Với âm nhạc, có lúc Văn Cao “ly thân” nhưng không “ly dị”


Nhạc sĩ Văn Cao quan niệm rằng, một nghệ sĩ không thể và không cần phải làm tất cả, họ chỉ cần tìm cái gì đó mà mọi người chưa tìm được là được rồi.

Âm nhạc
Amnhac.net

Cuối năm Dậu 1993, Trần Hữu Tá cùng 3 bằng hữu khác đến thăm nhạc sĩ Văn Cao tại căn gác số 108 Yết Kiêu. Văn Cao khi ấy đã bước vào tuổi 72 cùng với vợ là bà Nghiêm Thúy Băng đón tiếp họ. Chỉ hơn 1 năm cuộc phỏng vấn này, nhạc sĩ Văn Cao đã về với cõi vĩnh hằng.

Dưới đây trích đoạn là bài phỏng vấn cuối cùng của nhạc sĩ Văn Cao, đăng trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay vào ngày 15/03/1994.

“Hằng năm anh thường có thơ xuân, vậy năm nay nhà thơ Văn Cao đã có thơ xuân chưa?”.

Nghiêm Thúy Băng: Có đấy, anh ấy có bài Xuân bay đi

“Tại sao tên bài thơ lại là Xuân bay đi?”.

Văn cao: Đối với tôi mùa xuân qua đã lâu rồi. Vì vậy tôi mới đặt tên bài thơ như thế.



bai-phong-van-cuoi-cung-cua-nhac-si-van-cao-nam-1994 (1)
Thủ bút nhạc sĩ Văn Cao trên báo Kiến Thức Ngày Nay vào 30 năm trước

Bằng một giọng hơi yếu nhưng tha thiết và rõ ràng, nhạc sĩ Văn Cao đọc một đoạn trong bài thơ: “Mùa xuân thảnh thơi trên bàn tay em/ Có lẽ cuộc đời chúng ta ta còn đi dài như mùa xuân đã đến/ Ta chờ nhau như sương mùa xuân/ Hình như chỉ còn kỷ niệm giữa chúng ta/ Không còn gì ở anh/ Có còn gì ở em…”

“Anh có thể cho biết suy nghĩ của anh về nghệ thuật. nghệ thuật thơ ca và nghệ thuật nói chung?”.

Văn Cao: Tôi không có tuyên ngôn về nghệ thuật. Tôi lại ít nghĩ về những gì nói về nghệ thuật. Nghệ thuật đến với tôi như một công việc nhẹ nhàng tới bàn tay. Qua năm tháng, người nghệ sĩ trằn trọc, vật vã, tích tụ, dự trữ nhưng tri thức cần thiết và cả những khát vọng sâu kín. Nhưng rồi, họ chỉ sáng tác được, viết được, vẽ được trong một thoáng đón nhận được ánh chớp sáng tạo. Ánh chớp đó có thể làm nên tác phẩm lớn nếu nó lớn và sẽ làm ra tác phẩm nhỏ nếu nó nhỏ. Tôi quan niệm, một nghệ sĩ không thể và không cần phải làm tất cả. Họ có thể chỉ cần tìm cái gì đó mà mọi người chưa tìm được. Gắng làm sao để tìm cách sống như một hạt giống mới trồng trên mảnh đất màu mỡ.

“Văn Cao trước đây là người của âm nhạc, sau đó là người của thơ văn và hội họa. Xin hỏi, trong mấy năm qua có lúc nào tứ nhạc đến với Văn Cao và trong tương lai gần sẽ còn dự án âm nhạc nào hướng tới Văn Cao không?”.

Hiện cây đàn piano của tôi đang bị hỏng, muốn dùng phải sữa chữa cũng mất nhẹ triệu đồng. Tiền tôi có nhưng tôi không chữa được, bởi tôi không muốn đặt tay vào cây đàn đó nữa.



bai-phong-van-cuoi-cung-cua-nhac-si-van-cao-nam-1994 (2)
Văn Cao là một trong những nhạc sĩ có sức ảnh hưởng lớn nhất của nền Tân nhạc Việt Nam

Anh Trọng Hùng chắc còn nhớ những ngày ở Potsdam chúng tôi đã đến thăm nhà của tác giả viết Quốc ca Đức. Ngôi nhà đó đã trở thành nhà lưu niệm. Người Đức hiểu tôi, yêu tôi nên chấp nhận cho tôi nghỉ lại ngôi nhà đó, đó là một niềm hạnh phúc . Chính những đêm ở đấy tôi đã nghĩ nhiều đến công việc của mình, khoảng thời gian tuyệt vời với âm nhạc.

“Anh nói thế nhưng chúng tôi chưa quên việc gần đây anh viết nhạc cho một dàn nhạc biểu diễn lớn, làm nhạc nền cho bộ phim dài rất thành công. Anh không thể bỏ âm nhạc. Nói như này có thể không phải với anh: Với âm nhạc, có lúc Văn Cao “ly thân” nhưng không “ly dị”.

Văn Cao: Không có gì làm tôi quên được tình yêu đã có. Đọc cái bài thơ tình của tôi chắc các anh cũng hiểu, không phải tôi tâm sự, khen ngợi người ngồi đây của tôi (ông chỉ vào vợ, nở nụ cười dí dỏm) mà đó là tình huống lý tưởng của tôi, của chúng ta.

Có những lúc tôi nghĩ người nghệ sĩ giống như một cỗ máy, làm sao có thể liên tục hoạt động được, sẽ có lúc nó riệu sâu, hỏng hóc. Chỉ có điều tôi không thể hứa hẹn ngày mai sự sáng tạo sẽ như thế nào.

“Xin hỏi một câu “đời thường”. Những năm qua chị Băng đối với anh vô cùng chân thành, vô cùng đáng quý. Xin anh cho biết một vài kỷ niệm của “thuở ban đầu” anh chị gặp nhau”.

Văn Cao: Ôi, “cái thuở ban đầu lưu cứu/ Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên”, chúng tôi sắp kỷ niệm tròn 50 năm ngày cưới đấy, vào ngày 12 tháng giêng năm Giáp Tuất, chỉ là nội bộ gia đình thôi. Còn nói về kỷ niệm ư? Chuyện này lúc nào các anh hỏi riêng bà Băng nhé. Bây giờ thì tôi xin trả lời bằng bài thơ “Khuôn mặt em” được sáng tác dành riêng tặng bà ấy. Bà đọc hộ tôi đi.

Bà Băng đọc: “Giữa những ngày dài dằng dặc/ Chỉ còn khuôn mặt em/Sáng trong và bình lặng…”.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...

Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
[ad_1] Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội...

“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
[ad_1] CA KHÚC "TRẢ LẠI THOÁNG MÂY BAY” Tên các khúc: Trả lại thoáng mây bay  Nhạc sĩ: Hoàng Thanh Tâm Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
[ad_1] CA KHÚC "HOA SỨ NHÀ NÀNG" Sáng tác: Hoàng Phương, Hoài Nam Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Năm phát hành: 1972 Ca sĩ...