Nhạc sĩ Huỳnh Anh: Nặng lòng “kiếp cầm ca” ra đi trong cô độc


HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HUỲNH ANH

  • Tên thật: Huỳnh Anh
  • Ngày sinh: 1932 – 2013
  • Quê quán: Cần Thơ
  • Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, Nhạc công
  • Thể loại sáng tác: Tình khúc 1954 – 1975
  • Ca khúc nổi tiếng: Mưa rừng, Kiếp cầm ca, Rừng lá thay chưa…
  • Ca sĩ trình bày thành công nhất: Thanh Nga, Sĩ Phú,…
  • Thời gian hoạt động: 1947 – 2013

Nhạc sĩ Huỳnh Anh là ai?

Nhạc sĩ Huỳnh Anh sinh năm 1932 tại Cần Thơ. Ông là con trai của nghệ sĩ Sáu Tửng, người chơi đàn kìm nổi tiếng của cải lương miền Nam.  

Thời còn đi học, trong lúc đứng xem các bạn học tập dượt văn nghệ chuẩn bị trình diễn cho buổi bế giảng năm học thì tay trống của ban nhạc đột ngột bị bệnh, cần người thay thế. Thầy hướng dẫn văn nghệ thấy trong đám đông học sinh, Huỳnh Anh là người chú tâm theo dõi nhất, tay gõ và chân nhịp rất khớp điệu nhạc. Thế là thầy gọi cậu học trò Huỳnh Anh vào chơi trống thử. Không ngờ chỉ qua một vài hướng dẫn cơ bản cậu chơi trống rất đúng. Huỳnh Anh được nhận vào đội văn nghệ, trở thành tay trống chính thức cho buổi trình diễn. Và cũng từ khi ấy, trong lòng cậu học trò Huỳnh Anh bỗng dâng tràn niềm đam mê mãnh liệt với tiếng trống.

Năm 1947, Huỳnh Anh 15 tuổi, ông lên Đà Lạt chơi trống cho một ]ban nhạc và chính thức bước vào con đường hoạt động nghệ thuật từ đó.



nhac-si-huynh-anh-la-ai-va-nhung-moi-tinh-trong-doi-nhac-si-huynh-anh-1
Nhạc sĩ Huỳnh Anh (ngồi ở giữa), Đoàn Châu Nhi, Dương Quang Định, Dương Quang Minh

Dù đến với bộ môn đánh trống một cách tình cờ, nhưng nhờ có năng khiếu bẩm sinh cùng với sự chăm chỉ học hỏi, rèn luyện mà sau này nhạc sĩ Huỳnh Anh đã trở thành một trong những tay trống nổi tiếng nhất của làng nghệ thuật Sài Gòn. Những năm đầu thập niên 1950, tay trống Huỳnh Anh đã từng ôm cặp dùi khuấy đảo khắp ngóc ngách Sài Gòn. Khi thì ông chơi ở các đoàn cải lương, vũ trường, lúc lại đến những phòng trà có ban nhạc Philippines để vừa chơi vừa học hỏi. Nhờ theo chơi ở các ban nhạc có nhạc công nước ngoài mà nhạc sĩ Huỳnh Anh học được cách sử dụng nhiều loại nhạc khí khác như guitar, piano, kèn, percussion…



nhac-si-huynh-anh-la-ai-va-nhung-moi-tinh-trong-doi-nhac-si-huynh-anh-2
Nhạc sĩ Huỳnh Anh thời trẻ

Nhắc đến tay trống Huỳnh Anh, nhiều người chắc hẳn vẫn còn nhớ giai thoại lừng lẫy về cuộc “đọ trống” vô tiền khoáng hậu giữa ông và Buddy Rich – tay trống người Mỹ lừng danh thế giới tại rạp Hưng Đạo năm 1961. Chính vì cuộc chạm trán này, mà nhiều người trong giới đã gọi ông là “tay trống giang hồ”.

Song song với việc chơi trống, Huỳnh Anh còn là nhạc sĩ có tiếng trong giới. Năm 1956, nhạc sĩ Huỳnh Anh có sáng tác đầu tay mang tên “Em gắng chờ”, khi ấy ông 24 tuổi. Sau thành công của ca khúc đầu tay, ông cho ra đời thêm nhiều nhạc phẩm khác như “Lạnh trọn đêm mưa”, “Kiếp cầm ca”, “Mưa rừng”,… Ngoài sáng tác nhạc, Huỳnh Anh còn sáng tác cho các vở cải lương và viết nhạc phim.

