Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân và quan niệm sáng tác không hư cấu


HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ MẶC THẾ NHÂN

  • Tên nhạc sĩ: Phạm Công Thiệt
  • Nghệ danh: Mặc Thế Nhân, Nhã Uyên, Chí Trung… 
  • Năm sinh: 1939
  • Quê quán: Gia Định
  • Nghề nghiệp: Nhạc sĩ
  • Thể loại sáng tác: Nhạc vàng
  • Ca khúc nổi tiếng: Cho em vừa lòng; Em về với người… 
  • Thời gian hoạt động: Từ 1958

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân là ai?

Khoảng thập niên 1960, làng nhạc vàng xuất hiện một nhạc sĩ trẻ với các ca khúc đầu tay được viết ra từ một câu chuyện tình có thật: Cho vừa lòng em. Chàng nhạc sĩ trẻ đó là Mạc Thế Nhân.

Mặc Thế Nhân tên thật là Phan Công Thiệt, sinh năm 1939 trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu ở Gò Vấp (tỉnh Gia Định cũ). 

Năm 13 tuổi, Mặc Thế Nhân tham gia văn nghệ học đường. Đến năm 17 tuổi bắt đầu học nhạc với nhạc sĩ Thẩm Oánh (tác giả ca khúc “Tôi bán đường tơ), nhạc sĩ Hùng Lân (tác giả ca khúc “Cô gái Việt”), nhạc sĩ Nguyễn Quý Lãm, Nguyễn Cầu và Xuân Bình ở trường  Ca Vũ Nhạc phổ thông Sài Gòn. 



nhac-si-mac-the-nhan-va-quan-niem-sang-tac-khong-hu-cau-0
Chân dung nhạc sĩ Mặc Thế Nhân

Sau 2 năm miệt mài thụ mãn, Mặc Thế Nhân ra trường và gia nhập ban Hoa Niên. Bên cạnh đó, ông còn hợp tác với ban đàn dây Xuân Bình, trình diễn trên dàn sóng truyền thanh. 

Cũng trong thời gian này, ông đứng ra điều khiến và thành lập ban văn nghệ Thông tin Quận 1, Tổng hội Sinh viên học sinh Đô Thành và ban Luân Vũ để đi trình diễn lưu động cho các hoạt động của chính quyền. Ông cũng nhận dạy nhạc lý ở trường tư thục trong đô thành Sài Gòn và luyện cho một vài ca sĩ khác. 

Năm 1958, Mặc Thế Nhân bắt đầu sáng tác. Trong quá trình sáng tác, ông sử dụng thường xuyên nhất là bút danh “Mặc Thế Nhân”. Nhiều người cho rằng, ông lấy bút danh này với hàm ý “mặc kệ thế gian, bàng quan với sự đời”. Thế nhưng theo lời tâm sự của nhạc sĩ, bút danh Mặc Thế Nhân được sử dụng với ý nghĩa “góp chút mực cho đời” chứ không phải theo nghĩa đen như nhiều người lầm tưởng. Ngoài ra, ông sử dụng một số bút danh khác như: Phan Trần (chung với Nhật Ngân – Phan trong Công Thiệt và Trần trong Nhật Ngân), Nhã Uyên, Trùng Dương. 

Ngoài vai trò nhạc sĩ, Mặc Thế Nhân còn là một ký giả tân nhạc kịch trường. Ông cộng tác với nhật báo Lẽ sống, tuần báo Bình Dân với bút danh Mộng Thu và Giáng Ái Sĩ. Ông cũng là một kịch sĩ trong ban kịch Hải quân của Việt Nam Cộng Hòa. 

Đến đầu thập niên 1970, ông thực hiện băng nhạc Nhã Ca và mở lớp nhạc tại khu Đa Kao, quận Nhứt, Sài Gòn. Sau 1975, ông thường trú tại TP Hồ Chí Minh. Vào những ngày cuối tháng 5/2020, nhạc sĩ Mạc Thế Nhân bị đột quỵ, được gia đình đưa đi cấp cứu và được chẩn đoán bị đứt mạch máu não. Tuy nhiên, trước khi bị đột quỵ, sức khỏe của ông khá yếu, đi lại khó khăn nhưng vẫn luôn lạc quan, cười đùa, tinh thần sảng khoái để bạn bè, con cháu không phải lo lắng. 

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân và quan điểm sáng tác “không hư cấu”

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân có sáng tác đầu tay “Trăng quê hương”, xuất bản năm 1958. Đến năm 1959, ông cho ra mắt ca khúc “Vui tàn ánh lửa”. 

