Nhà văn Doãn Quốc Sỹ chia sẻ kỷ niệm về nhạc sĩ Anh Bằng: Anh Bằng là biểu tượng cho sự thành công vượt bậc


Theo nhà văn Doãn Quốc Sỹ, nhạc sĩ Anh Bằng là một thiên tài âm nhạc, ngay cả khi hư giác điếc tai vẫn miệt mài cống hiến, sáng tác không ngừng nghỉ.

Âm nhạc
Amnhac.net

Thể theo lời của hai anh Tạ Xuân Thạc và Việt Hải đã đề nghị là Văn Đàn Đồng Tâm sẽ thực hiện tác phẩm “Kỷ niệm về nhạc sĩ Anh Bằng”. Theo như thông lệ của những tác phẩm “kỷ niệm” đã xuất bản trước đây thì sẽ mời những cây bút xa gần góp những bài viết về nhạc sĩ Anh Bằng, người nhạc sĩ tài hoa đã có những đóng góp đáng kể cho nền âm nhạc. Tôi rất vui khi được đóng góp bài viết về nhạc sĩ Anh Bằng cùng các vị, viết về những kỷ niệm, những đóng góp của Anh Bằng cho nền âm nhạc Việt Nam. Tôi viết với quan niệm rằng, những người đã có công xây dựng nền văn hóa Việt Nam dù là phương diện âm nhạc, văn chương hay hội họa, tất cả những lĩnh vực ấy đều là nền tảng văn hóa, đáng được trân quý và trang trọng như nhau.

Tôi gặp nhạc sĩ Anh Bằng khi ông đến Houston tham dự buổi thu hình “Asia 52, Huyền thoại Lê Minh Bằng”. Vào một buổi tối trước ngày trình diễn liveshow Asia 52, các bằng hữu có cuộc gặp mặt tại nhà hàng Đà Lạt nằm trong khu Southwest Houston. Trong buổi gặp gỡ đó, tôi đã được dịp biết thêm về nhạc sĩ Anh Bằng và nhạc sĩ Lê Dinh, hai thành viên trong nhóm nhạc huyền thoại Lê Minh Bằng. Tiếc là thiếu anh Minh Kỳ, anh đã mất vào năm 1975.

Anh Bằng tên thật là Trần An Bường, sinh năm 1926 tại làng Điền Hộ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Theo sự hiểu biết của tôi về làng Điền Hộ thì ở đó có một xứ đạo Công giáo cũng mang tên Điền Hộ, nơi đây còn có một dãy núi Điền Hộ, về hướng bắc thì có xã Lai Thành, thuộc huyện Kim Sơn, Ninh Bình, nơi mà thổ sản có món rượu đế ngon nức tiếng. Nga Sơn được xem là một huyện đặc biệt ở Thanh Hóa, bởi cái danh Nga Sơn đã đi vào lịch sử vì gắn liền với sự tích quả dưa hấu của Mai An Tiêm, người con nuôi cùng Hùng Vương thứ 18.



nha-van-doan-quoc-sy-chia-se-ky-niem-ve-nhac-si-anh-bang (1)
Ảnh chụp 2009: NS Anh Bằng, NV Việt Hải, NS Lê Văn Khoa, Phan Anh Dũng, NS Lê Dinh

Trở lại với nhạc sĩ Anh Bằng, lúc trò chuyện thì ông cho biết là mình từng theo học bậc trung học ở Hà Nội trước khi di cư vào Nam năm 1954. Ông sinh sống ở Sài Gòn một thời gian rồi gia nhập vào Biệt đoàn Tâm Lý Chiến và phát triển sự nghiệp âm nhạc rất thành công cho đến năm 1975. Hiện nay, Anh Bằng là một trong những nhạc sĩ cao niên của nền âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại vẫn còn duy trì sự nghiệp sáng tác miệt mài, không ngưng nghỉ. Tuy làm việc như vậy, nhưng sức con người nhất là khi tuổi đã cao thì sự giảm sút về sức khỏe là điều không thể tránh khỏi, nhất là Anh Bằng lại bị hư giác điếc tai, chỉ nghe được khoảng 10 đến 20% là tối đa.

