Trịnh Công Sơn và cái tài dùng văn xuôi gián tiếp chú giải ca khúc


Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – tên tuổi lớn của nền âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939 – 2001) là cây đại thụ của dòng nhạc Tân nhạc (xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng năm 1928). Ông nằm trong danh sách những nghệ sĩ Việt Nam có lượng đĩa bán chạy nhất. Ông cũng là nhạc sĩ hiếm hoi của Việt Nam có tên trong Từ điển Bách khoa Pháp Les Million. 



cau-chuyen-dung-van-xuoi-gian-tiep-chu-giai-ca-khuc-cua-trinh-cong-son-0
Chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Ông bắt đầu chắp bút từ năm 1958 với ca khúc “Ướt mi” và công bố chính thức vào năm 1959. Những năm sau đó, ông cho ra đời rất nhiều ca khúc như: Lời buồn thánh, Tuổi đá buồn, Dã tràng ca, Cát bụi… Không chỉ để lại cho đời những nhạc phẩm xuất sắc,  sĩ Trịnh Công Sơn còn có tài hội họa và sáng tác thơ. Ở mảng nào, ông cũng có những đóng góp nhất định và gây dựng tầm ảnh hưởng to lớn.

Người Nhật vô cùng yêu thích những sáng tác của Trịnh Công Sơn. Bởi âm hưởng chất nhạc, nội dung, tinh thần của nhạc Trịnh đậm hồn phương Đông, gắn chặt với văn hóa, thể hiện triết lý Á Đông sâu sắc. 

Đại đa số ca sĩ Việt từng hát qua nhạc Trịnh. Năm nào các ca khúc nhạc Trịnh cũng xuất hiện trên các sân khấu với nhiều hình thức khác nhau. Nhạc của Trịnh Công Sơn có thể dung hòa được từ bác học tới bình dân, khiến ca sĩ mọi thế hệ đều có thể hát được. 

Trịnh Công Sơn và câu chuyện về tài sử dụng ngôn từ

Ngoài giai điệu, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nổi bật ở phần ca từ. Ca từ trong nhạc của ông đầy chất họa, đậm chất thơ, đa dạng về từ vựng, độc đáo về ngữ pháp, phong phú về thanh điệu, ẩn chứa nhiều mã nghệ thuật khác nhau.

Khi tách bỏ phần giai điệu và phần lời ra, nhạc Trịnh hật sự trở thành một bài thơ xuất sắc, có đóng góp không hề nhỏ cho nền thi ca Việt Nam và làm phong phú thêm vào sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Người của thơ ca là cụm từ mà nhạc sĩ Văn Cao dành cho Trịnh Công Sơn. Bởi Trịnh Công Sơn, nhạc và thơ của đều hòa quyện vào nhau đến độ khó phân định chỗ nào là chính, chỗ nào là phụ. Âm nhạc của Trịnh Công Sơn có dấu vết của âm nhạc theo cấu trúc bác học phương Tây. Ông hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. 



cau-chuyen-dung-van-xuoi-gian-tiep-chu-giai-ca-khuc-cua-trinh-cong-son-9
Thủ bút của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong ca khúc “Có nghe ra điều gì” gửi cho bác sĩ Thân Trọng Minh (nhà văn Lữ Kiều) năm 1973

Nếu phân tích sâu vào từng lời ca sẽ thấy rõ mọi nghệ thuật ngôn ngữ tiếng Việt, từ việc sử dụng từ láy, tượng hình, tượng thanh, từ lạ hóa cho tới điệp ngữ, điệp vần, tu từ, hoán dụ, ẩn dụ…

Có một nghiên cứu từng chỉ ra rằng trong 139 ca khúc của Trịnh Công Sơn thì có 210 câu hỏi tu từ. Trong từng câu mà từng cách tu từ khác nhau với dụng ý nghệ thuật riêng. Điển hình như trong “Diễm xưa” có đoạn “mưa vẫn mưa bay trên tần tháp cổ” vừa chỉ chiếc tháp cổ kính vừa ẩn ý về tháp cổ trắng ngần của người con gái vướng bụi trần. Hoặc như trong ca khúc “Chiều một mình qua phố”, từ “nắng khuya” được dùng để chỉ ánh trăng, hoặc ánh đèn đường.