Sau năm 1975, nhạc sĩ Huỳnh Anh rời Việt Nam sang Mỹ. Qua nước ngoài, không thể kiếm sống được bằng nghề nhạc, ông chuyển sang nghề lái taxi ở San Francisco.

Nhạc sĩ Huỳnh Anh qua đời vào ngày 13/12/2013 trên giường bệnh tại Mỹ.

Nặng “kiếp cầm ca” mất trong cô độc

Là người nhạc sĩ tài hoa, hiền lành nhưng đường tình duyên của Huỳnh Anh lại vô cùng lận đận. Trước năm 1975, nhạc sĩ Huỳnh Anh kết hôn với Lệ Hằng, một người phụ nữ xinh đẹp nức tiếng thời ấy, hai người có với nhau một cô con gái.

Thế nhưng, cuộc hôn nhân này không được hạnh phúc và bền lâu. Theo lời kể của danh ca Phương Dung, nguyên nhân khiến hai người tan vỡ là do ông Huỳnh Anh là người có tính hay ghen và hai người có nhiều bất đồng trong quan điểm sống.

“Là con gái chủ một hộp đêm nổi tiếng Sài Gòn, giàu có, lại vô cùng xinh đẹp nên cô Lệ Hằng có không ít đàn ông vây quanh. Trong khi đó, nhạc sĩ Huỳnh Anh lại không giàu có. Quá yêu vợ nên ông nhiều lần ghen tuông mù quáng, cuộc sống vợ chồng vì thế mà nảy sinh mâu thuẫn, rạn nứt dẫn đến chia tay”, Phương Dung chia sẻ.



nhac-si-huynh-anh-la-ai-va-nhung-moi-tinh-trong-doi-nhac-si-huynh-anh-3
Chân dung Nhạc sĩ Huỳnh Anh và NSƯT Thanh Nga thời trẻ

Sau khi chia tay bà Lệ Hằng, nhạc sĩ Huỳnh Anh nhứ xác không hồn, mất phương hướng với cuộc sống. Ông gần như buông xuôi tất cả. Những ca khúc ra đời trong khoảng thời gian này đều thể hiện rất rõ niềm đau chất chứa trong lòng ông. Một người đàn ông hết lòng với tình yêu, nhưng nhận lại chỉ toàn cay đắng, trái ngang.

Mãi đến sau này, khi nỗi đau trong lòng dần nguôi ngoai, nhạc sĩ Huỳnh Anh mới tái hôn với một người phụ nữ khác và có với nhau 2 người con. Nhưng cuộc hôn nhân này cũng chỉ kéo dài được vài năm. Sau khi sang Mỹ định cư, cả hai lại chia tay nhau. Vợ mới ra đi, dẫn theo 2 con nhỏ, để lại nhạc sĩ Huỳnh Anh một mình cô độc nơi đất khách quê người cho đến khi mất.

Ngoài 2 cuộc hôn nhân với nhiều đau khổ, nhạc sĩ Huỳnh Anh còn có mối tình đơn phương với Thanh Nga – nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Đó là khoảng thời gian ông viết bài hát chính cho bộ phim “Mai rừng”. Khi đó, Thanh Nga là người đóng vai chính. Trong lúc tập nhạc giúp cô, Huỳnh Anh đã đem lòng thầm thương trộm nhớ bóng nàng. Song đó chỉ là chỉ đơn phương, bởi không lâu sau đó nghệ sĩ Thanh Hoa đã lên xe hoa với chồng là Phạm Ngọc Lân. Tuy nhiên, mối tình này cũng là nguồn cảm hứng để nhạc sĩ Huỳnh Lân sáng tác hai ca khúc “đo ni đóng giày” cho tên tuổi của ông và Thanh Lan là “Mưa rừng” và “Kiếp cầm ca”.

Đôi nét về sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Huỳnh Anh

Nhạc sĩ Huỳnh Anh bước vào con đường sáng tác chuyên nghiệp vào năm 1956, khi ấy ông 24 tuổi với nhạc phẩm đầu tay mang tên “Em gắng chờ”.

