“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương


CA KHÚC “UỐNG NƯỚC BÊN BỜ SUỐI”

  • Tên các khúc: Uống nước bên bờ suối

  • Nhạc sĩ: Lê Uyên Phương

  • Năm phát thành: 1971

  • Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Lê Uyên và Phương

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Uống nước bên bờ suối” của nhạc sĩ Lê Uyên Phương

“Uống nước bên bờ suối” là 1 trong số 12 ca khúc nằm trong tập nhạc “Tình khúc Lê Uyên Phương – Yêu nhau khi trẻ thơ” phát hành vào năm 1971. Đây là tuyển tập những ca khúc đầu tay của nhạc sĩ Lê Uyên Phương được sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến 1970.

Trong đó, ca khúc “Uống nước bên bờ suối” viết tại Pleiku được xem là nhạc phẩm đặc biệt nhất của Lê Uyên Phương, bởi thứ tình yêu được viết trong ca khúc là thứ tình yêu đắm đuối, mê say, đầy tận hưởng chứ không mang nặng nỗi lo âu, đau đáu nghĩ về ngày mai như trong hầu hết các bài hát khác của ông.



hoan-canh-ra-doi-uong-nuoc-ben-bo-suoi-cua-le-uyen-phuong
Chân dung nhạc sĩ Lê Uyên Phương và ca sĩ Uyên Phương

Với những ai yêu mến âm nhạc của Lê Uyên và Phương (tên gọi chung của nhạc sĩ Lê Uyên Phương và ca sĩ Lê Uyên) chắc hẳn đều biết đến mối tình nồng cháy nhưng đầy cách trở của họ. Ca sĩ Lê Uyên từng kể rằng, vì bị gia đình ngăn cản, không thể gặp người yêu, quá nhung nhớ bà đã bỏ trốn từ Sài Gòn xuống Bảo Lộc để gặp chàng nhạc sĩ. Cả hai đã bỏ lại đằng sau những lo âu, muộn phiền để cùng nhau du sơn ngoạn thủy. Một hôm nọ, cả hai đi đến một bờ suối ở vùng Pleiku hoang sơ, khung cảnh bình yên lãng mạn nơi đây đã tạo nên niềm cảm hứng dạt dào, để nhạc sĩ Lê Uyên Phương viết nên những lời ca “chất dồn mê say”.

Giọng Lê Uyên khàn, mạnh mẽ, đầy sức sống thanh xuân hòa với giọng Phương trầm, tĩnh lặng, ấm áp đã giúp cho bài hát “Uống nước bên bờ suối” thăng hoa, trở thành một trong những ca khúc được giới trẻ thời ấy yêu chuộng, ngân nga hát theo.

Đôi lời bình phẩm ca khúc “Uống nước bên bờ suối” của nhạc sĩ Lê Uyên Phương

Qua bao con đường, qua bao phố phường lê mòn gót chân

Chim muông bên rừng trở mình về đón mừng

Môi khô em tròn đợi từng giọt sữa non

Dừng bên suối rồi rừng trưa nắng ngừng trôi

Đường dài đón ta cho ta giòng nước tươi thêm tình yêu

Ngọt bùi sẽ đem cho em ngày tháng đi qua cuộc đời.

Từ trong lời ca, người nghe có thể nhìn thấy chuyến du ngoạn của đôi tình nhân không phải là một chuyến dạo chơi thong dong bên rừng suối, mà tựa như một cuộc đào thoát, trốn chạy khỏi những mệt nhoài của cuộc sống. Họ đã cùng nhau đi qua con “đường dài”, phải “lê mòn gót chân” mới đến được khu rừng thuộc về riêng mình. Nơi chờ đợi và chào đón đôi tình nhân trở về, nơi “môi khô” được thấm ướt bởi những “giọt sữa non” của tình yêu, nơi “ngọt bùi” của tình yêu được lan tỏa, thấm đẫm vào tâm hồn. Hình ảnh dòng suối tinh khiết, đẹp đẽ mà nhạc sĩ nhắc đến chính là đại diện cho đích đến của đôi tình nhân, sau khi trải qua nhiều sóng gió, tranh đấu mới được ở bên nhau, cùng nhau bước đi trên thảm cỏ nhung mềm mại, được tắm mát trong dòng suối tình yêu ngọt lành, thanh mát.



hoan-canh-ra-doi-uong-nuoc-ben-bo-suoi-cua-le-uyen-phuong-1
Lời ca khúc “uống nước bên bờ suối” của nhạc sĩ Lê Uyên Phương

Như con nai hiền vui đôi chân mềm trên từng gót êm đềm

Em buông lơi tóc, nhón trên giòng nước trinh đầy

Đôi chân suôn ấy đã theo ngày tháng cuốn theo thời gian

Xa xôi nơi ấy để cho tình cũ chết trong buồn hiu.

Ngày nào đã xa ngày nào có đôi ta

Đường dài đó em xin em đừng tiếc vui chơi ngày xanh

Một ngày sẽ qua ôm theo cuộc sống nên thơ tràn đầy.

Chỉ bằng vài ca từ, người nhạc sĩ đã tài tình vẽ lên bức tranh tình yêu nồng nàn, mê đắm. Trong khu vừng vắng, chàng trai ngồi trên bờ suối nhìn người yêu chơi đùa với dòng nước, mái tóc nàng buông lơi, đôi chân trần nhón nhẹn, nàng hòa vào dòng suối mát lành… nhìn nàng, trái tim chàng loạn nhịp mê say.

Nhìn hình ảnh như thơ ấy, chàng trai bỗng thương cho đôi chân ngọc ngà vì tình yêu mà phải cùng mình băng qua bao sóng gió bụi đường. Và chàng thầm ước ao, hãy để cho “tình cũ chết trong buồn hiu”, để cho những ngày tháng gian khó, khổ đau lùi sâu vào quá khứ, để tình yêu đẹp đẽ ngày hôm nay trường tồn mãi với thời gian. Cuộc đời còn dài, những tháng tháng nên thơ hãy còn phía trước, mong nàng sẽ tận hưởng được những tháng ngày ngọt ngào sắp đến.

Em yêu em yêu, em yêu em yêu

Uống cho tình ta, uống cho đời tươi hoài

Ngày mai còn đấy, tình yêu còn thấy

Đời ngất trong ta

Em yêu em yêu, em yêu em yêu

Uống cho ngày xanh, uống cho đời trong lành

Ngày mai còn đó, tình yêu còn có

Đời đã cho ta, đời sẽ cho ta.

Có thể nói, nhạc phẩm “Uống nước bên bờ suối” của Lê Uyên Phương là ca khúc tràn đầy niềm hy vọng đối với cuộc sống và tình yêu nhất của ông. Lắng nghe bài hát, mọi người như được hòa vào những ngày ngọt ngào, mê đắm, reo vui bên bờ suối, nơi chỉ có tình yêu và tình yêu.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...