Nhạc sĩ Trúc Hồ: “Như Quỳnh là ca sĩ mà nửa thế kỷ mới xuất hiện một lần”


Trong mắt nhạc sĩ Trúc Hồ, Như Quỳnh không chỉ có giọng ca đẹp, vóc dáng xuất sắc mà còn giỏi múa, ăn ảnh, bắt camera, trình diễn rất tự tin…

Âm nhạc
Nguồn: Internet

Mặc dù không được theo học nhạc lý một cách bải bản do hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Như Quỳnh vô cùng đam mê âm nhạc và sở hữu giọng ca trời phú. Năm 1991, cô tham gia cuộc thi Tiếng hát Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và đạt giải đặc biệt với số điểm tuyệt đối.

Tháng 4/1993, Như Quỳnh theo gia đình sang định cư tại Mỹ và bắt đầu sự nghiệp ca hát hải ngoại với nghệ danh Như Quỳnh (tên thật của cô là Lê Lâm Quỳnh Như). 

Tại Mỹ, Như Quỳnh gửi băng tiếng hát của mình đến trung tâm Asia. Nhạc sĩ Trúc Hồ và giám đốc Asia là Thuy Nga đã mời Như Quỳnh đến thử giọng. Sau khi cô cất tiếng hát, họ đã lập tức đề nghị hợp tác. 

Trong chương trình Jimmy Show, nhạc sĩ Trúc Hồ hé lộ điều bất ngời, đó là khi Như Quỳnh đến studio của Asia thử giọng, cô đã hát các ca khúc của Trịnh Công Sơn. Khi ở trong nước, cô thường hát nhạc Trịnh và đã từng xuất hiện trên sóng truyền hình với ca khúc “Tuổi đời mênh mông”.

Năm 1994, Như Quỳnh chính thức xuất hiện trong chương trình Asia 6 với chủ đề “Giáng sinh” cùng ca khúc “Người tình mùa đông”. Sau thành công của “Người tình mùa đông”, cô tiếp tục xuất hiện trong Asia 7 với chủ đề “Tác giả tác phẩm” cùng ca khúc “Chuyện hoa sim”. 



nhac-si-truc-ho-nhan-xet-gi-ca-si-nhu-quynh-9
Nhạc sĩ Trúc Hồ có đóng góp khá quan trọng với sự nghiệp ca hát của Như Quỳnh trong những năm đầu tiên mới “chân ướt chân ráo” bước vào thị trường âm nhạc hải ngoại

Asia 6 và Asia 7 là 2 chương trình được trung tâm Asia thực hiện đồng thời. Khi ấy, nhạc sĩ Trúc Hồ chọn cho Như Quỳnh 2 ca khúc của nhạc sĩ Anh Bằng (sáng tác hoặc viết lời Việt) nhưng lại thuộc 2 dòng nhạc khác nhau. Một sáng tác mới thuần chất nhạc vàng “Chuyện hoa sim” và một ca khúc khá vui tươi “Người tình mùa đông”.

Nhờ có ca khúc “Người tình mùa đông” mà Như Quỳnh ghi dấu ấn trên sân khấu hải ngoại. Từ đó con đường âm nhạc của cô rộng mở thênh thang. 

Cùng với sự thành công của “Người tình mùa đông”, Như Quỳnh cũng được yêu thích với “Chuyện hoa sim” được phát hành cùng thời điểm. Ca khúc này giống như dấu mộc đánh dấu tên tuổi của Như Quỳnh trong dòng nhạc vàng mà cô được xem như là một trong những tên tuổi lớn nhất của thế hệ sau 1975.

Là người đồng thành cùng ca sĩ Như Quỳnh từ những ngày đầu tiên cô bắt đầu sự nghiệp ở hải ngoại, nhạc sĩ Trúc Hồ có góc nhìn, sự đánh giá rất công tâm. Trong chương trình Jimmy Show, nhạc sĩ nhận xét: Như Quỳnh là ca sĩ mà phải nửa thế kỷ mới xuất hiện một lần. Cô không chỉ có giọng hát đẹp, mà vóc dáng cũng đẹp xuất sắc, lại giỏi về múa, ăn ảnh, bắt camera, trình diễn rất tự tin và tự nhiên trước ống kính.

