Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại


CD “GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU”

“Giọt lệ cho ngàn sau” là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ Công Phụng, do Phương Nam phim phát hành.

Trong 10 tình khúc, có những ca khúc đã từng được công chúng yêu thích: Giọt lệ cho ngàn sau, Mắt lệ cho người, Mùa thu ngàn bay, Mùa xuân trên đỉnh bình yên. Nhưng cũng có những bài hát ít được phổ biến như: Trên tháng ngày đã qua, Như ngọn buồn rơi, Tình tự mùa xuân, Đêm không cùng. 

10 ca khúc của Từ Công Phụng mang nét buồn man mác với ca từ đẹp, giàu ý thơ qua tiếng hát Tuấn Ngọc lại càng khiến người nghe thêm lắng lòng.

Nếu chỉ nghe qua CD “Giọt lệ cho ngàn sau” thì cảm nhận sẽ nghiêng về nhạc hơn là lời. Nhưng nếu nghe kỹ thì sẽ cảm thấy tâm trí như thấm đẫm cái nét buồn, man mác buồn. Rồi hết thảy 8,9 bài trong album này là chữ khóc, lệ, mắt, hay là nước mắt. 

Mặc dù buồn nhưng giai điệu của các ca khúc trong CD này là hoàn toàn khác nhau. Đây có lẽ là điểm vàng nổi bật của CD vì đã chọn được 10 bài như là mười dung nhan khác nhau, xoáy quanh cái sự “buồn” trong âm nhạc Từ Công Phụng. Chính tựa CD “Giọt lệ cho ngàn sau” cũng đã nhấn mạnh điều này, bằng cách “rào đón” với bạn là: bạn mua CD này thì sẽ được nghe nhắc đến nhiều giọt lệ đấy! Đây cũng là cách khởi sự từ hai đĩa Pet Sounds của nhóm The Beach Boys và Sgt. Pepper’s Lonely Hearts Club Band của nhóm The Beatles giữa thập niên 60, khi các bài trong đĩa nhạc xoay 1 chủ đề duy nhất. Người ta gọi đí là concept album.



dieu-thu-vi-ve-cd-giot-le-cho-ngan-sau-tuan-ngoc-tu-cong-phung
“Giọt lệ cho ngàn sau” là CD của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 bản tình ca được viết bởi nhạc sĩ Từ Công Phụng

Một điểm đáng chú ý khác là cách sắp xếp thứ tự các bài nhạc. Điều này cho thấy, người làm CD vô cùng cẩn thận, tính toán từng ly từng tí. Để ý nhé, sau ba bài buồn “Mắt lệ cho người”, “Trên tháng ngày đã qua”, “Như ngọn buồn rơi” thì đến bài “Tình tự mùa xuân” – ca khúc này được chen vào để làm dịu cái không khí buồn. Tiếp đó là ca khúc “Đêm không cùng” và “Giọt lệ cho ngàn sau” – hai ca khúc rất buồn. Sau đó là ca khúc “Mùa xuân trên đỉnh bình yên” để rồi kết với ca khúc “Mùa thu mây ngàn” và “Lời cuối”.

Sau phần bố cục, dường như khán thính giả sẽ bị thu hút bởi giai điệu ngọt ngào nhưng không kém phần tự nhiên trong âm nhạc Từ Công Phụng. Điển hình nhưng trong bài mở màn CD là “Mắt lệ cho người”:

“Mưa soi dấu chân em qua cầu

Theo những cánh rong trôi mang niềm đau

Đời em đã khép đi vội vàng

Tình ta cũng lấp lối thiên đàng

Như cánh chim khuất ngàn, như cánh chim khuất ngàn

Còn mong còn ngóng chi ngày yêu dấu”.

Có thể chúng ta không hiểu sâu sắc nội hàm ẩn dụ dưới từng câu ca nhưng ta dễ nhàng nhận thấy, lời hát rất ăn khớp với giai điệu. Vì khi Tuấn Ngọc cất tiếng ca, người nghe thấy rất trơn tru, không khiên cưỡng. Từ Công Phụng cũng hay lặp lại lời nhạc, ví dụ như “như cánh chim khuất ngàn, như cánh chim khuất ngàn”. Điều này nhằm nhấn mạnh ý tưởng chia lìa giữa hai nhân vật chính trong nhạc phẩm.

Hay như ca khúc “Trên tháng ngày đã qua”, sau câu đầu chậm rãi là điệu nhạc rhumba, với giai điệu thật duyên dáng:

“Rung một cánh nhạc buồn

Biết có hay người khóc trên cung đàn lẻ loi

Rơi một ngấn lệ sầu

Có ai hay người khóc cho duyên tình bẽ bàng

Rung một cánh nhạc buồn, rơi một ngấn lệ sầu

Có ai hay người khóc trong tinh cầu lẻ loi”

Nhưng không phải nhạc Từ Công Phụng dễ đoán như vậy. Nhạc sĩ đã dùng thuật chuyển cung và ngắt câu không cân xứng làm đoạn nhạc trở nên phức tạp nhưng đáng nói là giai điệu vẫn rất nhuần nhuyễn:

