Nhạc sĩ Anh Việt Thu và 20 năm sống trọn vẹn với âm nhạc


20 năm sống cùng âm nhạc

Nhạc sĩ Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang (SN 1939 tại Campuchia). Đến năm 1940, ông được làm giấy khai sinh ở làng An Hữu, quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Ông là anh cả trong gia đình, dưới ông còn 3 người em là: Huỳnh Hữu Phi Long, Huỳnh Thị Kim Phụng và Huỳnh Hữu Việt Thu. 

Vì người em út tên Việt Thu nên sau này khi viết nhạc ông dùng bút danh Anh Việt Thu (tức anh của Việt Thu) như một cách tự nhắc nhở mình về trách nhiệm với các em, nhất là với người em út Việt Thu.

Từ ngày còn học trung học ở trường Nguyễn Công Trứ (Sài Gòn), Anh Việt Thu đã cùng với một người bạn cùng lớp tập tọe chơi đàn guitar. Thời đó, ông chỉ tự tập theo năng khiếu của mình chứ chưa học hành bài bản. 

Đến năm 1956 (khi đó 17 tuổi), ông thi vào trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn (vừa được thành lập). Anh Việt Thu trở thành một trong những sinh viên đầu tiên của ngôi trường âm nhạc nổi tiếng này. Tại đây, ông lần lượt học các môn nhạc pháp, nhạc sử, hòa âm, đối âm, tấu âm, sáng tác và dương cầm với các giáo sư Hùng Lân, Nguyễn Phụng, Hải Linh, Võ Đức Thu…



nhac-si-anh-viet-thu-va-20-nam-song-tron-ven-voi-am-nhac-0
“Giòng An Giang” là ca khúc đầu tay của nhạc sĩ Anh Việt Thu

Cũng ở tuổi 17 này, Anh Việt Thu bắt đầu bén duyên với nghiệp sáng tác. Ca khúc đầu tay của ông là “Giòng An Giang” nhanh chóng được công chúng yêu thích, giới phê bình đánh giá cao về cả giai điệu và lời ca. 

Nhạc sĩ Anh Việt Thu có 20 năm chuyên tâm viết nhạc. Sau ca khúc đầu tay thành công, công cho ra đời rất nhiều ca khúc nhạc vàng khác như: Hai vì sao lạc, Đa tạ, Người ngoài phố, Nhớ nhau hoài, Cuốn theo chiều gió, Mùa xuân đó có em…. và đặc biệt là “Tám điệp khúc” – bài hát có nhắc đến cái mốc 20 năm định mệnh của ông: “Mẹ Việt Nam ơi, hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về”.

Trong 10 năm đầu của sự nghiệp sáng tác, Anh Việt Thu chưa thực sự tham gia sâu rộng trong làng nhạc Sài Gòn. Bởi lúc đó ông vẫn đi học. Sau khi học xong thì đi dạy học ở các tỉnh lẻ như Biên Hòa, Bình Dương, Tây Ninh.

Giai đoạn từ năm 1964 – 1965, khi còn đang dạy ở Tây Ninh, Anh Việt Thu sáng tác “Tám điệp khúc”. Ca khúc trở nên nổi tiếng với giọng ca Hoàng Oanh. Liên tục các đài phát thanh phát sóng ca khúc này. Từ đó đưa tên tuổi của ông đến gần công chúng hơn. Ngoài ra, ca khúc này cũng đánh dấu dốc 10 năm đầu sự nghiệp của Anh Việt Thu.

Năm 1965, Anh Việt Thu trở lại Sài Gòn và lập gia đình. Từ đó, ông tham gia hoạt động nghệ thuật nhiều hơn. Đó cũng là năm ông thành lập đoàn du ca Phù Sa, quy tụ nhiều nhạc sĩ cùng quê là Anh Việt Thanh, Phạm Minh Cảnh, Hà Phương… để đi hát khắp nơi từ Huế đến Cần Thơ. Cùng thời điểm, ông còn thành lập chương trình Phù Sa (ca – ngâm – diễn – đọc) và Tuấn báo Văn nghệ truyền thanh trên làn sóng phát thanh.