Và cũng phải đánh giá một cách công tâm vài trò của nhạc sĩ Trúc Hồ trong sự nghiệp âm nhạc những năm đầu mới sang Mỹ của Như Quỳnh. Nhạc sĩ Trúc Hồ là người chọn bài và hòa âm cho tất cả những ca khúc mà Như Quỳnh hát ở Asia trong giai đoạn đầu. Không chỉ nổi tiếng với các ca khúc nhạc vàng, Trúc Hồ còn để Như Quỳnh hát nhiều thể loại khác nhau, có cả vui, cả buồn, khai thác triệt để ưu điểm của tiếng hát hiếm có này.

Sau 2 ca khúc của nhạc sĩ Anh Bằng, nhạc sĩ Trúc Hồ đã “Như vạt nắng” dành riêng cho Như Quỳnh. Cô đã song ca bài hát này với Gia Huy trong Asia 10. 

Tài hoa của ca sĩ Như Quỳnh đã được trung tâm Asia dành nhiều tài nguyên tốt để lăng xê. Thế nhưng, Như Quỳnh chỉ hợp tác với trung tâm này trong hơn 2 năm. Cuối năm 1996, cô chuyển qua hợp tác với trung tâm Thúy Nga, bắt đầu từ chương trình Paris By Night 38. 



nhac-si-truc-ho-nhan-xet-gi-ca-si-nhu-quynh-8
Như Quỳnh chỉ hợp tác với trung tâm này khoảng hơn 2 năm, sau đó chuyển qua hợp tác với trung tâm Thúy Nga, sự việc này khiến nhạc sĩ Trúc Hồ rất giận

Khi nhắc về quyết định đầy bất ngờ này của Như Quỳnh, nhạc sĩ Trúc Hồ xem đó là một sự “phản bội”. Bởi ông luôn xem Như Quỳnh như một người em gái thân thiết, cố gắng giúp đỡ hết mình. Sự rời đi của Như Quỳnh đã khiến Trúc Hồ lâm vào tâm trạng mệt mỏi, nặng nề. Suốt hơn 10 năm họ không nói chuyện với nhau. 

Đến năm 2007, Như Quỳnh trở lại cộng tác với trung tâm Asia nhưng Trúc Hồ vẫn không nói chuyện. Phải mất một thời gian sau nữa, mối quan hệ của hai người mới dần dần dịu dàng hơn. Khi đã thân thiết trở lại, họ cởi mở trò chuyện với nhau hơn. 

Sự rời đi của Như Quỳnh năm 1996 là nỗi buồn khó nguôi ngoai với Trúc Hồ. Nhưng cũng nhờ tâm trạng đó mà ông viết nên các bản hit nổi tiếng như: Mãi yêu người thôi, Em đã quên một dòng sông. Ca khúc “Em đã quên một dòng sông” có một nửa là viết cho Như Quỳnh, nửa còn lại mang hình bóng một cô gái Việt từng đi qua cuộc đời ông. 

Ngoài ra, nhạc sĩ Trúc Hồ cũng thừa nhận, từ sau thời điểm đó, hầu hết các sáng tác của ông đều phảng phất bóng dáng Như Quỳnh.

Nhạc sĩ Trúc Hồ (tên thật là Trương Anh Hùng, SN 1964) là con trai nhạc sĩ Trúc Giang. Ông sang Mỹ định cư từ năm 1981. Tại đây, ông học piano cổ điển và sáng tác tại trường Đại học Goldenwest và Long Beach.

Nhạc sĩ Trúc Hồ bắt đầu sự nghiệp sáng tác vào năm 1981 với ca khúc “Dòng sông kỷ niệm”. Tính đến nay, ông đã sáng tác gần 100 ca khúc cho các chương trình của ca nhạc của trung tâm Asia, trong đó nổi tiếng nhất bài hát “Trái tim mùa đông”, “Như vạt nắng”, “Em đã quên một dòng sông”…



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...