Người đẹp Cẩm Hường – Bóng hồng một thuở trong âm nhạc của Lam Phương


Cẩm Hưởng là người vợ thứ 2 của nhạc sĩ Lam Phương, bà là người đẹp mang đến niềm cảm xúc to lớn để nhạc sĩ sáng tác những bản tình ca bất hủ vào thập niên 1980 như Bài tango cho em, Chỉ có em, Nửa đời yêu em, Thiên đàng ái ân,…

Âm nhạc
Amnhac.net

Khi nhắc đến Cẩm Hưởng, có không ít lời bình phẩm cho rằng bà là một kẻ bội bạc, là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sầu thảm của nhạc sĩ Lam Phương trong những năm cuối đời. Thế nhưng, trong một cuộc hôn nhân đổ vỡ, nguyên nhân thường đến từ 2 phía, nên không thể vì yêu mến nhạc sĩ Lam Phương mà mọi lỗi lầm đều đổ hết cho Cẩm Hường được. Hơn nữa, trên thực tế dù chia tay nhưng mối quan hệ của cả hai vẫn rất tốt đẹp.

Năm 1999, bệnh tật bất ngờ đổ ập xuống nhạc sĩ Lam Phương, khiến ông phải dùng xe lăn để di chuyển và dừng hẳn việc sáng tác. Đến năm 2011 thì bệnh tình ông đột ngột trở nặng, bà Cẩm Hường bên Pháp nghe tin đã bay sang Mỹ để chăm sóc, bầu bạn bên chồng cũ trong nhiều tháng trời. Bà lo cho nhạc sĩ Lam Phương từng chút một, ân cần tỉ mỉ như là để bù đắp một đời nợ nhau của hai người. Điều đó cho thấy dù chia xa nhưng ân tình giữa họ vẫn còn đó, không hề “cạn tàu ráo máng” như những lời đồn đại. Và bà Cẩm Hường cũng là một người sống có tình nghĩa, chứ không phải là kẻ bạc tình.



doi-net-ve-cam-huong-bong-hong-mot-thuo-trong-am-nhac-cua-lam-phuong (1)
Người đẹp Cẩm Hường (mặc áo đen)

Sau này, trong một lần trả lời phỏng vấn hiếm hoi, nhạc sĩ Lam Phương có đôi lời nói về người vợ thứ hai của mình như sau: “Cổ đẹp, lại sống đôn hậu, tình nghĩa. Cổ là một nàng thơ đúng nghĩa, không ỷ vào nhan sắc mà đòi hỏi nọ kia. Ngược lại, chính mình khi ấy lại mang đầy mặc cảm, thất thế, mất niềm tin vào cái người đời cho mình có là tài năng. Thế mà cổ đã gầy lại mọi niềm tin cho mình, đúng là một cuộc “phục sinh” trong đời…”.

Trong chương trình Paris By Night 88 vào năm 2007, nhạc sĩ Lam Phương cũng dành cho Cẩm Hường những lời tri ân như sau: “Dù xa cách Paris 15 năm nay, nhưng hình bóng của thành phố này vẫn còn sâu đậm trong tâm trí tôi. Tôi xin cảm ơn một người, người đã cho tôi nhiều mơ ước để sống và nhiều cảm hứng để viết dòng nhạc mà cuộc đời tôi khó quên được. Và cảm ơn thành phố Paris đã từng cho tôi những đêm rất đẹp trong đời này tôi khó tìm lại được”.

Theo nhà báo Trần Quốc Bảo, lúc sinh thời nhạc sĩ Lam Phương từng nói rằng, Cẩm Hường là một người phụ nữ rất tốt, chỉ có tính hay ghen.