Năm 1971, ông có riêng một chương trình mang tên “Giờ âm nhạc Anh Việt Thu” trên đài vô tuyến truyền hình Việt Nam. Đồng thời hợp tác với hãng dĩa Việt Nam để thực hiện một số băng nhạc. Song song với hoạt động âm nhạc, Anh Việt Thu còn dạy học ở trường Chu Văn An (Sài Gòn). 

Cơn bạo bệnh cướp đi người nhạc sĩ tài năng ở tuổi 37

Những năm tháng cuối đời, Anh Việt Thu làm việc tại Phòng Văn nghệ Đài phát thanh quân đội chung với nhạc sĩ Trần Thiện Thanh và nhạc sĩ Phạm Minh Cảnh.

Bạn bè nhận xét, Anh Việt Thu là người hiền lành, ít nói, sống nhiệt tình. Trong thời gian còn dạy học ở Tây Ninh, tuy lương bổng rất khá nhưng do tính nghệ sĩ nên ông vẫn cứ túng thiếu, thậm chí còn bán cả radio để trả tiền thuê nhà. Có lẽ cũng vì vậy mà dù làm việc nhiều nhưng đến khi vĩnh biệt đời, ông không dành dụm được gì để lại cho vợ con,

Thi sĩ Thiên Hà – một người bạn thân, cũng là một trong những người chăm sóc Anh Việt Thu trong hơn 100 ngày nằm viện trước khi qua đời đã thuật lại rằng: “Sau này nếu khỏi bệnh, chắc tao không làm được gì ra tiền như trước đây. Tao chỉ mong có một mái nhà lá đơn sơ bên kia sông Tân Thuận, đường Trần Xuân Soạn hay Tân Quy Đông gì đó để tao được thảnh thơi. Con tao mỗi đứa trong bạn bè lo một thằng cho tao rảnh tay. Rồi tao đạp xe đạp đi làm cho hoạt động. chiều về có gì ăn nấy, với một khung trời xanh, một dòng sông nhỏ cho tâm hồn thảnh thơi với những thanh âm!”.

Trong những ngày ốm yếu như vậy, là một người khát sống, Anh Việt Thu vẫn còn mang chút hi vọng được kh0oir bệnh. Ông cũng biết rằng dù có khỏi thì cũng không trở lại được như xưa, không thể lo lắng cho vợ con nên chỉ mong có được chiếc xe đạp, chiều về có gì ăn nấy. 



nhac-si-anh-viet-thu-va-20-nam-song-tron-ven-voi-am-nhac-8
Nhạc sĩ Anh Việt Thu yểu mệnh, qua đời ở tuổi 37 sau một cơn bạo bệnh

Dù là một nhạc sĩ với những tác phẩm lớn nhưng đến khi cuối đời ông chỉ dám mơ ước giản dị như vậy. Điều đó khiến bạn bè ai ai cũng xót lòng.

Và đương nhiên, phép màu không thể xảy ra. Theo lời kể của Thiên Hà, những ngày nằm việc của Anh Việt Thu là những cực hình đau đớn. Dù gia đình và bạn bè túc trực cạnh bên nhưng nỗi đau thể xác vì căn bệnh hoại thận thì chỉ có một mình nhạc sĩ gánh chịu, không ai có thể san sẻ được cùng. 

Theo một số bài báo cũ, ban đầu, nhạc sĩ Anh Việt Thu nằm ở bệnh viện Đồn Đất (bệnh viện Nhi Đồng 2 ngày nay), sau đó chuyển qua Tổng Y viện Cộng hòa (nay là Bệnh viện 175) để tìm kiếm chút hi vọng mong manh. 