Sau đó, ông tập trung sáng tác nhiều và cũng được công chúng đón nhận. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ để cái tên Mặc Thế Nhân vang xa trong làng nhạc. Phải đến đầu thập niên 1970 với 2 ca khúc “Cho vừa lòng em” (viết với nhạc sĩ Nhật Ngân) và “Em về với người” mới đưa tên tuổi của ông bay xa và trở thành nhạc sĩ được nhiều người săn đón. 

Ông từng chia sẻ về hoàn cảnh sáng tác hai ca khúc này: “Đó là năm tôi học trung học, yêu một cô gái Huế xinh đẹp. Nhưng một hôm nọ tôi nhận được thiệp báo tin em lên xe hoa về nhà chồng. Thế là tôi sáng tác bài hát cho mình. Trong sự nghiệp viết ca khúc, tôi không khi nào hư cấu, bằng tình cảm thật mà tôi viết và chia sẻ âm nhạc của mình nên mới được khán giả đồng cảm”.



nhac-si-mac-the-nhan-va-quan-niem-sang-tac-khong-hu-cau-8
Chất liệu sáng tác của Mặc Thế Nhân đều được lấy từ hiện thực cuộc sống

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhạc sĩ Mặc Thế Nhân đã rút ra được điều làm ông tâm tắc. Đó là “làm công việc gì cũng phải có nền tảng để phát triển nó. Khó mà lèo lái cảm xúc của người nghe theo một hướng nào đó, trừ khi sáng tác đó hay. Nhạc sĩ cần nhận thấy mình nên sáng tác dòng nhạc nào dễ đi vào lòng người theo thời gian. Ca khúc đó sẽ là ký ức lưu giữ về thời gian, về cuộc sống mà tác giả đã trải nghiệm”.

Suốt sự nghiệp của mình, Mặc Thế Nhân đã đưa những câu chuyện đời thực vào trong âm nhạc. Cụ thể, sau mối tình bi thương với cô học trò đã qua đời do cuộc chiến vào đầu năm 1968, ông viết “Ru em tròn giấc ngủ” để tiễn người yêu. Sau đó, ca khúc này đã trở thành bản “hit” khẳng định tên tuổi của Mặc Thế Thân. 

Tiếp đó, ông viết 2 ca khúc thất tình ăn khách là “Em về với người” và “Cho vừa lòng em”. Hai ca khúc này đều viết về một bóng hồng xứ Huế. Vì thế, khán thính giả có thể dễ dàng thấy chất Huế trong ca từ, trong từng nhịp luyến láy của ca khúc “Em về với người”.

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân và chuyện tình buồn có thật trong âm nhạc

Theo tác giả Hà Đình Nguyên (báo Thanh Niên), nhạc sĩ Mặc Thế Nhân từng kể về chuyện tình được sử dụng làm chất liệu âm nhạc như sau: Khoảng năm 1970, Mặc Thế Nhân có thời gian làm thầy dạy nhạc tại nhà cho ca sĩ Hương Lan (năm đó mới 14 tuổi). Trong nhà Hương Lan khi ấy có một cô gái người Huế ở chung. Cô này tên Lan Anh, nhà ở Nha Trang, vì hâm mộ giọng hát của “thần đồng” Lan Hương mà vào tận Sài Gòn tìm đến nhà, rồi xin ở lại luôn chứ không phải là họ hàng gì cả.



nhac-si-mac-the-nhan-va-quan-niem-sang-tac-khong-hu-cau-7
Nhạc tình của Mặc Thế Nhân gắn liền với các câu chuyện đời thật của ông

Khi Mặc Thế Nhân đến dạy nhạc cho Hương Lan thì cô Lan Anh quẩn quanh ở bên, giúp việc lặt vặt cho hai thầy trò. Lúc này, nhạc sĩ họ Mặc đã có vợ và 4 con, nhưng sự dịu dàng và duyên dáng của cô gái xứ Huế đã làm cho chàng nhạc sĩ đa tình cảm thấy con tim rung động. 

Một thời gian sau, cô Lan Anh về lại Nha Trang. Vì quá nhớ nhung bóng dáng cô gái Huế mà nhạc sĩ đã hỏi Hương Lan địa chỉ của Lan Anh để biên thư hỏi thăm và được cô hồi âm. 

Thư qua thư lại bao lần, những ân tình được đổi trao thắm thiết qua những dòng chữ. Nhưng chuyện chỉ dừng lại ở những cánh thư, không thể nào tiến xa hơn. Bởi cô gái biết chàng nhạc sĩ kia đã có gia đình.