Năm 1961, đoàn cải lương Thanh Minh – Thanh Nga dựng vở cải lương “Mưa rừng” của hai soạn giả Hà Triều và Hoa Phượng. Nhạc sĩ Huỳnh Anh được mời làm người viết chính ca khúc chủ đề cho vở tuồng này. Năm 1962, vở tuồng được chuyển thể thành bộ phim cùng tên và đạt được thành công ngoài dự kiến. Ca khúc “Mưa rừng” cũng tạo được tiếng vang lớn, đưa tên tuổi của Thanh Nga và nhạc sĩ Huỳnh Anh đến gần hơn với công chúng.

Trong khoảng thời gian này, ông còn viết cho Thanh Nga bài “Kiếp cầm ca”, nói về nỗi niềm của người ca sĩ sau cánh màn nhung. Kể từ khi ra mắt cho đến nay, bài hát vẫn luôn được khán thính giả say mê, yêu thích.



nhac-si-huynh-anh-la-ai-va-nhung-moi-tinh-trong-doi-nhac-si-huynh-anh-4
Nhạc sĩ Huỳnh Anh bắt đầu sáng tác từ năm 24 tuổi

Ngoài bộ phim “Mưa rừng”, nhạc sĩ Huỳnh Anh cũng sáng tác một vài ca khúc cho các phim điện ảnh khác như ca khúc “Loan mắt nhung” cho bộ phim cùng tên của đạo diễn Lê Dân, ca khúc “Sa mạc tuổi trẻ” cho phim “Điệu ru nước mắt”.

Không chỉ sáng tác nhiều bản nhạc trữ tình nổi tiếng như: “Thuở ấy có em”, “Biết nói gì đây”, “Lạnh trọn đêm mưa”, “Nếu ta đừng quen nhau”, “Thành phố sương mù”,… Nhạc sĩ Huỳnh Anh còn thường xuyên viết nhạc phổ thơ như bài “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” được ông phổ từ bài thơ cùng tên của thi sĩ có hai bút danh Kiên Giang/Hà Huy Hà, bài “Rừng lá thay chưa” của nhà thơ nổi tiếng Hoàng Ngọc Ẩn,…

Kho tàng âm nhạc và những nhạc phẩm đặc sắc nhất của nhạc sĩ Huỳnh Anh

Gần 60 năm cống hiến cho âm nhạc và nghệ thuật, nhạc sĩ Huỳnh Anh đã đóng góp vào kho tàng âm nhạc Việt hơn 30 ca khúc, có thể kể đến là: Kiếp cầm ca, Loan mắt nhung, Mưa rừng, Biển đêm, Biết nói gì đây, Buổi chiều lá rụng, Có một chiều, Đàn trong đêm vắng, Đêm mộng, Đời tôi chỉ một người, Em gắng chờ, Gió núi mưa rừng, Gửi về bên ấy, Hoa trắng thôi cài trên áo tím, Huyền sử ca, Khung trời thương nhớ, Lá úa chiều thu, Lạnh trọn đêm mưa, Mùa thu không còn nữa, Mừng nắng xuân về, Một ngày xa lắm, Ngày đó em đi, Ngày mai đám cưới người ta, Những bước chân hoang, Sa mạc tuổi trẻ, Thành phố sương mù, Tiếng ru ngàn đời, Tình muộn,…



nhac-si-huynh-anh-la-ai-va-nhung-moi-tinh-trong-doi-nhac-si-huynh-anh-5
Ca khúc “Mưa rừng” nổi tiếng của nhạc sĩ Huỳnh Anh

Trong đó, nổi tiếng nhất là ca khúc “Mưa rừng” được nghệ sĩ Thanh Nga thể hiện. Kể từ khi ra mắt, bài hát nhận được sự đón nhận nhiệt tình của công chúng và nhanh chóng được phát đi phát lại nhiều lần trên làn sóng đài Phát thanh Sài Gòn khi ấy.

“Mưa rừng ơi! Mưa rừng!

Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên

Phải chăng mưa buồn vì tình đời,

Mưa sầu vì lòng người, duyên kiếp không lâu…”.

