Hoàng hôn buồn nơi “Ga chiều” của nhạc sĩ Lê Dinh


CA KHÚC “GA CHIỀU”

  • Sáng tác: Lê Dinh
  • Thể loại: Nhạc trữ tình
  • Năm ra đời: 1962
  • Thể hiện: Thanh Thúy

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Ga chiều” của nhạc sĩ Lê Dinh

Sài Gòn là một thành phố nhập tư, từ trăm năm trước “hòn ngọc viễn đông” này đã là nơi tụ hội của người dân tứ xứ chuyển về để làm ăn, sinh sống và lập nghiệp. Đặc biệt là thập niên 1950, nơi đây đã đón hàng triệu người di cư.

Không chỉ dân buôn bán, làm ăn, cả thế kỷ qua cho đến tận ngày nay, Sài Gòn còn là nơi các em học sinh, sinh viên từ các tỉnh chọn theo học ở các trường trung học, đại học danh tiếng. Trước năm 1975, nhắc đến Sài Gòn người ta sẽ nghĩ ngay đến từ “trọ học”, vì có rất nhiều gia đình gửi con em mình lên Sài Gòn ở trọ nhà bà con hay người quen để có điều kiện học hành tốt hơn. Đến kỳ nghỉ hè, các bến xe đò liên tỉnh, ga tàu lửa lại náo nhiệt, tấp nập khung cảnh cô cậu học sinh, sinh viên chia tay nhau để về quê nghỉ hè.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-ga-chieu-cua-nhac-si-le-dinh (1)
Bìa ca khúc “Ga chiều” của nhạc sĩ Lê Dinh

Một chiều hè năm 1962, nhạc sĩ Lê Dinh đến ga tàu có việc và được chứng kiến khung cảnh người trẻ từ biệt nhau trên sân ga, nỗi buồn chia ly ấy đã tạo cho ông niềm xúc cảm mãnh liệt viết nên ca khúc “Ga chiều” với tựa đề kèm theo: “Mến trao đổi các bạn học sinh trên đường về hè”.

Đôi lời bình phẩm ca khúc “Ga chiều” của nhạc sĩ Lê Dinh

Lòng xao xuyến buồn khi chia ly

Bạn ơi nhớ cầm tay nhau đi

Rồi mai đây mình sẽ cách đôi nơi phương trời xa xôi

Ngày nay học trò chia tay nhau nghỉ hè 2-3 tháng rồi lại lên trường tề tựu, còn ở thời điểm cách đây 60 năm về trước, cuộc chia tay ngày hè có thể cũng là lần cuối đôi bạn gặp nhau. Bởi thời ấy binh đao loạn lạc, cuộc sống thường bị xáo trộn, nhiều gia đình vì chiến tranh mà phải di chuyển từ nơi này sang nơi khác, nên con em cũng phải di chuyển theo, chuyển từ trường này sang trường khác. Chính điều ấy khiến cho những buổi chia tay nhau ở ga tàu, bến xe càng trở nên bùi ngùi, lưu luyến. Đặc biệt là với những học trò từ quê lên thành phố học, đến mùa chia tay mỗi người mỗi ngã, chẳng biết bao giờ mới gặp lại được nhau.

Tìm đâu thấy ngày vui bên nhau

Còn đâu những chiều trong mưa ngâu

Nhìn hoa lá mà ước hái cho nhau cánh hoa muôn màu.

Nhớ phút chia tay nhìn nhau chẳng biết nói nhau câu gì

Để rồi nguời đi ngàn phương xa lưu luyến lúc phân kỳ

Thôi cầm tay nhau để mong ước đến phút này mai sau

Dù xa nhau nguyện ghi nhớ đến thuở mình bạc đầu.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-ga-chieu-cua-nhac-si-le-dinh-1
Ca khúc “Ga chiều” của nhạc sĩ Lê Dinh


hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-ga-chieu-cua-nhac-si-le-dinh-2
Ca khúc “Ga chiều” của nhạc sĩ Lê Dinh

Vì không biết được ngày mai, nên đôi bạn càng trở nên lưu luyến, bịn rịn, không nỡ rời xa nhau. Cả hai cùng ôn lại những ngày vui bên nhau, những kỷ niệm một thời tươi đẹp. Đó là những buổi chiều mưa ngâu mình dạo bước bên nhau, kể những chuyện vui buồn. Dẫu ngày mai có xa nhau, thì tôi và bạn cũng nguyện ghi nhớ những kỷ niệm ấy đến lúc bạc đầu. Mắt nhìn mắt, tay nắm tay… ngập ngừng chẳng thế nói thành câu.

Rồi anh buớc lần vô toa trong

Lòng vương vấn niềm thương mênh mông

Người em gái tà áo trắng tung bay

Ga chiều in bóng.

Và khi tiếng còi vang nơi xa

Mình quay buớc về trên sân ga

Chiều nay thiếu một bóng dáng thân yêu

Nhớ thương chan hòa.

Lòng chưa muốn rời mà tiếng tàu đã hú, báo hiệu giờ xa cách đã đến. Bóng người khuất dần trong toa, để lại đằng sau bao nỗi niềm thương nhớ. Ga chiều kẻ đón người đưa, kẻ đi người ở, náo nhiệt là vậy mà lòng người con gái quạnh quẽ, đơn độc đến vô cùng. Từng bước rời khỏi sân ga, lòng nàng nặng trĩu, nỗi nhớ thương dâng tràn khi cạnh nàng giờ đây thiếu đi “bóng dáng thân yêu” thuở nào…

Nhạc sĩ Lê Dinh sinh ngày 9/8/1934 tại làng Vĩnh Hựu, Gò Công là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc vàng trước năm 1975. Ông là một trong những nhạc sĩ có sức sáng tác bền bỉ và đa dạng bậc nhất thời ấy. Cùng với nhạc sĩ Anh Bằng và Minh Kỳ, ông đã thành lập nên nhóm sáng tác Lê Minh Bằng – nhóm nhạc huyền thoại gắn với những ca khúc bất hủ như: Chuyện tình Lan và Điệp, Mưa trên phố Huế, Đà Lạt hoàng hôn, Cô hàng xóm, Linh hồn tượng đá, Tình đời,…

Hơn 60 năm làm việc và cống hiến hết mình cho nghệ thuật, nhạc sĩ Lê Dinh đã để lại kho tàng âm nhạc đồ sộ với hơn 200 ca khúc. Một số ca khúc được xếp vào hàng “bất tử” của ông có thể kể đến như: Tình yêu trả lại trăng xao, Ga chiều, Xác pháo nhà ai. Chiều lên bản thượng, Tâm sự ngày chủ nhật, Cho người tình củ, Buồn len mắt nhỏ,…



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...