“Ngoài kia mưa là những giọt giòng lệ rơi

Theo cuộc tình khi cơn bão đi qua đời mình

Người ơi, người ơi, tìm đâu thấy nửa đời Xuân thắm

Với tình yêu chúng ta, như giọt sương sớm mai

Như giọt sương sớm mai

long lanh, trên cánh hoa sen”

Trong ca khúc “Như ngọn buồn rơi”, nhạc sĩ tài tình kết hợp giữa giai điệu và lời ca (âm tiết – prosody). Đây là một bản nhạc buồn và có sự rơi. Ngay ca từ đầu tiên ta đã thấy mùa thu trút lá vàng, rồi hình ảnh chập chùng, xa vời hơn với một thung lũng buồn, với em lệ nhòa trên tóc:

“Như mùa thu trút lá vàng

ngậm ngùi em khóc cho tuổi thơ qua mau

hồn nhiên cũng rơi khỏi tầm tay với

trên từng thung lũng buồn

em lệ nhòa trên tóc…”

Ở đoạn tiếp theo, nhạc sĩ vẽ lên cảnh thung lũng buồn, bằng cách viết 3 nốt đi lên Mi (5) rồi một nốt xuống Sol (4), cứ thế thả dốc xuống một bát độ đến nốt Sol (3), rồi thong thả đi lên nốt Mi (4):

“Trên từng thung lũng buồn

từng thung lũng buồn

mùa thu đã trở mình trên gót nhỏ

dìu em đến người

bằng vòng tay nâng niu hạnh phúc”

Khi nghe lần điệp khúc thứ 2, lời ca được nâng niu bảo bọc bởi tiếng vĩ cầm hòa điệu, tạo nên cảm giác ấm cúng, an toàn dù đang thả dốc theo cơn lốc mềm, theo con lũ tình yêu:

“Trên từng cơn lốc mề

hồn em đã ngủ vùi trong tiếng thở

tình tôi cũng mù theo cơn lũ nào

là lần em đã khóc cho tình yêu”

Cả 10 ca khúc trong CD “Giọt lệ cho ngàn sau” đều vậy, giai điệu đẹp, hòa hợp giữa lời và nhạc, đi cùng với những biến thể của nỗi buồn, của lệ rơi, của trái tim buồn, của đôi mắt em rất buồn… Ngay cả trong hạnh phúc mà giọt lệ vẫn cứ rơi rơi…



dieu-thu-vi-ve-cd-giot-le-cho-ngan-sau-tuan-ngoc-tu-cong-phung-9
Sự kết hợp giữa giọng ca Tuấn Ngọc và âm nhạc Từ Công Phụng đã tạo nên một album chất lượng khiến khán thính giả nhiều thế hệ mê đắm

Có một điều quan trọng, âm nhạc của Từ Công Phụng buồn nhưng không phải nỗi buồn bi lụy, tiêu cực. Đó là nỗi buồn sáng suốt. Nhạc sĩ chấp nhận thực tại và nhiều khi còn khuyên bảo người yêu:

“Thôi đừng tìm đến nhau làm gì

Thôi đừng nhìn nhau nữa mà chi

Đường vào ngày mai sỏi đá

Thôi em về, quên hết đi ngày xưa!” (Lời cuối)

Thậm chí, có những lúc nhạc sĩ đứng hẳn ra khỏi cái tôi hiện hữu, từ ngoài nhìn vào để ráng mô tả tâm trạng của chính mình và đôi khi là nói hộ cả nỗi lòng của người phụ nữ:

“Đường về nhà em xa lắm

xin tình người đừng dối gian thêm buồn”

hay

“Đêm nay bên thềm cầm tay, em khẽ nói

‘Ngày mai anh đi rồi,

Anh có buồn không’?” (Mùa thu mây ngàn)

Và ngay cả khi viết những điệu nhạc vui, Từ Công Phụng cũng rất biết chừng mực, không thái quá:

“Tay này tay nắm tay

nhìn nhau đắm say

như chưa bao giờ

nghe chừng trong mắt nâu

hồn anh đã tan

thành mùa xuân ngọt ngào phủ ấm thiên đường đôi ta…”(Tình tự mùa xuân)

Trong sự thành công của CD “Giọt lệ cho ngàn sau” không thể không nhắc đến giọng nam trầm ấm với lối nhả chữ đặc trưng của Tuấn Ngọc. Và cũng không thể không nhắc đến cái tài đệm đàn jazzy trong “Trên tháng ngày đã qua” cũng như cách để hợp âm thật điệu nghệ hay những câu comping thật đúng lúc đúng chỗ để phụ họa thêm hay điền đầy giai điệu, rất đăng trưng của anh Duy Cường. 

Ở tuổi xế chiều, Tuấn Ngọc vẫn kể những chuyện tình bằng âm nhạc một cách đầy quyến rũ. “Giọt lệ cho ngàn sau” như một lần gặp gỡ đầy duyên nợ của Tuấn Ngọc – người kể chuyện tình buồn và Từ Công Phụng – thế hệ vàng son của tân nhạc Việt Nam.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....