Thế Sơn – Thủy Tiên: Từ đôi song ca nổi tiếng ở trong nước đến ca sĩ hải ngoại đình đám


Mỗi khi xuân về, các ca khúc xuân lại vang lên khắp các ngõ ngách từ phố phường đô thị tới thôn quê xa vắng. Trong những khúc nhạc xuân nồng nàn ấy, không thể không nhắc đến nhạc phẩm “Anh cho em mùa xuân” của nhạc sĩ Nguyễn Hiền, phổ từ bài thơ “Nụ hoa vàng ngày xuân” của thi sĩ Kim Tuấn.

Có rất nhiều ca sĩ trẻ tuổi và gạo cội thể hiện ca khúc “Anh cho em mùa xuân”, thế nhưng, thành công nhất có lẽ là cặp song ca Thế Sơn – Thủy Tiên. Họ thu âm khúc nhạc mùa xuân này vào khoảng cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990. Cho đến nay, vẫn có nhiều thế hệ khán thính giả thích nghe bản thu âm này.



the-son-thuy-tien-doi-song-ca-tre-noi-tieng-mot-thoi-0
Hình ảnh Thế Sơn – Thủy Tiên trong ca khúc “Anh cho em mùa xuân”

Sau thời gian hoạt động tại Việt Nam, Thế Sơn và Thủy Tiên rời quê hương sang Mỹ định cư. Ở xứ cờ hoa, họ tiếp tục được khán giả yêu thích, trở thành ca sĩ hải ngoại nổi tiếng, thường xuyên xuất hiện trên sân khấu Paris By Night.

Ca sĩ Thủy Tiên tên đầy đủ là Huyền Tôn Nữ Thủy Tiên, sinh ngày 12/1/1972 trong một gia đình dòng dõi hoàng tộc Huế. Cô nổi tiếng trong làng nhạc Sài Gòn từ thập niên 1990. Khán giả thời đó nhớ đến Thủy Tiên với phong cách trẻ trung cùng những ca khúc học trò trong sáng, phù hợp với lứa tuổi, chất giọng: Cô bé dỗi hờn, Trò chơi, Mong đợi ngậm ngùi…

Thủy Tiên bén duyên với sự nghiệp ca hát từ một lần đến vũ trường Đại Thế Giới tham gia sinh nhật một người bạn (tháng 5/1989). Trong dịp này, cô được bạn bè mời lên hát góp vui. Giọng ca trẻ trung đầy nội lực của cô đã chinh phục những người có mặt. Ngay lập tức, Thủy Tiên được người phụ trách chương trình ca nhạc của vũ trường mời cộng tác.



the-son-thuy-tien-doi-song-ca-tre-noi-tieng-mot-thoi-9
Ở thập niên 1990, Thủy Tiên nổi tiếng với giọng ca trong trẻo và phong cách thời trang ấn tượng

Cũng tại vũ trường này, Thủy Tiên gây ấn tượng mạnh với các nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, Tôn Thất Lập… trong một lần họ ghé chơi. Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện đã mời Thủy Tiên thu băng một số ca khúc của mình. Đồng thời giới thiệu cô ca sĩ trẻ với nhạc sĩ Lý Được – một nhạc sĩ sử dụng bass kỳ cựu từ cuối thập niên 1960. Thủy Tiên được Lý Được mời gia nhập ban nhạc Hi Vọng của ông.

Ở thập niên 1990, Thủy Tiên trở thành ca sĩ trẻ được yêu thích. Cô xuất hiện thường xuyên trong các vũ trường, phòng trà, đi đến đâu cũng có người hâm mộ. 