Sức ảnh hưởng của nhạc sĩ Huỳnh Anh

Sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Huỳnh Anh tuy không đồ sợ, nhưng những ca khúc do ông sáng tác lại có sức sống mãnh liệt và đưa tên tuổi của ông trở thành một trong những nhạc sĩ hàng đầu của dòng nhạc trữ tình trong làng tân nhạc.

Không chỉ vậy, Huỳnh Anh còn là một trong ba tay trống lừng lẫy khắp Sài Gòn từ những ngày đầu thập niên 50 với biệt danh vang dội “tay trống giang hồ”.

Ngoài những đóng góp về mặt âm nhạc, nghệ thuật, nhạc sĩ Huỳnh Anh còn là người thầy dìu dắt, hướng dẫn ca sĩ Thái Châu, danh ca Phương Dung, ca sĩ Phương Hồng Quế trên con đường âm nhạc.

Nhạc sĩ Huỳnh Anh – Vang mãi tiếng “mưa rừng”

Ca sĩ Phương Dung từng chia sẻ về nhạc sĩ Huỳnh Anh như sau: “Trong mắt tôi, nhạc sĩ Huỳnh Anh là người hết sức hiền lành, tận tâm, sẵn lòng giúp đỡ tất cả mọi người. Anh coi như em gái ruột, hết lòng che chở, dìu dắt”.



nhac-si-huynh-anh-la-ai-va-nhung-moi-tinh-trong-doi-nhac-si-huynh-anh-6
Chân dung nhạc sĩ Huỳnh Anh khi về già

Hiền lành, tử tế, hết lòng với mọi người là vậy như cuộc đời, đặc biệt là đường tình duyên của nhạc sĩ Huỳnh Anh lại vô cùng lận đận. Tài hoa bạc mệnh chắc chỉ đến vậy mà thôi!

Nhạc sĩ Huỳnh Anh là một trong những nhạc sĩ viết nhạc từ hoàn cảnh thực trong đời mình. Vì đời buồn, nên hầu hết những nhạc phẩm do ông chắp bút đều mang mác nỗi buồn, đau khổ và tổn thương. Những bài hát được viết ra với phần lời được rút từ tận cõi lòng sâu thẳm, đó là khoảnh khắc thăng hoa nhất trong âm nhạc cũng là cách để người nhạc sĩ tài hoa rút bỏ nỗi niềm đau xót đang dâng tràn…



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Top 3 ca khúc nhạc tiền chiến hay nhất của nhạc sĩ Nhật Bằng
Top 3 ca khúc nhạc tiền chiến hay nhất của nhạc sĩ Nhật Bằng
[ad_1] Xuyên suốt sự nghiệp của mình, nhạc sĩ Nhật Bằng sáng tác gần 100 ca khúc với đủ thể loại. Trong đó, loại nhạc tình cảm thì tiêu biểu...

Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang: Náu mình trong âm nhạc với những lời ca đầy ám ảnh
Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang: Náu mình trong âm nhạc với những lời ca đầy ám ảnh
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ NGUYỄN TRUNG CANG Tên thật: Nguyễn Trung Cang Nghệ danh: Không có NS - NM: 1947 - 1985 Quê quán: Đồng Nai Gia...

NSƯT Thanh Nga: “Nữ hoàng sân khấu” tài sắc vẹn toàn, ra đi tức tưởi khiến ai nấy đều xót xa
NSƯT Thanh Nga: “Nữ hoàng sân khấu” tài sắc vẹn toàn, ra đi tức tưởi khiến ai nấy đều xót xa
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NSƯT THANH NGA Tên thật: Juliette Nguyễn Thị Nga Nghệ danh: Thanh Nga. Ngày sinh: 31/07/1942 - Ngày mất: 26/11/1978. Quê quán: Tây Ninh....

Phải chăng nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết “Nửa hồn thương đau” vì bị phụ bạc?
Phải chăng nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết “Nửa hồn thương đau” vì bị phụ bạc?
[ad_1] Có không ít ý kiến cho rằng, ca khúc "Nửa hồn thương đau" là sản phẩm được viết sau nhiều năm đau đớn, giằng xé vì bị vợ -...

Nhạc sĩ Thanh Bình: Sóng gió cuộc đời gieo chữ sầu vào nốt nhạc
Nhạc sĩ Thanh Bình: Sóng gió cuộc đời gieo chữ sầu vào nốt nhạc
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ THANH BÌNH Tên thật: Nguyễn Ngọc Minh Nghệ danh: Thanh Bình Ngày sinh: 1932 - 2014 Quê quán: Bắc Ninh Nghề nghiệp: Nhạc...

Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển
Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển
[ad_1] Ở vai trò ca sĩ, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã để lại cho đời hơn 300 bản tình ca. Trong đó nổi bật nhất là 5 ca...

“Trùm Sò” Giang Châu: Ngôi sao của sân khấu lớn phải hạ mình hát đám ma
“Trùm Sò” Giang Châu: Ngôi sao của sân khấu lớn phải hạ mình hát đám ma
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NSND GIANG CHÂU Tên khai sinh: Trần Ngọc Châu Nghệ danh: Giang Châu Biệt danh: Trùm Sò NS - NM: 1952 - 2019 Quê...

“Dạ khúc cho tình nhân” của Lê Uyên Phương: Lời cuối dành cho cuộc tình mê đắm!
“Dạ khúc cho tình nhân” của Lê Uyên Phương: Lời cuối dành cho cuộc tình mê đắm!
[ad_1] CA KHÚC "DẠ KHÚC CHO TÌNH NHÂN” Tên các khúc: Dạ khúc cho tình nhân Nhạc sĩ: Lê Uyên Phương Năm phát thành: 1968 Ca sĩ trình bày tiêu...

Nhạc sĩ Hoàng Trọng: Ông “vua tango” rực sáng trên bầu trời tân nhạc Việt
Nhạc sĩ Hoàng Trọng: Ông “vua tango” rực sáng trên bầu trời tân nhạc Việt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG TRỌNG Tên thật: Hoàng Trung Trọng Nghệ danh: Hoàng Trọng Ngày sinh: 1922 - 1998 Quê quán: Hải Dương Nghề nghiệp: Nhạc...

Đường tình duyên quá đỗi truân chuyên của ca sĩ Như Quỳnh
Đường tình duyên quá đỗi truân chuyên của ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] Nhắc đến Như Quỳnh, khán giả trong nước và hải ngoại liền nghĩ ngay đến một loạt nhạc phẩm đình đám như: Người tình người đông, Duyên phận, Vùng...

Hợp âm xem nhiều

01. Anh đã yêu không thật lòng - Thái Thịnh

02. Em là hạnh phúc đời anh - Minh Vy

03. Tâm sự với học trò - Nguyễn Đình Hòa

04. Chuyện tình buồn - Hạnh Nguyễn

05. Những anh chàng ngộ nhận - Võ Thiện Thanh

06. Nắng nhạt hương phai - Đặng Thành Vinh

07. Liên khúc Nhớ nhau hoài & Cho người vào cuộc chiến - Nhiều nhạc sĩ

08. Bài tình ca quê tôi - Minh Đức

09. Hạnh phúc trong mơ - Ngọc Bảo Anh

10. Say trăng - Hienmagaz (Ve chai)

11. Xuân quê hương - Trương Tấn Minh

12. Giáng sinh tâm tình - Như Ngọc Hoa

13. Nhớ chốn quê nhà (El condor pasa) - Garfunkel

14. Lưng chừng hạnh phúc - Lữ Bình

15. I turn to you - Melanie Jayne Chisholm

16. Đầu năm đi lễ - Ngọc Sơn

17. Phù phiếm nhân gian - Thiên Tú

18. Hôm nay em cưới rồi - Thanh Hưng

19. Thiên đường vắng - Hoài An (trẻ)

20. Đúng rồi lại sai - Nhạc Hoa

21. Mười năm áo tím - Kiên Giang

22. Mai xa rồi nhớ nhau nhé - Phạm Thanh Hà

23. Muôn kiếp chờ nhau – OST Duyên ma - Long Nón Lá

24. Tiễn em - Nguyễn Trương Hà Phương

25. Em giờ đã khác - Trương Khải Minh

26. Được tin em lấy chồng - Châu Kỳ

27. Chiều quê hương - Hoàng Thông

28. Đà Lạt nhớ - Nguyễn Đức Phước

29. Yêu chị hai lúa - Chế Thanh

30. Em yêu anh đến rơi nước mắt (Ài nǐ shí fēn lèi qī fēn – 愛你十分淚七分) - Nhạc Hoa

Ads Sidebar
Ads Bottom