“Thăng Long hành khúc ca” của Văn Cao: Xây đắp vinh quang bằng chí khí anh hùng


CA KHÚC “THĂNG LONG HÀNH KHÚC CA”

  • Tên các khúc: Thăng Long hành khúc ca

  • Nhạc sĩ: Văn Cao

  • Năm phát thành: 1943

  • Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Nhóm Thăng Long, nhóm Lạc Việt,…

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Thăng Long hành khúc ca” của Văn Cao

Vào mùa hè năm 1943, Doãn Tòng rủ Văn Cao đi xem phim. Lúc hai người đến rạp Ca si nô ở phố Cầu Đất để xem bộ phim “Chiến thắng tại đảo Chu Nam” do Nhật sản xuất. Lúc xem phim, nhìn những đoàn lính Nhật đông như kiến cùng những đoàn xe đạp, xe ô tô đổ bộ lên đảo, ra sức dày xéo, nghiến nát lên những con búp bê, những đôi giày của trẻ em trên đường… trái tim nhạy cảm của người nhạc sĩ như thắt lại, ông nắm chặt tay Doãn Tòng, người run bắn lên.

Sau buổi chiếu phim ấy, thay vì về nhà ngay, nhạc sĩ Văn Cao rủ Doãn Tòng ra cầu tầu. Văn Cao gối đầu trên đôi bàn tay, ngửa mặt lên trời, nằm im bất động. Bầu trời đêm sâu thẳm, lốm đốm vài ngôi sao nhấp nháy, thỉnh thoảng lại có cơn gió từ mặt sông thổi vào, hàng cây bên hè phố phát ra âm thanh xao xác. Văn Cao bất chợt buông ra một câu tức giận: “Bọn Nhật tàn bạo quá! Không thể như thế được”.

Một lát sau, Văn Cao lật người lại, nằm bò trên cầu tầu, đôi mày nhíu chặt, bàn tay gại lên sàn liên tục… Quá hiểu tính cách của bạn, Doãn Tòng biết lúc này Văn Cao đang tập trung suy nghĩ cho một sáng tác mới, anh đứng dậy, lặng lẽ ra về để không làm đứt mạch dòng suy nghĩ của bạn.

Lúc này, trong đầu Văn Cao vang lên từng nhịp bước của những đoàn quân, bất chợt một nét nhạc vang lên, ca từ bật ra như một lời thúc giục: “Cùng tiến bước về phương Thăng Long thành đứng …”. Những trang sử hào hùng của dân tộc hiện ra, hình ảnh đám tàn quân Tôn Sỹ Nghị chen chúc, dẫm đạp lên nhau tháo chạy: “Nhị Hà còn kia, Nhị Hà đó, lũ quân chàng Tôn sập cầu trôi đầy sông…”.

Bài hát “Thăng Long hành khúc” đã ra đời như thế và Doãn Tòng là người đầu tiên được nghe bài hát này. Nghe xong bài hát, Doãn Tòng xúc động đến lặng người, giọng nghèn nghẹn nói với Văn Cao: “Bài hát này hay quá, nghe xong mình gai hết cả người… cậu nên tìm cách xuất bản để phổ biến rộng rãi cho mọi người cùng biết”. Văn Cao im lặng, quả thực anh chưa nghĩ đến việc này.

Doãn Tòng thấy vậy thì mách nước: “Gia đình nhà thằng Ích có xưởng in, cậu nên đến gặp nó xem sao?”. Theo lời bạn, Văn Cao tìm gặp Đỗ Hữu Ích. Nghe xong, ông vui vẻ nhận lời ngay: “Tưởng gì, việc này mình lo được”. Rồi ánh mắt Ích sáng lên, tinh quái nhìn Văn Cao bảo: “Từ nay mình sẽ lo phát hành những bài hát của cậu”.

Mấy ngày sau, gặp lại Văn Ca, Đỗ Hữu Ích giọng lo lắng bảo: “Không ổn rồi Văn, thằng Tây kiểm duyệt nó đòi gặp tác giả, lời bài hát có vấn đề, cậu phải đến gặp nó xem sao. Thằng này nó nghiện đấy, chắc nó vòi ăn…”.

Nghe vậy, Văn Cao phải vay tiền để mua một hộp thuốc phiện loại hảo hạng nhãn hiệu con rồng vàng với giá 5 đồng bạc đông dương (một đồng bạc đông dương thời đó có thể đong được 1 tạ gạo). Vừa nhìn thấy hộp thuốc, thằng tây mắt sáng lên, vồ lấy hộp thuốc hít lấy hít để. Một lát sau, hắn lấy ra từ ngăn bàn bài hát “Thăng Long hành khúc”, hắn nhìn vào bản nhạc lẩm bẩm xướng âm và lời bài hát, sau đó ngửa mặt lên nhìn chằm chằm vào Văn Cao, ánh mắt soi mói: “Mày là tác giả?’.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-thang-long-hanh-khuc-cua-van-cao
Lời ca khúc “Thăng Long hành khúc ca” của nhạc sĩ Văn Cao

Nhạc sĩ Văn Cao gật đầu. Đôi mắt hắn dần dịu xuống đi khi thấy trước mặt mình là một chàng thanh niên gầy gò, có gương mặt thông minh và đôi mắt sáng. “Anh định dùng bài hát này để hô hào dân chúng nổi dậy, tiến về Thăng Long lật đổ nước Đại Pháp hả? Không được dùng chữ Tiến bước, phải thay bằng chữ khác!”, hắn nói. Văn Cao bối rối nghĩ thầm “Thằng cha này quái thật!”.

Trong lúc Văn Cao đang suy nghĩ, thằng tây kiểm duyệt vẫn ngồi hít hộp thuốc phiện, ánh mắt dò hỏi nhìn chằm chằm vào ông. Rồi bất ngờ, hắn nói: “Được rồi! Ta thay tiến về bằng chữ ngước mắt. Cùng ngước mắt về phương Thăng long thành cao đứng. Ngước mắt thì được, tao cho chúng mày ngước mắt thoải mái, còn tiến bước thì cấm”. Nhạc sĩ Văn Cao giật mình, anh thật sự ngạc nhiên và có đôi chút khâm phục trình độ hiểu biết và sự thông minh của hắn. Văn Cao đứng dậy, bắt tay thằng tây, nói với hắn bằng tiếng Pháp: “Cám ơn ngài, tôi thực sự khâm phục sự hiểu biết của ngài!”.

Ca khúc “Thăng Long hành khúc ca” của nhạc sĩ Văn Cao sau khi phát hành đã nhanh chóng phổ biến rộng khắp các tầng lớp thanh niên, học sinh của Hải Phòng, trở thành nhạc phẩm yêu nước được mọi người vô cùng yêu thích.

Lời bài hát “Thăng Long hành khúc ca” của nhạc sĩ Văn Cao

Cùng ngước mắt về phương Thăng Long thành cao đứng

Trông khói sương chiều ám trên dòng sông

Nhị Hà còn kia, Nhị Hà còn đó!

Lũ quân chàng Tôn sập cầu trôi đầy sông

Tháp đây! Gươm Thần đâu dưới nước biếc

Có chăng! Bao người bao nhiêu luyến tiếc

Này phường này phố cũ

Này đường về Ô xưa!

Bóng xưa ngàn năm hồ phai khi tàn mơ

Thăng Long! Thành xưa!

Thăng Long, ngày nào cờ khoe sắc phấp phới

Loa vang xa chiêng thu không tiếng hát ngát trong trống thành

Bao năm qua các chốn cũ cũng đã mất hết tinh anh

Thăng Long thành:

Ơi Thăng Long! Ơi Thăng Long! Ơi Thăng Long ngày nay

Dân trí sống yên vui chờ gió mới theo về

Bao ánh sáng phương Tây từ khắp chốn theo về

Ơi Thăng Long! Ơi Thăng Long! Ơi Thăng Long ngày mai

Xây đắp dưới vinh quang bằng chí khí anh hùng

Gần xa hò hét:

Thăng Long! Thăng Long! Thăng Long Thành



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...