Qua trường hợp của nhạc sĩ Anh Bằng, khiến tôi liên tưởng đến nhạc sĩ lừng danh Beethoven, khi sự nghiệp âm nhạc lên đỉnh cao thì ông cũng bị chứng tai tiếc. Đầu tiên là chứng nặng tai, đến năm 19 tuổi thì điếc hẳn, khi ấy ông chỉ có thể giao tiếp với những người xung quanh bằng việc bút đàm. Những nốt nhạc mà ông cần thiết cũng phải nhạc nhằn tìm kiếm. Có lúc quá nản chí, Beethoven còn định tìm đến cái chết. Ông đã từng viết trong bức thư tuyệt mệnh của mình là ông đau khổ, muốn trốn tránh mọi người và đến giờ phút này ông không còn kiên nhẫn thêm được nữa. Nhưng may thay, nhờ có âm nhạc ông đã tự vực mình đứng dậy, dòng máu âm nhạc cứ vậy lưu thông mạnh mẽ trong dòng huyết quản, ông không chết mà trái lại đã sống mãi trong lòng những trái tim yêu nhạc cho đến muôn đời.

Nhạc sĩ Anh Bằng cũng bị chứng điếc tai như vậy, nhưng may mắn hơn là khi tuổi đã lớn, ông điềm tĩnh chấp nhận thực tế phũ phàng. Thay vì bất lực chịu đựng, Anh Bằng đã tạo cho mình sự tự tin và tìm cách gỡ rối cho chứng bệnh mình mắc phải. Ông kể lại rằng, với khả năng hiểu biết về nhạc lý, lúc dòng nhạc hay ý nhạc chợt đến thì ông ngân nga chúng trong đầu để nhận biết từng nốt nhạc, sau đó ông ghi ra trên mặt giấy, chải chuốt từng nối nhạc cũng ở trong đầu… đến khi bản nhạc vừa ý thì cũng là lúc ông hoàn tất cho một sáng tác. Có thể nói, nhạc sĩ Anh Bằng là biểu tượng cho sự thành công vượt bậc.

Trong thế giới âm nhạc không thiếu những nhạc sĩ tài ba vượt những khuyết tật để tạo nên tên tuổi cho chính mình, xin đơn cử một số gương mặt như Văn Vĩ, Ray Charles hay Stevie Wonder… những người được công chúng cho là “có tật có tài”. Thực vậy, nhạc sĩ Anh Bằng bằng sự lạc quan, chấp nhận thử thách đến nay ở tuổi ngoại bát tuần vẫn sáng tác đều đặn. Điều này cho thấy niềm đam mê âm nhạc của Anh Bằng chưa chấm dứt, ông vẫn chưa chịu gác kiếm. Thiên tài nơi con người ông vẫn còn tiếp diễn và có lẽ cho đến trọn cả cuộc đời này.

Tôi viết bài này như một kỷ niệm để gửi đến nhạc sĩ Anh Bằng và cũng là để chia sẻ niềm vui nhân dịp mừng sinh nhật ông. Tôi chân thành mến chúc Anh Bằng tiếp tục sống với những niềm vui trong âm nhạc. Nếu âm nhạc đến với Anh Bằng bằng sự nổi danh một thời trai trẻ, thì tôi nghĩ rằng chính âm nhạc cũng sẽ là tiếng ru êm ái tuổi chiều tà xế bóng với sức sống mãnh liệt, tuy có thể vẫn còn chút bụi nào đó vấn vương, khuấy động xung quanh ông.

Doãn Quốc Sỹ. Houston 12/2008



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...

Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
[ad_1] Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội...