Ý nghĩa bút danh “Anh Việt Thanh” của tác giả ca khúc “Vùng lá me bay”


Tác giả “Vùng lá me bay” Đặng Văn Quang lấy bút danh là “Anh Vệt Thanh” – khá giống với bút danh của nhạc sĩ Anh Việt Thu. Hãy cùng lắng nghe nhạc sĩ lý giải nhé!

Âm nhạc
Nguồn: Internet

Đặng Văn Quang (1936 – 2015) là nhạc sĩ nhạc vàng trước 1975 tại miền Nam Việt Nam. Thời trẻ, ông học hòa âm sáng tác với nhạc sĩ Lê Văn Tài và học ngón đàn độc đáo của nhạc sĩ Nam Huyền, Văn KHánh, Hoàng Bửu.

Đặng Văn Quang bắt đầu sáng tác từ năm 1958, sau đó dạy đàn và nhạc lý. Từ năm 1960 đến 1975, ông đi dạy nhạc ở nhiều nơi như Đà Lạt, Định Tường, Sài Gòn, Đà Nẵng. Ông còn là thành viên của nhóm sáng tác thuộc Cục Chính huấn Việt Nam Cộng hòa. Ngoài ra, ông còn giữ vai trò là phụ tá giám đốc cho hãng băng nhạc Nhã Ca. 

Âm nhạc của ông chủ yếu sử dụng điệu blues nức nở, ngập ngừng, xuyên qua từng câu từng đoạn với cung La thứ. Thỉnh thoảng có một số ca khúc được viết theo nhịp bolero. 

Âm nhạc của Đặng Văn Quang theo chiều hướng hiện đại, phục vụ cho giới mộ điều trẻ như sinh viên, học sinh. Có không ít ca khúc của ông được Đài phát thanh Sài Gòn, Đài phát thanh Quân đội chọn trình bày trong các kỳ đại nhạc hội. 



y-nghia-but-danh-anh-viet-thanh-0
Chân dung nhạc sĩ Anh Việt Thanh

“Vùng lá me bay” là tác phẩm âm nhạc cuối cùng được ông viết vào khoảng mùa hè đỏ lửa năm 1972. Đây là ca khúc ấn tượng của Đặng Văn Quang với những hình ảnh làm ray rứt lòng người trong bối cảnh quê hương đang chìm ngập dưới khói lửa đau thương.

Và giống như rất nhiều nhạc sĩ cùng thời, khi viết nhạc, Đặng Văn Quang không sử dụng tên “cúng cơm” mà dùng bút danh. Xuyên suốt cuộc đời âm nhạc của mình, ông sử dụng bút danh “Anh Việt Thanh”. 

Bút danh này của Đặng Văn Quang đã khiến nhiều người tưởng rằng, nhạc sĩ Anh Việt Thu và Anh Việt Thanh là hai anh em (giống như nhạc sĩ Y Vân – nhạc sĩ Y Vũ). Nhưng thực ra, hai nhạc sĩ này cùng quê. Dẫu không phải anh em ruột nhưng họ cũng có chút liên quan họ hàng xa.

Lúc sinh thời, khi được hỏi vì sao chọn bút danh này, nhạc sĩ Anh Việt Thanh giải thích: “Sở dĩ tôi lấy tên Anh Việt Thanh là vì tôi và Anh Việt Thu ở cùng làng, có bà ocn xa bên mẹ, hơn nữa tôi rất phục tài của Anh Việt Thu, nên ước muốn nơi chúng tôi sinh ra có nhiều nhạc sĩ”.

Nhạc sĩ Anh Việt Thu từ giã cõi đời vào ngày 15/3/1975. Như một định mệnh, đúng 40 năm sau, nhạc sĩ Anh Việt Thanh qua đời vào ngày 12/3/2015.

Nhạc sĩ Anh Việt Thu là tác giả của những ca khúc bất hủ như: Tam điệp khúc, Người ngoài phố, Hai vì sao lạc…

Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, có người em trai tên Huỳnh Hữu Việt Thu bị tật nguyền. Là con cả trong nhà, nhạc sĩ Anh Việt Thu có trách nhiệm bảo bọc và chăm lo cho các em, nhất là người em út không may mắn. Chính vì thế khi viết nhạc, ông chọn bút danh Anh Việt Thu (anh của Việt Thu) như là một cách để nhắc nhở mình về trách nhiệm với gia đình.

Mang trong mình trọng trách lớn nhưng lại yểu mệnh vắn số, qua đời khi mới 37 tuổi. Vào một buổi sáng, bên chiếc xe tang của ông có một người vợ trẻ là cựu nữ sinh trường Gia Long cùng 2 con thơ, cha mẹ già và người em trai tật nguyền…



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...