Một ngày nọ, Mặc Thế Nhân nhận được lá thư đặc biệt gửi từ Nha Trang vào. Thư này thật đặc biệt, đó là “thiệp hồng” báo tin hỷ. Lan Anh lên xe hoa với chàng trung úy không quân. Với nỗi buồn tê tái không thể nói rõ cùng ai, nhạc sĩ họ Mặc trải lòng viết nên ca khúc “Em về với người”: “Anh không trách gì đâu/ Có chăng anh trách đời riêng anh…”.



nhac-si-mac-the-nhan-va-quan-niem-sang-tac-khong-hu-cau-6
Ca khúc “Cho vừa lòng em” của nhạc sĩ Mặc Thế Nhân

Dẫu nói là không trách, nhưng ông vẫn đau đớn, dằn vặt. Ca khúc được công chúng bình dân đón nhận nồng nhiệt. Từ đó, ông viết tiếp ca khúc “Cho vừa lòng em”. Ca khúc “Cho vừa lòng em”, nhạc sĩ Mặc Thế Nhân viết chung cùng nhạc sĩ Nhật Ngân, hai người đề bút danh là Phan Trần. Xuyên suốt ca khúc là những ca từ buồn bã của một kẻ bị phụ bạc:

“Thôi rồi ta đã xa nhau

Kể từ đêm pháo đỏ rượu hồng

Em đường em, anh đường anh

Yêu thương xưa chỉ còn âm thầm…”

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân và những phút xao lòng ngay cả khi đã có gia đình

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân kết hôn từ rất sớm, năm 24 tuổi và có 8 người con. Người phụ nữ này đã gắn bó cùng ông cho đến tận hôm nay.

Nhưng với trái tim của người nghệ sĩ đa tình, ông từng thừa nhận đã có rất nhiều những phút xao lòng ngay cả khi đã có gia đình êm ấm. Theo ông, rung động là bản năng, là điều cần thiết của những người làm nghệ thuật. Chẳng thế mà ai cũng sợ yêu và lấy người làm nghệ thuật.

Với Mặc Thế Nhân, đó là điều không thể thiếu nếu muốn sáng tác. Ông từng chia sẻ: “Chúng ta không thể rung động trước một cái cũ, một cái quen thuộc. Chỉ có cái mới có thể tạo ra nhiều cảm xúc, tình yêu cũng vậy. Nói như vậy không có nghĩa là nghệ sĩ được quyền sống buông thả, phụ nghĩa phụ tình, làm khổ vợ con. Vợ tôi là người vị tha và biết cảm thông, nhưng cá nhân tôi cũng luôn ý thức về điểm dừng của mình để không ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình”.



nhac-si-mac-the-nhan-va-quan-niem-sang-tac-khong-hu-cau-4
Ca sĩ Phương Dung từng chia sẻ câu chuyện về nhạc sĩ Mặc Thế Nhân

Cũng theo nhạc sĩ Mặc Thế Nhân, ông không có nhiều cảm hứng sáng tác đến từ vợ. Nhưng ông trân trọng những gì bà đã hi sinh cho gia đình, trở thành hậu phương vững chắc để ông chuyên tâm sáng tác.

Vào thập niên 1970, ông đã viết 4 bài “Tương tư”, trong đó nổi tiếng nhất là “Tương tư 4” với câu hát: “Phải chi em đừng có chồng và anh còn cô đơn côi”. Đây là ca khúc viết về mối tình đơn phương của ông và ông cũng cho rằng cuộc tình đẹp nhất không chỉ là tình dang dở như người ta nói, mà còn có tình đơn phương. Ca sĩ được đồn đoán là nhân vật chính trong tình khúc này là Trúc Mai – người đã lên xe hoa theo chồng từ năm 1965.

Nhưng trong chương trình “Chân dung cuộc tình”, danh ca Phương Dung cho biết mối quan hệ giữa nhạc sĩ họ Mạc và ca sĩ Trúc Phương: Hai người chỉ là anh em thân thiết, không có tình yêu. Cả hai người thân thiết trên cả tình yêu trai gái và có sự tôn trọng, ngưỡng mộ.

Nhầm lẫn

 Ca khúc “Cho vừa lòng em” lần xuất bản đầu tiên có tên “Cho em vừa lòng” tuy được Mặc Thế Nhân giới thiệu là bài hát tâm đắc nhất nhưng không được giới một nhạc chú ý. Ông đã nhờ nhạc sĩ Nhật Ngân sửa lời, ký tên Phan Trần. Bên cạnh đó còn có 3 ca khúc khác cũng ký tên Phan Trần là “Một lần dang dở”, “Cho người vào cuộc chiến” và “Cánh bướm đa tình”.

Ca khúc “Ngày xuân vui cưới” của ca nhạc sĩ Quốc Anh nhưng có người nhầm là của Mặc Thế Nhân.

