Nhà văn Doãn Quốc Sỹ chia sẻ kỷ niệm về nhạc sĩ Anh Bằng: Anh Bằng là biểu tượng cho sự thành công vượt bậc


Theo nhà văn Doãn Quốc Sỹ, nhạc sĩ Anh Bằng là một thiên tài âm nhạc, ngay cả khi hư giác điếc tai vẫn miệt mài cống hiến, sáng tác không ngừng nghỉ.

Âm nhạc
Amnhac.net

Thể theo lời của hai anh Tạ Xuân Thạc và Việt Hải đã đề nghị là Văn Đàn Đồng Tâm sẽ thực hiện tác phẩm “Kỷ niệm về nhạc sĩ Anh Bằng”. Theo như thông lệ của những tác phẩm “kỷ niệm” đã xuất bản trước đây thì sẽ mời những cây bút xa gần góp những bài viết về nhạc sĩ Anh Bằng, người nhạc sĩ tài hoa đã có những đóng góp đáng kể cho nền âm nhạc. Tôi rất vui khi được đóng góp bài viết về nhạc sĩ Anh Bằng cùng các vị, viết về những kỷ niệm, những đóng góp của Anh Bằng cho nền âm nhạc Việt Nam. Tôi viết với quan niệm rằng, những người đã có công xây dựng nền văn hóa Việt Nam dù là phương diện âm nhạc, văn chương hay hội họa, tất cả những lĩnh vực ấy đều là nền tảng văn hóa, đáng được trân quý và trang trọng như nhau.

Tôi gặp nhạc sĩ Anh Bằng khi ông đến Houston tham dự buổi thu hình “Asia 52, Huyền thoại Lê Minh Bằng”. Vào một buổi tối trước ngày trình diễn liveshow Asia 52, các bằng hữu có cuộc gặp mặt tại nhà hàng Đà Lạt nằm trong khu Southwest Houston. Trong buổi gặp gỡ đó, tôi đã được dịp biết thêm về nhạc sĩ Anh Bằng và nhạc sĩ Lê Dinh, hai thành viên trong nhóm nhạc huyền thoại Lê Minh Bằng. Tiếc là thiếu anh Minh Kỳ, anh đã mất vào năm 1975.

Anh Bằng tên thật là Trần An Bường, sinh năm 1926 tại làng Điền Hộ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Theo sự hiểu biết của tôi về làng Điền Hộ thì ở đó có một xứ đạo Công giáo cũng mang tên Điền Hộ, nơi đây còn có một dãy núi Điền Hộ, về hướng bắc thì có xã Lai Thành, thuộc huyện Kim Sơn, Ninh Bình, nơi mà thổ sản có món rượu đế ngon nức tiếng. Nga Sơn được xem là một huyện đặc biệt ở Thanh Hóa, bởi cái danh Nga Sơn đã đi vào lịch sử vì gắn liền với sự tích quả dưa hấu của Mai An Tiêm, người con nuôi cùng Hùng Vương thứ 18.



nha-van-doan-quoc-sy-chia-se-ky-niem-ve-nhac-si-anh-bang (1)
Ảnh chụp 2009: NS Anh Bằng, NV Việt Hải, NS Lê Văn Khoa, Phan Anh Dũng, NS Lê Dinh

Trở lại với nhạc sĩ Anh Bằng, lúc trò chuyện thì ông cho biết là mình từng theo học bậc trung học ở Hà Nội trước khi di cư vào Nam năm 1954. Ông sinh sống ở Sài Gòn một thời gian rồi gia nhập vào Biệt đoàn Tâm Lý Chiến và phát triển sự nghiệp âm nhạc rất thành công cho đến năm 1975. Hiện nay, Anh Bằng là một trong những nhạc sĩ cao niên của nền âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại vẫn còn duy trì sự nghiệp sáng tác miệt mài, không ngưng nghỉ. Tuy làm việc như vậy, nhưng sức con người nhất là khi tuổi đã cao thì sự giảm sút về sức khỏe là điều không thể tránh khỏi, nhất là Anh Bằng lại bị hư giác điếc tai, chỉ nghe được khoảng 10 đến 20% là tối đa.

Qua trường hợp của nhạc sĩ Anh Bằng, khiến tôi liên tưởng đến nhạc sĩ lừng danh Beethoven, khi sự nghiệp âm nhạc lên đỉnh cao thì ông cũng bị chứng tai tiếc. Đầu tiên là chứng nặng tai, đến năm 19 tuổi thì điếc hẳn, khi ấy ông chỉ có thể giao tiếp với những người xung quanh bằng việc bút đàm. Những nốt nhạc mà ông cần thiết cũng phải nhạc nhằn tìm kiếm. Có lúc quá nản chí, Beethoven còn định tìm đến cái chết. Ông đã từng viết trong bức thư tuyệt mệnh của mình là ông đau khổ, muốn trốn tránh mọi người và đến giờ phút này ông không còn kiên nhẫn thêm được nữa. Nhưng may thay, nhờ có âm nhạc ông đã tự vực mình đứng dậy, dòng máu âm nhạc cứ vậy lưu thông mạnh mẽ trong dòng huyết quản, ông không chết mà trái lại đã sống mãi trong lòng những trái tim yêu nhạc cho đến muôn đời.

Nhạc sĩ Anh Bằng cũng bị chứng điếc tai như vậy, nhưng may mắn hơn là khi tuổi đã lớn, ông điềm tĩnh chấp nhận thực tế phũ phàng. Thay vì bất lực chịu đựng, Anh Bằng đã tạo cho mình sự tự tin và tìm cách gỡ rối cho chứng bệnh mình mắc phải. Ông kể lại rằng, với khả năng hiểu biết về nhạc lý, lúc dòng nhạc hay ý nhạc chợt đến thì ông ngân nga chúng trong đầu để nhận biết từng nốt nhạc, sau đó ông ghi ra trên mặt giấy, chải chuốt từng nối nhạc cũng ở trong đầu… đến khi bản nhạc vừa ý thì cũng là lúc ông hoàn tất cho một sáng tác. Có thể nói, nhạc sĩ Anh Bằng là biểu tượng cho sự thành công vượt bậc.

Trong thế giới âm nhạc không thiếu những nhạc sĩ tài ba vượt những khuyết tật để tạo nên tên tuổi cho chính mình, xin đơn cử một số gương mặt như Văn Vĩ, Ray Charles hay Stevie Wonder… những người được công chúng cho là “có tật có tài”. Thực vậy, nhạc sĩ Anh Bằng bằng sự lạc quan, chấp nhận thử thách đến nay ở tuổi ngoại bát tuần vẫn sáng tác đều đặn. Điều này cho thấy niềm đam mê âm nhạc của Anh Bằng chưa chấm dứt, ông vẫn chưa chịu gác kiếm. Thiên tài nơi con người ông vẫn còn tiếp diễn và có lẽ cho đến trọn cả cuộc đời này.

Tôi viết bài này như một kỷ niệm để gửi đến nhạc sĩ Anh Bằng và cũng là để chia sẻ niềm vui nhân dịp mừng sinh nhật ông. Tôi chân thành mến chúc Anh Bằng tiếp tục sống với những niềm vui trong âm nhạc. Nếu âm nhạc đến với Anh Bằng bằng sự nổi danh một thời trai trẻ, thì tôi nghĩ rằng chính âm nhạc cũng sẽ là tiếng ru êm ái tuổi chiều tà xế bóng với sức sống mãnh liệt, tuy có thể vẫn còn chút bụi nào đó vấn vương, khuấy động xung quanh ông.