Chính nhạc sĩ Lam Phương cũng từng kể rằng, năm 1988 ông vô tình biết đến hoàn cảnh khó khăn của ca sĩ Họa Mi tại Pháp nên xúc động sáng tác bài “Em đi rồi” để tặng cô và giúp đỡ cô tập hát, thu âm, trình diễn. Không ngờ vì chuyện này mà vợ chồng ông cãi nhau và bắt đầu có những rạn nứt, bất hòa. Vài năm sau đó, thêm nhiều chuyện khác dồn nén khiến cho cả hai quyết định đường ai nấy đi.



doi-net-ve-cam-huong-bong-hong-mot-thuo-trong-am-nhac-cua-lam-phuong (2)
Nhan sắc một thời của “hoa khôi đẹp mê hồn” Cẩm Hường

Trở lại thời gian trước đó 10 năm, vào những năm đầu thập niên 1980, sau khi chia tay với người vợ đầu là ca sĩ Túy Hồng, Lam Phương bỏ lại tất cả sau lưng để sang Pháp “tị nạn ái tình”. Thời gian đầu ở Pháp, cuộc sống của Lam Phương rất khó khăn. Ông đi xin việc ở khắp mọi nơi nhưng không được, sau nhiều chật vật cuối cùng ông đến làm quản lý tại nhà hàng của em gái. Ở đây có một sân khấu nhỏ để ông chơi nhạc mỗi đêm cho thỏa nỗi nhớ nghề. Ngoài thu nhập để trang trải cuộc sống, công việc này còn giúp Lam Phương gặp gỡ thêm những người đồng hương, làm sống lại con người âm nhạc trong ông. Và cũng từ đó, số phận đưa đẩy ông gặp gỡ và nên duyên với Cẩm Hường,

Theo nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn từng nói về giai thoại giữa Lam Phương với Cẩm Hường như sau: “Khi ấy Lam Phương như ngọn cây thiếu nước suốt cả mùa hè, bây giờ mưa mới đổ xuống cho ngọn cây sống lại, nhất là Cẩm Hường, bóng hồng nức tiếng về nhan sắc. Thậm chí có một tờ báo còn mô tả cô là “hoa khôi đẹp mê hồn”. Sau khi quen biết Cẩm Hường, Lam Phương đã bước vào tuổi trung niên nên anh sáng tác ngay “Nửa đời yêu em”, rồi tiếp đến là một loạt tình ca chan hòa, hạnh phúc vui tươi như: “Bài tango cho em”, “Thiên đường ái ân”,… Lời ca của Lam Phương bây giờ vui tươi và thực tế lắm, bởi anh vừa phục sinh sau những ngày dài mất niềm tin vào cuộc sống”.



doi-net-ve-cam-huong-bong-hong-mot-thuo-trong-am-nhac-cua-lam-phuong (3)
Nhạc sĩ Lam Phương và người đẹp Cẩm Hường

Có thể nói, đây là giai đoạn mà nhạc sĩ Lam Phương đã sáng tác ra những ca khúc vui tươi nhất trong sự nghiệp âm nhạc của mình. Nhạc của ông thời kỳ này luôn tràn ngập màu “hồng” cũng là tên gọi của của từ “hường” như: Đường vào Paris có lắm nụ hồng (bài Mùa thu yêu đương).

Người đẹp Cẩm Hường tên thật là Lê Thị Cẩm Hường, sinh năm 1950 ở Cần Thơ (xứ Tây Đô ngày trước). Theo ca sĩ Băng Châu, người bạn rất thân của Cẩm Hường, thì nhan sắc của Cẩm Hường vô cùng xinh đẹp. Trước khi nên duyên với nhạc sĩ Lam Phương, Cẩm Hường từng là vợ của nghệ sĩ cải lương nổi tiếng Thành Được, cả hai có với nhau một người con trai sinh năm 1968. Tuy nhiên, sau khi sinh con không bao lâu thì cả hai đường ai nấy đi. Sau đó, Cẩm Hường sang Pháp và qua thêm một lần đò với một đạo diễn người Pháp gốc Việt.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...

Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
[ad_1] Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội...