Ca khúc “Yêu” của nhạc sĩ Văn Phụng: “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ; Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”


CA KHÚC “YÊU”

  • Tên ca khúc: Yêu
  • Sáng tác: Nhạc sĩ Văn Phụng
  • Thể loại: Nhạc trữ tình
  • Năm ra đời: Thập niêm 1960
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Lệ Thu

Ca khúc “Yêu” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Bên cạnh tài năng âm nhạc, cố nhạc sĩ Văn Phụng còn được công chúng nhắc đến nhiều với chuyện tình đẹp nhưng cũng đầy trắc trở với danh ca Châu Hà. Bà là người vợ thứ hai nhưng lại là mối tình đầu của ông.

Hai người gặp nhau lần đầu tiên tại tư gia của danh ca Châu Hà. Năm ấy, nhạc sĩ trẻ Văn Phụng đến nhà Châu Hà để chăm bố bởi bố của ông thuê nhà của bố nàng Châu Hà. Tiếng đàn và mái tóc dài óng ả của Châu Hà đã thu hút ánh nhìn của chàng nhạc sĩ trẻ. Dường như, ông đã trúng tiếng sét ái tình. 

Sau lần gặp gỡ định mệnh đó, nhạc sĩ Văn Phụng đã sáng tác ngay ca khúc “Suối tóc” để làm kỷ niệm. Không những thể, lần đầu gặp này còn được Văn Phụng ghi lại trong âm nhạc bằng ca khúc “Tiếng dương cầm” bất hủ: “Đi mãi tìm ai yêu đàn/ Bước chân lạc nơi đây chốn nao/ Trên lầu ai kia cất cao/ Vang tiếng dương cầm thiết tha…”.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-yeu-cua-nhac-si-van-phung-0
“Yêu” là ca khúc được viết khi nhạc sĩ Văn Phụng gặp lại danh ca Châu Hà ở miền Nam

Tuy hai người yêu nhau thắm thiết nhưng gia đình Châu Hà phản đối kịch liệt, không thích con gái yêu người theo nghề “xướng ca vô loài”. Mối tình này bị gia đình ngăn cấm kịch liệt. Quá phẫn uất, Châu Hà rời Hải Phòng vào Nam kết hôn. Còn Văn Phụng cũng lấy một người con gái Hà Thành. 

Ít năm sau, Văn Phụng gặp lại Châu Hà ở miền Nam. Lúc này, nàng đã trở thành ca sĩ chuyên nghiệp hát cho đài phát thanh và các phòng trà. Còn chàng đã trở thành nhạc sĩ có tiếng. Hai người thường xuyên hát cặp trong các sân khấu miền Nam. Và tình yêu bị chôn vùi nằm nào bùng cháy trở lại.

Đây cũng là một trong những khoảnh khắc được nhạc sĩ Văn Phụng đưa vào âm nhạc. Ông sáng tác ca khúc mang tựa đề “Yêu” cho danh ca Châu Hà trong khoảng thời gian hai người gặp lại nhau ở miền Nam. Ca khúc toát ra thông điệp, đây là mối tình thắm thiết nhưng vì hoàn cảnh mà không thể đến được với nhau. 

So với “Suối tóc” và “Tiếng dương cầm”, ca khúc “Yêu” không nổi tiếng bằng. Tuy nhiên, đây là một trong những nhạc phẩm ấn tượng của nhạc sĩ Văn Phụng, thể hiện tình yêu cháy bóng, thủy chung với người con gái tên Châu Hà.

“Yêu là tình thương đau…”

Yêu là nhiều khi lòng bâng khuâng tự hỏi lòng có phải đang yêu hay không, đang nhớ đang thương một bóng hình trong chiều thu vương nắng nhè nhẹ. Khi yêu rồi không dám gọi tên người, chỉ biết ngơ ngẩn như câu ca dao: “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ/ Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”.

Nhạc sĩ Văn Phụng đã mở đầu ca khúc “Yêu” một cách rất nhẹ nhàng:

“Yêu là lòng bâng khuâng

Nhớ hay thương một chiều thu vương

Gió êm đưa dạt dào tre thưa

Lá rơi rơi, rơi tả tơi…”

Mối tình được nhắc đến trong ca khúc nhè nhẹ như ngọn gió êm dạt dào hàng tre thưa, làm cho “lá rơi rơi, rơi rơi tả”. Thuở ban đầu mới bước vào con đường yêu đương, tiếng lá rơi nhẹ cũng làm xao xuyến lòng người, với niềm bâng khuâng mơ hồ sợ rằng chuyện tình yêu sau này cũng sẽ tả tơi như xác lá vàng.

“Yêu là tình dâng cao

Gió lao xao ngã hàng phi lau

Phút ái ân đắm say tâm hồn

Nhớ mãi đêm nào bên nhau”



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-yeu-cua-nhac-si-van-phung-9
Lời ca khúc “Yêu”

Yêu là nghe tình dâng cao như sóng thủy triều, nhớ nhung vỗ về bến bờ hoang liêu. Gió ngoài xa nghiêng ngả hàng phi lau, còn gió tình thổi vào lòng yêu xao xác nỗi mong chờ. Lời nhạc da diết nhắc về những ngày ân ái say đắm, mong những ngày tình nồng thắm đó còn mãi.

“Thôi yêu dấu mà chi

Ngày vui xế bóng đôi lòng chia xa

Hơi tàn hơi buốt giá

Khi mùa xuân qua úa phai nhạt hoa”

Nhưng mộng ước có thể sẽ vỡ tna, ngày vui hoa mộng sẽ xế bóng về chiều dĩ vãng. Khi tình đau đớn đối diện với nỗi chia xa thì lòng mới hờn dỗi nhủ với lòng là “thôi yêu dấu mà chi”. Càng yêu càng chuốc lấy sầu khổ riêng mình khi ngày vui đã qua mau như bóng mây bay ngang trời. Ôi buồn quá “ngày vui xế bóng đôi lòng chia xa”.

Yêu dấu mà chi để “hôn tàn hơi buốt” khi xa nhau, lòng đau tả tơi như chiếc lá xa cành chiều nao, từ buổi ban đầu dự cảm mơ hồ cuộc tình sẽ mong manh trước cuộc đời là cơn gió cuốn vô tình. Mùa xuân qua đi, phai tàn màu hoa, tình yêu qua đi để héo úa lòng người ở lại.

“Nhớ thương bao nhiêu một người thân yêu

Đã đi xa về miền hoang liêu

Như trang thư là hành trang theo

Cố nhân ơi giận hờn chi nhau”

Yêu dấu để làm chi khi một người đi xa mãi về miền hoang liêu, còn một người ở lại nhớ thương biết bao nhiêu sầu chất ngất. Cuộc tình này chỉ còn là những cánh thư tình kỷ niệm. Nhớ thương không hết thì giận hờn nhau chi nữa cố nhân ơi…

“Yêu là tình thương đau

Với xót xa lệ tình khôn nguôi

Biết nói sao những khi âu sầu

Những khi úa nhầu tâm tư…”

Đến sau cùng, khi xa nhau rồi mới thấm thía câu nói “yêu là tình thương đau”, với bao nhiêu xót xa nước mắt. Thương nhớ biết thuở nào nguôi ngoai. 

Ca khúc “Yêu” được sáng tác trong thời gian nhạc sĩ Văn Phụng có nhiều cảm xúc buồn vui lẫn lộn. Khi đó cả hai đang bị hôn nhân ràng buộc. Những cảm xúc trái ngược “tình dâng cao” và “tình thương đau” đó đều được đưa ông vào ca khúc này.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...