“Khi xa Sài Gòn” của Lê Uyên Phương – Lời tâm tình của kẻ viễn phương


 CA KHÚC “KHI XA SÀI GÒN”

  • Sáng tác: Lê Uyên Phương

  • Thể loại: Tình ca/ Nhạc phổ thơ

  • Năm ra đời: 1972

  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Lê Uyên và Phương

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Khi xa Sài Gòn” của nhạc sĩ Lê Uyên Phương

“Khi xa Sài Gòn” là ca khúc rất đặc biệt của nhạc sĩ Lê Uyên Phương, đây là bản nhạc được phổ từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Kim Tuấn với phần lời nhạc gần như được giữ nguyên từ bài thơ. Những ai yêu mến âm nhạc của Lê Uyên Phương đều biết rằng ông rất hiếm khi viết nhạc phổ thơ, hầu hết các ca khúc nổi tiếng của ông đều do ông tự sáng tác giai điệu và viết lời.

Lắng nghe “Khi xa Sài Gòn” nhiều người sẽ lầm tưởng đây là một ca khúc được nhạc sĩ Lê Uyên Phương sáng tác sau năm 1975 trên xứ người. Bởi phần lời của ca khúc này vô cùng da diết, diễn tả đúng tâm trạng nhớ nhung Sài Gòn của những người viễn xứ, xa lìa quê hương. Nhưng trên thực tế, nhạc sĩ Lê Uyên Phương sáng tác “Khi xa Sài Gòn” trước năm 1975, lúc ông còn ở Đà Lạt.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-khi-xa-sai-gon-cua-le-uyen-phuong
Chân dung nhà thơ Kim Tuấn

Ca sĩ Lê Uyên – vợ nhạc sĩ Lê Uyên Phương từng kể về hoàn cảnh ra đời ca khúc này như sau: “Bài Khi xa Sài Gòn là một bài thơ tình của nhà thơ Kim Tuấn, anh sống ở Pleiku. Tôi và anh Phương có dịp gặp gỡ và quen biết anh trong một lần lưu diễn tại tuần lễ văn hóa được tổ chức ở Pleiku. Trong những bài thơ mà anh khoe với chúng tôi thì anh Lê Uyên Phương rất thích bài Khi xa Sài Gòn, anh có thể cảm được bài thơ này để phổ thành nhạc khúc. Ý nghĩa chính của nó là một bài thơ tình viết bởi một người Pleiku nhớ về người yêu ở Sài Gòn, anh Phương sáng tác ca khúc này trong giai đoạn cao trào của chiến tranh là năm 1972. Còn nhà thơ Kim Tuấn viết bài thơ đó nếu tôi nhớ không lầm là vào năm 1970, thời ấy khốc liệt lắm, có những giai đoạn Sài Gòn bị giới nghiêm từ lúc 7 giờ tối”.

Nữ ký cả Cát Linh cũng từng bình luận về ca khúc này như sau: “Khi xa Sài Gòn là một ca khúc rất đặc biệt của cố nhạc sĩ Lê Uyên Phương được phổ từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Kim Tuấn. Hai từ Sài Gòn được nhắc đến ở mỗi đầu câu bài hát, từ câu đầu tiên cho đến câu cuối cùng. Ngay từ câu hát đầu tiên, người nghe, hay nói cách khác là người của Sài Gòn đã thấy hiện lên trong tâm trí mình một nỗi niềm khắc khoải xen lẫn với nỗi nhớ đầy vơi về những đêm thành phố giới nghiêm, hoàn toàn lặng im trong đêm tối. Nơi phương xa, những người con xa xứ tự hỏi rằng “Sài Gòn của mình bây giờ trời đang mưa hay nắng?”. Những hình ảnh rất đỗi thân quen như ngọn đèn đường xanh đỏ, những con đường ngái ngủ buổi sớm mai,… được nhạc sĩ nhắc đến trong ca khúc như cố gắng níu kéo một điều gì đó của Sài Gòn trong quá khứ”.

Bài hát “Khi xa Sài Gòn” lần đầu được trình diễn là trên sân khấu hải ngoại qua giọng hát của cặp đôi huyền thoại Lê Uyên và Phương (Vợ chồng nhạc sĩ Lê Uyên Phương).

Lời bài hát “Khi xa Sài Gòn” của nhạc sĩ Lê Uyên Phương

Sài gòn bây giờ trời mưa hay nắng

Sài gòn bây giờ ai khóc thương ai

Sài gòn giới nghiêm che kín đêm dài

Sài gòn khói bay, Sài gòn nắng đổ

Sài gòn đã buồn như trời sớm mai

Sài gòn bây giờ trời mưa hay nắng

Sài gòn bây giờ ai khóc thương ai

Sài gòn giới nghiêm che kín đêm dài

Sài gòn khói bay, Sài gòn nắng đổ

Sài gòn có còn bước chiều bơ vơ



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-khi-xa-sai-gon-cua-le-uyen-phuong (1)
Lời bài hát “Khi xa Sài Gòn” của nhạc sĩ Lê Uyên Phương

Sài gòn còn ai khóc kẻ lên đường

Sài gòn xe chiều rạt rời vó ngựa

Sài gòn âm thầm, đèn đỏ đèn xanh

Sài gòn mưa bay, thôi thế cũng đành

Giấc ngủ miền xa, ôm trời núi rừng

Bên rừng nhớ nắng Trung Nguyên

Sài gòn bây giờ trời mưa hay nắng

Sài gòn bây giờ cúi mặt xa nhau

Sài gòn bước ai gõ xuống đêm sầu

Sài gòn bóng nghiêng, Sài gòn đứng đợi

Sài gòn bây giờ cúi mặt xa nhau

Bài thơ “Khi xa Sài Gòn” của Kim Tuấn

Sài Gòn bây giờ trời mưa hay nắng

Sài Gòn bây giờ ai khóc thương ai

Sài Gòn giới nghiêm che kín đêm dài

Sài Gòn khói bay, Sài Gòn nắng đổ

Sài Gòn đã buồn như trời sớm mai

Sài Gòn bây giờ trời mưa hay nắng

Sài Gòn bây giờ ai khóc thương ai

Sài Gòn giới nghiêm che kín đêm dài

Sài Gòn khói bay, Sài Gòn nắng đổ

Sài Gòn có còn bước chiều bơ vơ

Sài Gòn còn ai khóc kẻ lên đường

Sài Gòn xe chiều rạt rời vó ngựa

Sài Gòn âm thầm, đèn đỏ đèn xanh

Sài Gòn mưa bay, thôi thế cũng đành

Giấc ngủ miền xa, ôm trời núi rừng

Bên rừng nhớ nắng Trung Nguyên

Sài Gòn bây giờ trời mưa hay nắng

Sài Gòn bây giờ cúi mặt xa nhau

Sài Gòn bước ai gõ xuống đêm sầu

Sài Gòn bóng nghiêng, Sài Gòn đứng đợi

Sài Gòn bây giờ cúi mặt xa nhau



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...