Doãn Quốc Sỹ. Houston 12/2008



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Ca sĩ Anh Tú: Giọng nam trữ tình thanh trong tựa gió mát mùa hè, tiếc thay người tài hoa nhưng vắn số
Ca sĩ Anh Tú: Giọng nam trữ tình thanh trong tựa gió mát mùa hè, tiếc thay người tài hoa nhưng vắn số
[ad_1] Hồ sơ, tiểu sử ca sĩ Anh Tú Tên thật: Lữ Anh Tú Nghệ danh: Anh Tú Ngày sinh: 16/4/1950 - 3/12/2003 Quê quán: Đà Lạt, Lâm Đồng. Nghề nghiệp:...

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TỐI ĐA HÓA THU NHẬP CỦA BẠN TỪ VIỆC DẠY GUITAR
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TỐI ĐA HÓA THU NHẬP CỦA BẠN TỪ VIỆC DẠY GUITAR
[ad_1] Nếu bạn giống như hầu hết các giáo viên dạy ghi-ta, bạn đang phải vật lộn để kiếm đủ tiền từ công việc dạy ghi-ta của mình. Điều này có...

Tuổi xế chiều của NSƯT Diệu Hiền: Lui về ở ẩn, vào viện dưỡng lão để không là “gánh nặng”
Tuổi xế chiều của NSƯT Diệu Hiền: Lui về ở ẩn, vào viện dưỡng lão để không là “gánh nặng”
[ad_1] NSƯT Diệu Hiền tên thật là Lâm Thị Hiền, là một nữ nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Bà "chuyên trị" những vai đào võ, sở hữu giọng ca...

Top 10 câu nói hay nhất về âm nhạc của Trịnh Công Sơn
Top 10 câu nói hay nhất về âm nhạc của Trịnh Công Sơn
[ad_1] Khi nhắc tài hoa của Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Phạm Duy phải thốt lên: "Toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn...

Nhạc sĩ Phạm Duy và những chia sẻ rất đời về cha – nhà văn Phạm Duy Tốn
Nhạc sĩ Phạm Duy và những chia sẻ rất đời về cha – nhà văn Phạm Duy Tốn
[ad_1] Phần đa chúng ta biết đến Phạm Duy là nhạc sĩ tài hoa, có đóng góp lớn cho nền tân nhạc Việt Nam thập niên 1940 trở về sau;...

Nhạc sĩ Nhật Trung: Nghệ thuật phải đi đôi với giải trí
Nhạc sĩ Nhật Trung: Nghệ thuật phải đi đôi với giải trí
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ NHẬT TRUNG Tên thật: Nhật Trung Ngày sinh: 1969 Quê quán: Hà Nội Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, ca sĩ, hòa âm Thể loại...

Nhạc sĩ Huỳnh Anh: Nặng lòng “kiếp cầm ca” ra đi trong cô độc
Nhạc sĩ Huỳnh Anh: Nặng lòng “kiếp cầm ca” ra đi trong cô độc
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HUỲNH ANH Tên thật: Huỳnh Anh Ngày sinh: 1932 - 2013 Quê quán: Cần Thơ Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, Nhạc công Thể loại...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Nhạc sĩ Xuân Tiên: “Cây trường sinh” của làng tân nhạc Việt Nam
Nhạc sĩ Xuân Tiên: “Cây trường sinh” của làng tân nhạc Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ XUÂN TIÊN Tên thật: Phạm Xuân Tiên Nghệ danh: Xuân Tiên Ngày sinh: 1921 – 2023 Quê quán: Hà Nội Nghề nghiệp: Nhạc...

Top 5 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thanh Tuyền
Top 5 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thanh Tuyền
[ad_1] Ca sĩ Thanh Tuyền được ví là "sơn ca miền đất lạnh", và đây là top 5 ca khúc hay nhất của bà. Nguồn: Internet Ca sĩ Thanh Tuyền...