Khi đang ở đỉnh khá cao của sự nghiệp, Thủy Tiên quyết định sang Mỹ định cư (năm 2001). Tại xứ cờ hoa, Thủy Tiên hát cho trung tâm Thúy Nga với các ca khúc: Đừng trách người ơi, Người tình trăm năm, Anh cho em mùa xuân. Tiếp đó, cô hợp tác với trung tâm Asia qua một số tiết mục như: Men tình nồng, Loan mắt nhung, Người về từ lòng đất…

Còn ca sĩ Thế Sơn tên đầy đủ là Bùi Thế Sơn, sinh năm 1965 tại Sài Gòn, trong gia đình có 3 anh chị em. Ngày từ bé, Thế Sơn đã bộc lộ tài năng âm nhạc của mình. Anh thường hát cho gia đình nghe và thỉnh thoảng tham gia chương trình âm nhạc ở trường. Sau này, anh thi đậu vào Nhạc viện tại Sài Gòn (1985) và theo học đến năm 1991.

Chỉ một năm sau khi học ở nhạc viện, Thế Sơn bắt đầu đi hát xuất hiện lần đầu tiên trong một chương trình ca nhạc của đoàn Hương Miền Nam (của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết) với ca khúc “Quê hương” và “Tình yêu và tuổi trẻ” của nhạc sĩ Quốc Dũng. Khán giả ngay lập tức mê đắm giọng ca của Thế Sơn.



the-son-thuy-tien-doi-song-ca-tre-noi-tieng-mot-thoi-7
Rời Việt Nam, Thế Sơn trở thành ca sĩ hải ngoại đình đám

Sau đó, Thế Sơn may mắn nhận được sự nâng đỡ của nhiều người, trong đó có nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện – người đầu tiên lăng xê tên tuổi của anh. Chính nhạc sĩ này đã ghép đôi Thế Sơn – Thủy Tiên tạo nên cặp song ca trẻ với nhiều ca khúc đình đám như: Mong đợi ngậm ngùi, Trò chơi…

Bên cạnh việc hát ở sân khấu vườn trường, Thế Sơn còn cộng tác với các vũ trường, phòng trà khắp Sài Gòn… Tuy nhiên, khi đang là tên tuổi ăn khách thì anh quyết định sang Mỹ theo diện HO vào tháng 3/1994.

Đặt chân lên đất Mỹ ở cái tuổi gần 30, Thế Sơn không tránh khỏi tình trạng bỡ ngỡ, bơ vơ. Nhưng đó cũng là thời điểm tạo cơ hội cho Thế Sơn khi làng nhạc hải ngoại bước vào giai đoạn hoạt động sôi động và đang khao khát tìm kiếm những nhân tố mới. Thế Sơn nhanh chóng chứng tỏ khả năng của mình ở môi trường đầy lạ lẫm này. Anh khởi đầu sự nghiệp ca hát ở hải ngoại tại vũ trường Lido.

Chỉ trong gần 4 tháng đặt chân lên đất Mỹ, Thế Sơn đã từ chối một vài lời mời của các trung tâm nhỏ để ký hợp đồng tác quyền trong 3 năm với trung tâm Thúy Nga. Từ đó tên tuổi của anh ngày càng quen thuộc với thính giả Việt Nam trên khắp thế giới và giọng ca của anh cũng quay ngược trở lại về trong nước qua các loại dĩa lậu. Khán giả rất yêu mến giọng ca ngọt ngào của Thế Sơn trong các liên khúc quê hương hát cùng Hương Lan.

Không chỉ sở hữu giọng ca chất lượng, Thế Sơn còn là người nghệ sĩ chuyên nghiệp và tôn trọng khán giả. Điều này được thể hiện thông qua cách làm việc uy tín, trách nhiệm của anh trong từng show diễn. Ngoài ra, Thế Sơn cũng là ca sĩ nói không với hát nhép (ngoại trừ trường hợp bắt buộc như trong các show thu hình), thậm chí khi bị đau cổ hay giọng bị khàn thì anh cũng sẽ xin lỗi trước khán giả và tiếp tục hát live.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CÉSAR FRANCK (1822-1890)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CÉSAR FRANCK (1822-1890)
[ad_1] César Franck sinh ngày 10 tháng 12 năm 1822 ở thành phố Liège, nước Bỉ. Ông là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ organ và nhạc sư người gốc Bỉ...

