ngào trong cuộc sống.

“Mây có bay và em có hay

ta ngại ngùng yêu em lần đầu

Ta đã say hồn ta ngất ngây

men yêu đương đã thắm cuộc đời

Một lần nào đó bước bên em âm thầm

một lần nào đó ta vẫn không nói yêu người

Yêu em ta yêu em như yêu tuổi ngây thơ

Bên em bên em ta hát khúc mong chờ

Ngày nào người cho ta biết tình yêu đắm say

Ngày nào đời cho ta biết tình là đắng cay”

Lời hát cất lên nhẹ nhàng, thanh khiết mở ra một góc kín của cuộc tình hoa một. Tình năm xưa là mối tình đầu ngây thơ, trinh nguyên, còn nhiều ngại ngùng, e ấp. Nhưng rồi một ngày nọ, người yêu vụt mất, bóng hồng chợt rẽ bước sang ngang lại ngỡ ngàng, đắng cay và tiếc nuối khôn cùng.

“Mưa đã rơi và nắng đã phai

trên cuộc tình ngây thơ ngày nào

Ta vẫn yêu hồn ta vẫn say

qua bao nhiêu năm tháng ơ thờ”

Đến một ngày, cuộc tình trinh nguyên ấy đã phai dần, bao kỷ niệm cũ dần trở nên phai phôi, ơ thờ… Nhưng “ta vẫn yêu hồn ta vẫn say” như ngày ban đầu.

Những lời hát trong “Bản tình cuối” đẹp đẽ, đơn thuần như chính tình yêu của Ngô Thụy Miên ngoài đời thực. Ông có tình yêu đẹp nhưng nhiều trắc trở với bà Đoàn Thanh Vân. Nhưng sau cùng, hai người vẫn về bên nhau, gắn bó đến ngày hôm nay.

“Qua những bản tình ca trong sáng, lãng mạn và mộng mơ, tôi hi vọng mình đã mở ra một cánh cửa cho tuổi trẻ của thế hệ mình, và ở đó chỉ có tình yêu giữa người và người, tình yêu giữa người và cuộc sống” – đó là tâm nguyện của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên được nảy sinh từ hơn nửa thế kỷ trước.

Và điều đặc biệt nhất của Ngô Thụy Miên chính là góc nhìn khác biệt về tình yêu so với những nhạc sĩ khác. Tình yêu của ông có buồn nhưng không hề bi lụy. Tình yêu luôn hướng sự vĩnh cửu. “Tình yêu đối với tôi dù sung sướng hay khổ đau cũng là một điều rất thiêng liêng. Yêu không có nghĩa là chiếm hữu cho riêng mình, yêu là cho tận cùng, là chấp nhận hết buồn vui khổ hận để mang lại hạnh phúc cho người yêu”, Ngô Thụy Miên chia sẻ.

Và chính góc nhìn đầy tích cực về tình yêu đã giúp Ngô Thụy Miên tạo ra một cái kết mở cho “Bản tình cuối”:

“Một ngày nào đó tóc xanh xưa bạc màu

Một ngày nào đó ta có thôi hết yêu người”.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....