Ca khúc “Trả lại anh” (trích lời: “Trả lại anh đêm dài chung đôi bóng dưới trăng sao…”) thật ra là bài “Trả lại” của Mạc Phong Linh – Dạ Cầm.

Ca khúc “Chuyện buồn tình yêu” thật ra là bài “Chia ly” của Đỗ Lễ.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Phải chăng nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết “Nửa hồn thương đau” vì bị phụ bạc?
Phải chăng nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết “Nửa hồn thương đau” vì bị phụ bạc?
[ad_1] Có không ít ý kiến cho rằng, ca khúc "Nửa hồn thương đau" là sản phẩm được viết sau nhiều năm đau đớn, giằng xé vì bị vợ -...

Nhạc sĩ Thanh Bình: Sóng gió cuộc đời gieo chữ sầu vào nốt nhạc
Nhạc sĩ Thanh Bình: Sóng gió cuộc đời gieo chữ sầu vào nốt nhạc
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ THANH BÌNH Tên thật: Nguyễn Ngọc Minh Nghệ danh: Thanh Bình Ngày sinh: 1932 - 2014 Quê quán: Bắc Ninh Nghề nghiệp: Nhạc...

Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển
Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển
[ad_1] Ở vai trò ca sĩ, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã để lại cho đời hơn 300 bản tình ca. Trong đó nổi bật nhất là 5 ca...

“Trùm Sò” Giang Châu: Ngôi sao của sân khấu lớn phải hạ mình hát đám ma
“Trùm Sò” Giang Châu: Ngôi sao của sân khấu lớn phải hạ mình hát đám ma
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NSND GIANG CHÂU Tên khai sinh: Trần Ngọc Châu Nghệ danh: Giang Châu Biệt danh: Trùm Sò NS - NM: 1952 - 2019 Quê...

“Dạ khúc cho tình nhân” của Lê Uyên Phương: Lời cuối dành cho cuộc tình mê đắm!
“Dạ khúc cho tình nhân” của Lê Uyên Phương: Lời cuối dành cho cuộc tình mê đắm!
[ad_1] CA KHÚC "DẠ KHÚC CHO TÌNH NHÂN” Tên các khúc: Dạ khúc cho tình nhân Nhạc sĩ: Lê Uyên Phương Năm phát thành: 1968 Ca sĩ trình bày tiêu...

Nhạc sĩ Hoàng Trọng: Ông “vua tango” rực sáng trên bầu trời tân nhạc Việt
Nhạc sĩ Hoàng Trọng: Ông “vua tango” rực sáng trên bầu trời tân nhạc Việt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG TRỌNG Tên thật: Hoàng Trung Trọng Nghệ danh: Hoàng Trọng Ngày sinh: 1922 - 1998 Quê quán: Hải Dương Nghề nghiệp: Nhạc...

Đường tình duyên quá đỗi truân chuyên của ca sĩ Như Quỳnh
Đường tình duyên quá đỗi truân chuyên của ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] Nhắc đến Như Quỳnh, khán giả trong nước và hải ngoại liền nghĩ ngay đến một loạt nhạc phẩm đình đám như: Người tình người đông, Duyên phận, Vùng...

Nghệ sĩ cải lương Trang Thanh Xuân: Từ cô đào nức tiếng một thời đến tuổi già cô độc, bán vé số, nhặt ve chai, ăn bánh mì từ thiện
Nghệ sĩ cải lương Trang Thanh Xuân: Từ cô đào nức tiếng một thời đến tuổi già cô độc, bán vé số, nhặt ve chai, ăn bánh mì từ thiện
[ad_1] Đào chính nức tiếng một thời Nghệ sĩ cải lương Trang Thanh Xuân tên thật là Đào Thị Thanh Xuân, sinh năm 1952 tại TP Hồ Chí Minh. Bà...

Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
[ad_1] Âm nhạc của Nguyễn Ánh 9 giống như tính cách trong con người ông, du dương, nhẹ nhàng đi vào lòng người theo cách êm dịu nhưng vô cùng...

Xúc động lá thư nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ gửi người con trai bên kia chiến tuyến: “Dù chưa một lần gặp nhưng ba luôn có con và mẹ trong lòng, trong tâm hồn ba”
Xúc động lá thư nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ gửi người con trai bên kia chiến tuyến: “Dù chưa một lần gặp nhưng ba luôn có con và mẹ trong lòng, trong tâm hồn ba”
[ad_1] Trước khi vào Nam lập nghiệp năm 1954 và nên duyên vợ chồng với ca sĩ Thúy Nga năm 1957, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ từng có mối tình...

Ads Bottom