Mỗi câu chữ trong các nhạc phẩm đều được Trịnh Công Sơn chau chuốt tỉ mỉ, không một chữ thừa. Mỗi từ ngữ, mỗi câu đều mang ý nghĩa, đều ẩn chữa triết lý sâu sắc…

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nghệ thuật dùng văn xuôi gián tiếp chú giải ca khúc

Như đã từng chia sẻ, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có tài văn thơ nhưng ông viết văn xuôi không nhiều. Bên cạnh truyện ngắn “Chú Lộ” (1967), văn xuôi của Trịnh Công Sơn chủ yếu là đoản văn. Những đoản văn ấy, nếu đọc chậm rãi thì độc giả sẽ hiểu thêm về thế giới “nhạc Trịnh”. Trong ca từ của Trịnh Công Sơn, độc giả thấy phảng phất màu sắc triết lý Phật giáo. Ví dụ như kiểu “tìm trong vô thường, dưới chân cội nguồn” hoặc “bước tới hư vô, khoác áo chân như”, với Trịnh Công Sơn là một thái độ chọn lựa: “Một ngày sống tới, mỗi ngày tôi thấy đời sống nhỏ nhắn thêm/ Đời sống thực sự không tiềm ẩn điều gì mới lạ. Có lẽ vì thế, sự quen mặt mỗi lúc mỗi gần gũi, thắm thiết hơn, nên tôi càng thấy yêu mến cuộc đời. Như đứa con ngoan không tuyệt tình nổi với rẫy sắn nương khoai, nơi có bà mẹ suốt đời không sáng nổi một ngày trẩy hội”.



cau-chuyen-dung-van-xuoi-gian-tiep-chu-giai-ca-khuc-cua-trinh-cong-son-6
Trịnh Công Sơn qua nét vẽ Lê Sa Long

Nếu để ý, trong sáng tác của Trịnh Công Sơn có nhiều ca khúc được đặt tên theo mô típ giống nhau. Với thẩm mỹ về “EM”, Trịnh Công Sơn có các ca khúc: Em đã cho tôi bầu trời, Em hãy ngủ đi, Em còn nhớ hay đã quên, Em bỏ lại con đường… “Em” ở đây, không hẳn chỉ một đối tượng nhất định. Trịnh Công Sơn từng viết “Em không bến và tôi không bờ/Em trôi đi và tôi cũng trôi đi/Em và tôi cùng là bến/Em và tôi cùng là bờ…”.

Với chữ “tình”, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng triển khai thành nhiều ca khúc: Tình sầu, Tình nhớ, Tình yêu tìm thấy, Tình xót xa vừa… Nhạc sĩ tâm sự “tình yêu thường mang đến nỗi khổ đau đồng thời tình yêu cũng ang đến hạnh phúc. Có một lá cờ bay trên hạnh phúc và có một đóa quỳnh héo úa ngủ trong khổ đau. Cố gắng tránh đừng than thở/Thử thở dài một mình và quên lãng/Ta không thể níu kéo một cái gì đã mất/Tình yêu khi muốn ra đi thì không có một tiếng kèn nào đủ màu nhiệm để lôi về lại được. Tình yêu là tình yêu. Trong nó đã sẵn có mầm sống và sự hủy diệt…”.

Trong âm nhạc của mình, ông dùng ngôn từ êm ái nhất để “ru” để gửi gắm sự trìu mến của mình. Nhưng âm nhạc của Trịnh Công Sơn cũng man mác buồn, nhiều trắc ẩn và lắm hoài nghi. 



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...