Ca khúc “Như chiếc que diêm” và câu hát tựa “lời tiên tri” về chuyện tình sẽ tan vỡ: “Tình ta sớm muộn gì cũng hấp hối…”.


CA KHÚC “NHƯ CHIẾC QUE DIÊM”

  • Tên ca khúc: Như chiếc que diêm
  • Sáng tác: Từ Công Phụng
  • Thể loại: Tình ca
  • Năm ra đời: 1975
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Từ Công Phụng

Ca khúc “Như chiếc que diêm” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Từ Công Phụng là nhạc sĩ người Chăm tài hoa. Ông không chỉ sáng tác hay mà còn sở hữu giọng ca truyền cảm. Từ Công Phụng tự viết nhạc và tự hát nhạc của mình. Mỗi ca khúc do ông trình bày đều ẩn chứa những tâm trạng, nỗi niềm riêng, rất riêng.

Âm nhạc của Từ Công Phụng là những nỗi buồn thẳm sâu, tê tái và xót xa, được thể hiện qua: Mắt lệ cho người, Trên tháng ngày đã qua, Giọt lệ cho ngàn sau, Kiếp dã tràng, Tuổi xa người… Nhưng ca khúc được đánh giá là buồn nhất trong sự nghiệp của ông có lẽ là “Như chiếc que diêm”.

Ca khúc “Như chiếc que diêm” được nhạc sĩ Từ Công Phụng viết vào năm 1975, ngày sau những biến động lớn của thời cuộc cũng như của chính đời ông. Đó là quãng thời gian đau khổ, trắc trở nhất đời.

Khi thời cuộc có nhiều biến động, khi cuộc sống trở nên bất ổn, không có gì bám víu, mưu sinh vất vả, chàng nhạc sĩ trẻ phải làm nhiều nghề khác nhau để mưu sinh, nuôi sống gia đình. Nỗi buồn đau nhân lên khi cuộc tình 10 năm và cuộc hôn nhân 6 năm với với ca sĩ Từ Dung tan vỡ trong giai đoạn này. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-nhu-chiec-que-diem-cua-tu-cong-phung-9
Ca khúc “Như chiếc que diêm” được nhạc sĩ Từ Công Phụng sáng tác trong thời gian ông sống chật vật nhất

Theo tìm hiểu, trong thời gian học tại trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, ông gặp Từ Dung – con gái út của nhà văn Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long). Hai người yêu nhau và tiến đến hôn nhân. Từ Công Phụng cưới Từ Dung theo đúng nghĩa là có sính lễ và có rước rể về nhà vợ theo truyền thống mẫu hệ của đồng bào dân tộc Chăm. 

Hai người bắt đầu lên sân khấu hát cặp từ năm 1967. Họ thường sinh hoạt văn nghệ ở Quán Văn trong khuôn viên Văn Khoa từ năm 1968, cùng thời với Trịnh Công Sơn – Khánh Ly. Vợ chồng Từ Công Phụng đã thu một Cuốn băng mang tên Tơ Vàng 3 vào năm 1971. Sau khi Quán Văn đóng cửa, họ kéo về Quán Gió ở Nam Lọc trên đường Võ Tánh để sinh hoạt văn nghệ. 

Sau sự kiện lịch sử năm 1975, vợ chồng Từ Công Phụng – Từ Dung vẫn ở lại trong nước. Nhưng lúc này tình cảm bắt đầu xuất hiện những vết rạn nứt lớn. Chính chàng nhạc sĩ trẻ cũng đã dự cảm được về sự chia ly không thể tranh khỏi, ông đã viết “Như chiếc que diêm” với một câu hát tiên tri: “Tình ta sớm muộn gì cũng hấp hối…”.

Sự cứu vớt bất khả thi cho một cuộc tình đang dần hấp hối

Nhạc sĩ Từ Công Phụng từng chia sẻ, thời gian 1975 – 1980 là giai đoạn trắc trở nhất trong đời. Thời gian này ăn còn không đủ nên không còn tâm trí để sáng tác. Thế nhưng thực tế ông vẫn sáng tác nhưng âm nhạc của Từ Công Phụng lúc này buồn da diết. Điển hình là ca khúc “Như chiếc que diêm” với lời ca rất buồn, tự như sự cứu vớt bất khả thi cho một quãng đời, một cuộc tình đang dần hấp hối”

“Thôi cũng đành một kiếp trăm năm đời người sẽ qua

Cũng đành một thoáng chiêm bao tình người cũng xa

Cũng phôi pha những điêu ngoa, theo vết môi cười tàn tạ

Thôi cũng đành một kiếp phong ba

Lệ tình cũng sa xuống đời ta những nguôi ngoai

Rồi người cũng xa, cũng xa ta, cũng xa ta theo dòng nghiệt ngã mù lòa”