CÓ NÊN LỰA CHỌN ĐÀN GUITAR CŨ HAY KHÔNG?
CÓ NÊN LỰA CHỌN ĐÀN GUITAR CŨ HAY KHÔNG?
[ad_1] Thị trường đàn Guitar hiện nay vô cùng rộng lớn, người chơi đàn cũng nhiều, người bán đàn cũng không hề thiếu, vậy nên lựa chọn đàn guitar cũ...

Ca khúc “Chú Cuội” của Phạm Duy: Hóa ra là bản tình ca viết tặng vợ!
Ca khúc “Chú Cuội” của Phạm Duy: Hóa ra là bản tình ca viết tặng vợ!
[ad_1] CA KHÚC "CHÚ CUỘI" Tên ca khúc: Chú Cuội Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Năm ra đời: 1948 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh, Ái Vân......

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JOHANN SEBASTIAN BACH (1685-1750)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JOHANN SEBASTIAN BACH (1685-1750)
[ad_1] Nhà soạn nhạc người Đức Johann Sebastian Bach đã có những đóng góp to lớn cho kho tàng âm nhạc của nhân loại. Nhạc của Bach đã tạo nên...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GEORGE FRIDERIC HANDEL (1685-1759)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GEORGE FRIDERIC HANDEL (1685-1759)
[ad_1] George Frideric Händel, có lẽ là nhạc sĩ tiêu biểu nhất thời kì Baroque, sinh ra tại Halle ngày 23 tháng 2 năm 1685, cùng năm với nhạc sĩ...

Cuộc đời kỳ lạ của ca sĩ Vũ Khanh: Vinh quang và sa ngã!
Cuộc đời kỳ lạ của ca sĩ Vũ Khanh: Vinh quang và sa ngã!
[ad_1] Vinh quang Ca sĩ Vũ Khanh (tên đầy đủ là Vũ Công Khanh) sinh năm 1954 tại Hà Nội trong gia đình Công giáo. Khi còn nhỏ, Vũ Khanh...

SlimV: Từ anh DJ EDM không ai biết đến Giám đốc âm nhạc show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
SlimV: Từ anh DJ EDM không ai biết đến Giám đốc âm nhạc show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ PRODUCER SLIMV Tên thật: Cao Văn Vịnh. Nghệ danh: SlimV. Ngày sinh: 03/08/1988. Quê quán: Hà Nội. Nghề nghiệp: DJ, producer, nhạc sĩ và...

Lạc bước vào “Mùa thu Đông Kinh” đầy lãng mạn của Hoàng Thi Thơ
Lạc bước vào “Mùa thu Đông Kinh” đầy lãng mạn của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "MÙA THU ĐÔNG KINH” Tên các khúc: Mùa thu Đông Kinh  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: 1963 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thúy...

Top 10 câu nói hay nhất về âm nhạc của Trịnh Công Sơn
Top 10 câu nói hay nhất về âm nhạc của Trịnh Công Sơn
[ad_1] Khi nhắc tài hoa của Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Phạm Duy phải thốt lên: "Toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn...

“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
[ad_1] CA KHÚC "UỐNG NƯỚC BÊN BỜ SUỐI” Tên các khúc: Uống nước bên bờ suối Nhạc sĩ: Lê Uyên Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Thu, hát cho người”: Nhạc phẩm lừng danh ra đời trong một giây xuất thần
“Thu, hát cho người”: Nhạc phẩm lừng danh ra đời trong một giây xuất thần
[ad_1] VỀ CA KHÚC "THU, HÁT CHO NGƯỜI" Tên ca khúc: Thu hát cho người Nhạc sĩ sáng tác: Vũ Đức Sao Biển Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...