Bài phỏng vấn cuối cùng của Lê Uyên Phương: Phơi bày tất thảy lòng mình…
Bài phỏng vấn cuối cùng của Lê Uyên Phương: Phơi bày tất thảy lòng mình…
[ad_1] Bài phỏng vấn này được nhà báo Trường Kỳ thực hiện vào năm 1998 (một năm trước khi nhạc sĩ Lê Phương Uyên qua đời). Đây được xem như...

Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Đan Trường
Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Đan Trường
[ad_1] Nhạc sĩ Đan Trường sáng tác không nhiều, nhưng mỗi bài ông viết ra đều là tiếng lòng chắt chiu, khiến người nghe không khỏi bồi hồi, rung động....

“Bóng hồng” trong ca khúc “Đêm xuân” của Phạm Duy là ai?
“Bóng hồng” trong ca khúc “Đêm xuân” của Phạm Duy là ai?
[ad_1] CA KHÚC "ĐÊM XUÂN" Tên ca khúc: Đêm xuân (Dạ khúc) Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Năm ra đời: 1948 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Hiền,...

Ca sĩ Trish Thùy Trang: Nhớ lắm “nữ hoàng nhạc pop” một thời, tài năng mà cũng nhiều tai tiếng
Ca sĩ Trish Thùy Trang: Nhớ lắm “nữ hoàng nhạc pop” một thời, tài năng mà cũng nhiều tai tiếng
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TRISH THÙY TRANG Tên thật: Nguyễn Thùy Trang. Nghệ danh: Trish Thùy Trang. Ngày sinh: 15/12/1980. Quê quán: TP.HCM. Nghề nghiệp: Ca...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
[ad_1] Domenico Gaetano Maria Donizetti cất tiếng khóc chào đời ngày 29 tháng 11 năm 1797 tại một căn hầm rượu cũ nát của một căn nhà nằm sát sườn...

Hợp âm xem nhiều

01. Thu cạn - Giáng Son

02. Lời tình còn mãi - Nguyễn Đình Chương

03. Tình thứ nhất - Minh Khang

04. Cớ sao em buồn - Nguyễn Trọng Tài

05. Thế giới của tình yêu chỉ có anh (Ai de shi jie zhi you ni – 愛的世界只有你) - Nhạc Hoa

06. Yêu anh - Bảo Thạch

07. Tết zui - Kaisoul

08. Mưa của trời mây - Lê Cường

09. Hoa của đảo - Quỳnh Hợp

10. Tình đất - Tuấn Phương

11. Thu điếu - Dật Hanh

12. Hai dòng sông thủy tinh - Nguyễn Ngọc Thiện

13. Sinh nhật hồng - Lê Quốc Thắng

14. Anh mơ về em - Vũ Tuấn Đức

15. Đôi lứa dẹp duyên - Hoàng Thông

16. Vua bịp - Nhạc Ngoại

17. Khóc thương Bình Dương nhớ thương Sài Gòn - Nhạc Hoa

18. Cuộc tình đã mất - Phạm Khải Tuấn

19. Ta trở về - Nhạc Hoa

20. Lung linh trăng rằm - Nguyễn Nam Hiếu

21. Kỷ niệm nào vội tan (Cho đến trời đất sụp đổ – tzhí zhì xiāo shī tiān yǔ de – 直至消失天与地 - Nhạc Hoa

22. Ngày mình chung đôi - Hùng Min

23. Thoáng mây bay - Đức Huy

24. Chờ em - Trịnh Nam Sơn

25. Điều gì đến sẽ đến - Phạm Hồng Phước

26. Tết sung túc, tết đoàn viên - Nguyễn Văn Chung

27. Chuyện đóa hồng (Chú cá trạch – Zhuō ní qiū – 捉泥鰍) - Nhạc Hoa

28. Mong em thứ tha - Đinh Tùng Huy

29. Lòng tự cao - Lý Tuấn Kiệt

30. Tình đầu bỏ lỡ - Trần Tiến Đạt