Lời bài hát được nhạc sĩ gieo vần trên một nền âm thanh tựa như dòng suối tuôn chảy miên man, nhẹ nhàng nhưng ray rứt, làm cho người nghe như lạc vào cõi mê. Nhạc sĩ Từ Công Phụng chia sẻ, ca khúc này mang tâm trạng của người từng trải qua nhiều mất mát. Không chỉ là mất mát về cuộc tình đã qua, mà rộng hơn nó là sự mất mát của cả một nơi chốn. Nó mang tính ẩn dụ về sự chấm dứt của một thời vàng son.

Chuyện tình yêu cũg vậy, từng trải qua thời rực rõ, nồng cháy, nhưng cũng chỉ là sự lóe lên như một que diêm trong giây lát rồi vĩnh viễn chìm vào tăm tối:

“Vì lời em sớm muộn gì cũng một lần gian dối

Tình anh sớm muộn gì cũng đưa vào tăm tối

Đời anh sớm muộn gì, đời em sớm muộn gì

Tình ta sớm muộn gì cũng hấp hối”



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-nhu-chiec-que-diem-cua-tu-cong-phung-6
Ca sĩ Tuấn Ngọc là một trong những người thể hiện khá thành công ca khúc “Như chiếc que diêm” sau tác giả Từ Công Phụng

Dẫu cuộc tình đang hấp hôi nhưng nó vãn như là chiếc que diêm, lần cuối lóe lên huy hoàng rồi lịm tắt, tình nhân vẫn muốn trao cho nhau hết những men nồng tình sâu rã rời:

“Rót cho đầy hồn nhau, đắp cho đầy đời nhau

Những men nồng tình sâu rã rời..

Thôi cũng đành như chiếc que diêm một lần lóe lên

Thắp đời em sáng lung linh

buồn một cõi riêng

Những đêm sâu, những canh thâu

Nghe nước mắt nặng giọt sầu

Thôi cũng đành như kiếp rong rêu một lần hóa thân

Cuốn về phong kín tim ta

Một đời chói chang những đam mê, những ngô nghê

Với tình người nhỡ lời thề

Thôi cũng đành như tấm gương tan mờ phai vết xưa

Xót dùm cho tấm thân ta ngựa bày đã qua

Những đêm mơ thấy tan hoang

Hương tình vừa chớm muộn màng…”

Xuyên suốt ca khúc, người nghe dường như bị cuốn vào dòng tâm trạng buồn, sự chấp nhận thiệt thòi, mất mát lớn lao trong đời người đàn ông từng trải…



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Huỳnh Anh: Nặng lòng “kiếp cầm ca” ra đi trong cô độc
Nhạc sĩ Huỳnh Anh: Nặng lòng “kiếp cầm ca” ra đi trong cô độc
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HUỲNH ANH Tên thật: Huỳnh Anh Ngày sinh: 1932 - 2013 Quê quán: Cần Thơ Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, Nhạc công Thể loại...

“Tấm ảnh ngày xưa” của Lê Dinh: Tín vật thuở thiếu niên hoa mộng
“Tấm ảnh ngày xưa” của Lê Dinh: Tín vật thuở thiếu niên hoa mộng
[ad_1] CA KHÚC "TẤM ẢNH NGÀY XƯA” Ca khúc “Tấm ảnh ngày xưa” ra đời trong hoàn cảnh nào? Nhắc đến nhạc sĩ Lê Dinh, hầu như những người yêu...

Chuyện ít biết về “Đường tình đôi ngả” của nhạc sĩ Ngân Giang
Chuyện ít biết về “Đường tình đôi ngả” của nhạc sĩ Ngân Giang
[ad_1] CA KHÚC "ĐƯỜNG TÌNH ĐÔI NGẢ" Tác giả: Giang Ngân Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: Trước 1975 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Vũ -...

“Bộ đội về làng”: Bài thơ hay nhất của Hoàng Trung Thông và ca khúc thành công nhất của Lê Yên
“Bộ đội về làng”: Bài thơ hay nhất của Hoàng Trung Thông và ca khúc thành công nhất của Lê Yên
[ad_1] VỀ CA KHÚC "BỘ ĐỘI VỀ LÀNG" Tên ca khúc: Bộ đội về làng Nhạc sĩ sáng tác: Lê Yên Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950...