Tuy nhiên, lúc này, nhạc sĩ không còn đi được nữa, vào một buổi chiều Thiên Hà đẩy xe lăn cho nhạc sĩ được đi dạo quanh khuôn viên bệnh viện. Ông nói: “Mày thấy tao có sao không” Bác sĩ ở đây chê tao rồi”. Thiên Hà cố gượng an ủi bạn: “Có đôi khi Tây y chào thua mà Đông y làm được, và ngược lại cũng nhiều lúc Đông y chạy mà Tây y cứu chữa như chơi”.

Và khi Tây y “đầu hàng”, Thiên Hà bàn với gia đình nhạc sĩ Anh Việt Thu chuyển ông sang Y viện Quảng Đông để tìm vận may với Đông Y. Nhưng chuyển qua không được bao lâu thì nhạc sĩ trút hơi thở cuối cùng vào 2h40 ngày 15/3/1975. 

Thi hài của nhạc sĩ Anh Việt Thu được gia đình đưa về an táng tại quê hương An Hữu. Đi bên cạnh xe tang có người vợ trẻ cùng 2 đứa con thơ và một cậu em trai tật nguyền. Trong đoàn xe tang đấy còn có cha mẹ già khóc nghẹn tiễn con trai…

Với công chúng, nhạc sĩ Anh Việt Thu là một tên tuổi lớn. Còn với gia đình, ông là trụ cột (cả về tinh thần lẫn kinh tế). Sự ra đi của Anh Việt Thu là mất mát quá lớn với nền âm nhạc Việt Nam và với gia đình….



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...

Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
[ad_1] Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội...

“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
[ad_1] CA KHÚC "TRẢ LẠI THOÁNG MÂY BAY” Tên các khúc: Trả lại thoáng mây bay  Nhạc sĩ: Hoàng Thanh Tâm Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
[ad_1] CA KHÚC "HOA SỨ NHÀ NÀNG" Sáng tác: Hoàng Phương, Hoài Nam Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Năm phát hành: 1972 Ca sĩ...

Hợp âm xem nhiều

01. Buồn một chút rồi thôi - Nguyễn Đình Vũ

02. Thịnh vượng Việt Nam sáng ngời - Bùi Trường Linh

03. Smooth - Itaal Shur

04. Kỷ niệm dấu yêu - Đức Vũ

05. Chuyện ngày xưa đó (Khóc thương – tòng kū – 痛哭) - Nhạc Hoa

06. Một thuở xa người - Anh Việt Thanh

07. Xin hỏi đường ở nơi đâu (Cảm vấn lộ tại hà phương – 敢问路在何方) – Tây Du Ký 1986 OST - Diêm Túc

08. Chúc em bên người (Yǒu méi yǒu rén gào sù nǐ – 有没有人告诉你) - Nhạc Hoa

09. Sâm thương - Diệu Kiên

10. Miền Trung number one - Đông Phương Trường

11. Nguyệt tận - Hà Phương Anh

12. Cứ ngủ say - Nguyễn Hải Phong

13. Nỗi đau muộn màng - Ngô Thụy Miên

14. Lòng gương ý lược - Châu Đình An

15. Mưa về thành phố - Nguyễn Tâm

16. Trái tim dại khờ - Vĩnh Điện

17. Buồn trái sầu riêng - Lâm Tuấn Anh

18. Tình đã chia ly - Ngô Huỳnh

19. Điều ước mùa xuân - DC Tâm

20. Thương nhớ về nhau - Dương Hải

21. Tuổi hoa niên - Minh Kỳ

22. Nếu muốn rời xa - Hoàng Lê sơn

23. Em chờ anh - Lê Quang

24. Góc phố buồn - Đinh Quang Minh

25. Liên khúc Một ngày không có em & Ngày vui qua mau - Nhiều nhạc sĩ

26. Mưa trắng kinh kỳ - Phạm Mạnh Cương

27. Đoản khúc thu - Nam Vĩnh

28. Anh thương em rồi - Trường Lê

29. Thương hoài em gái Vĩnh Long - Giáng Son

30. Hát về cuộc sống hôm nay và ngày mai - Lê Hựu Hà