“Lá đổ muôn chiều” – Lời tạ từ cuối cùng dành cho mối duyên không phận
“Lá đổ muôn chiều” – Lời tạ từ cuối cùng dành cho mối duyên không phận
[ad_1] CA KHÚC “LÁ ĐỔ MUÔN CHIỀU” Tên các khúc: Lá đổ muôn chiều Nhạc sĩ sáng tác: Đoàn Chuẩn Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu:...

“Cung đàn xưa” của nhạc sĩ Văn Cao: Vọng tiếng sầu ngàn năm
“Cung đàn xưa” của nhạc sĩ Văn Cao: Vọng tiếng sầu ngàn năm
[ad_1] CA KHÚC "CUNG ĐÀN XƯA” Tên các khúc: Cung đàn xưa Nhạc sĩ: Văn Cao Năm phát thành: 1942 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thái Thanh, Thái Hiền,...

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Lời tình buồn”: Hơi thở cất lên từ những rung động đích thực
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Lời tình buồn”: Hơi thở cất lên từ những rung động đích thực
[ad_1] CA KHÚC “LỜI TÌNH BUỒN” Tên các khúc: Lời tình buồn Nhạc sĩ sáng tác: Hoàng Thanh Tâm Năm phát thành: 1982 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly Hoàn...

Chuyện ít biết về số phận đặc biệt của ca khúc “Tiến về Sài Gòn” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
Chuyện ít biết về số phận đặc biệt của ca khúc “Tiến về Sài Gòn” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
[ad_1] VỀ CA KHÚC "TIẾN VỀ SÀI GÒN" Tên ca khúc: Tiến về Sài Gòn Nhạc sĩ sáng tác: Lưu Hữu Phước (đề tên tác giả với bút danh: Huỳnh...

Nhạc Phạm Duy và thơ Nguyễn Tất Nhiên: Cuộc hạnh ngộ định mệnh!
Nhạc Phạm Duy và thơ Nguyễn Tất Nhiên: Cuộc hạnh ngộ định mệnh!
[ad_1] Cuộc hạnh ngộ định mệnh tạo nên những tác phổ quý giá Phạm Duy là "cây đại thụ" của văn nghệ Sài Gòn trước 1975 và là "ngôi sao...

Phạm Đình Chương: Từ giọng ca điêu luyện của Ban hợp ca Thăng Long đến người nhạc sĩ tài hoa của tân nhạc Việt Nam
Phạm Đình Chương: Từ giọng ca điêu luyện của Ban hợp ca Thăng Long đến người nhạc sĩ tài hoa của tân nhạc Việt Nam
[ad_1] Các tài liệu âm nhạc có ghi nhận không ít gia đình âm nhạc nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam. Riêng với tân...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HENRI DUPARC (1848-1933)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HENRI DUPARC (1848-1933)
[ad_1] Nhà soạn nhạc người Pháp cuối thời kỳ Lãng mạn Henri Duparc, tên đầy đủ là Henri Fouques Duparc, sinh ngày 21 tháng 1 năm 1848 tại Paris. Duparc...

TOP 3 THƯƠNG HIỆU GUITAR ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRÊN THẾ GIỚI
TOP 3 THƯƠNG HIỆU GUITAR ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRÊN THẾ GIỚI
[ad_1] Guitar là một loại nhạc cụ thông dụng và nhiều người chơi hơn cả. Do vậy, trên thế giới thị trường đàn Guitar luôn hoạt động một cách sôi...

Nhạc sĩ Lam Phương: Ngôi sao sáng giữa bầu trời âm nhạc đại chúng trước 1975
Nhạc sĩ Lam Phương: Ngôi sao sáng giữa bầu trời âm nhạc đại chúng trước 1975
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ LAM PHƯƠNG Tên thật: Lâm Đình Phùng Nghệ danh: Lam Phương, Thương Anh Ngày sinh:20/03/1937 – 22/12/2020 Quê quán: Làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu...

Ly rượu mừng” của Phạm Đình Chương: “Xuân khúc kinh điển của nền tân nhạc Việt Nam
Ly rượu mừng” của Phạm Đình Chương: “Xuân khúc kinh điển của nền tân nhạc Việt Nam
[ad_1] CA KHÚC "LY RƯỢU MỪNG" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1952 Thu âm: Ban hợp ca Thăng Long Ca khúc "Ly...

Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P2]: Uyên ương rẽ lối, tình như mây khói
Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P2]: Uyên ương rẽ lối, tình như mây khói
[ad_1] Sau một thời gian sống trong nguồn ân, bể ái, mộng hồng ủ ấp, Minh Trang và Dương Thiệu Tước chính thức tuyên hôn thành vợ chồng. Bạn bè,...