Tình yêu trong âm nhạc Từ Công Phụng: Trách móc cũng vừa phải, yêu thương cũng vừa phải


Nhạc sĩ Từ Công Phụng (SN 1942, quê Ninh Thuận) tốt nghiệp cử nhân luật, tham gia sáng tác từ năm 1960. Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của nền tân nhạc Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 cùng với Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An. Ông là một trong những người dành cả cuộc đời để viết tình ca (giống như nhạc sĩ Ngô Thụy Miên).

Nhạc sĩ Từ Công Phụng có 3 tuyển tập nhạc: Tình khúc Từ Công Phụng, Trên ngọn tình sầu, Giữ đời cho nhau. Trong đó có những nhạc phẩm được phổ biến rộng rãi đến tận hôm nay như: Bây giờ tháng mấy, Giọt lệ cho ngàn sau, Mắt lệ cho người… 

Âm nhạc của Từ Công Phụng được Cục Nghệ thuật biểu diễn – Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch chính thức cấp phép lưu hành tại Việt Nam vào năm 2003. Vào tháng 5/2008, ông trở về Việt Nam tham gia chương trình “45 năm tình ca Từ Công Phụng” tại một phòng trà nổi tiếng ở TP Hồ Chí Minh. Đến năm 2012, Đức Tuấn đã làm mới tình ca Từ Công Phụng bằng album “Lời tôi ru như mơ” – đây là đĩa nhạc tập hợp các ca khúc được sáng tác trong giai đoạn 1960 – 1970 của Từ Công Phụng (giai đoạn rực rỡ nhất, tiếng tăm nhất trong sự nghiệp âm nhạc của ông). 



ban-ve-tinh-yeu-trong-am-nhac-cua-tu-cong-phung-0
Chân dung nhạc sĩ Từ Công Phụng

Theo VnExpress, âm nhạc của Từ Công Phụng thuộc loại “nhạc sang”. Âm nhạc của ông là sự kết hợp tài tình của giai điệu mượt mà, nối dài dòng tiền chiến pha trộn với chất pop-rock thời kỳ đầu du nhập vào Sài Gòn. Với những ca từ đẹp đẽ, ông thể hiện nhiều chiêm nghiệm về thân phận và tình yêu. 

Thời gian đã trôi qua, nhưng câu hỏi “Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em” vẫn còn vương vấn trong lòng những người thờ đó. Cho dù đầu đã điểm tuyết sương nhưng vần điệu của bản tình ca “Bây giờ tháng mấy” vẫn đưa đẩy bên tai, trong tâm trí…

Có người yêu nhạc Từ Công Phụng từng viết lên mạng xã hội rằng: Nghe nhạc Từ Công Phụng cũng là lúc chúng ta lắng lòng lại, có cảm giác như ngồi bên hiên nhà, thong dong và thả hồn mình theo từng cung bậc âm giai trong âm nhạc của ông, cái cảm giác nhẹ nhõm và dạt dào lạ. Nhạc của ông không bi lụy, không thê lương, mà đó chỉ là phút xao lòng của một chút lãng mạn, một lãng mạn mới, một rung động… mới, và một thiết tha… mới! Trong những ca khúc của ông, dường như lúc nào cũng có thể nhìn thấy bóng những dòng sông, áng mây, bờ biển, những cơn mưa, những màu Thu… và đặc biệt, từ cấu trúc của thanh âm tới cấu trúc của ca từ, bao giờ cũng toát ra cái vẻ êm đềm chầm chậm lan trải. Buồn nhưng chẳng tuyệt vọng, không đau đớn, càng không chua chát.

Gom một chút nắng vàng

Hắt lên soi hạnh phúc trên tháng ngày đã qua

Em nhìn thấy chút gì?

Có phải chăng rạn vỡ trong tâm hồn chúng ta?

Âm nhạc của Từ Công Phụng là thế, trách móc cũng vừa phải, yêu thương cũng vừa phải, như một âm thầm chịu đựng của lẽ vô thường, ‘thôi dòng đời đó cuốn người đi’. Thế nhưng, niềm nhớ thì da diết và mãi mãi không buông rời…

Bởi thế, chúng ta, đã nghe và đã nhớ rất nhiều vì thương niềm tiếc thương cho những cuộc tình không thành. Và chúng ta, thầm cảm ơn, Từ Công Phụng, đã đến trong cuộc đời này, đã thay chúng ta nói hộ những cảm hoài sâu xa nhất! Thứ âm nhạc mượt mà như tơ óng, trau chuốt trong từng ca từ, dễ làm say lòng bất kỳ ai… Nếu có điều gì vĩnh cửu được, thì em ơi, đó là, âm nhạc của họ Từ!



ban-ve-tinh-yeu-trong-am-nhac-cua-tu-cong-phung-8
Tờ nhạc “Bây giờ tháng mấy”

Phải nói rằng, Từ Công Phụng và âm nhạc của ông đã ghi dấu sâu sắc từ những ngày đầu tiên trên sân khấu Đại học Văn Khoa tọa lạc ở góc đường Gia Long – Nguyễn Trung Trực. Nơi đó là “tổng hành dinh” của những kế hoạch các chương trình sinh hoạt thanh niên, sinh viên, học sinh. Ở nơi đó, Từ Công Phụng cùng Từ Dung đã ghi dấu ấn bằng nhạc phẩm “Bây giờ tháng mấy”.

Rồi Từ Công Phụng lại làm tươi mát thêm những bản tình ca lãng mạn. Ông ghi dấu ấn trong những tác phẩm ca ngợi tình yêu mượt mà và những cuộc tình ly biệt: Lối rêu xưa đã mờ dấu chân người, Người buồn cho mai sau, Cuộc tình ta tan mau…

Qua nét nhạc êm đềm và lời ca đầy chất thơ, ta cảm nhận được rung động của người nhạc sĩ bằng nét vẽ âm nhạc. Bức tranh tình yêu dẫu nhạt nhòa kỷ niệm nhưng không phải là hư cấu, không phải ẩn dụ mà là rất hiện thực. Nó phản ánh trung thực được tình cảm lãng mạn trong tâm hồn người nghệ sĩ:

“Thôi đừng lừa dối nhau làm gì

Thôi… đừng tìm nhau nữa mà chi

Đường vào ngày mai sỏi đá, 

thôi, em về quên hết đi ngày xưa…” (Lời Cuối)

Mỗi bản tình ca của Từ Công Phụng đều ghi dấu kỷ niệm của ông và của cả người nghe. Nó chợt giúp ta sống lại một giây phút nào đó trong đời… Đó là những bài ca dành cho những người đang yêu nhau, những ai yêu xa, biết yêu lúc xa và nếu được gần nhau thì hãy sống sao cho hết lúc gần…

Trong nhạc Từ Công Phụng, tình yêu rất đỗi nhẹ nhàng. Tình yêu nào cũng đẹp cho dù đã tạ từ nhau. Nhạc của Từ Công Phụng, trong một buổi chiều êm đềm nào đó, nghe chính tác giả hát lại càng da diết, thấm sâu hơn. Giọng hát như gọi nhớ một chút mênh mang, đưa ta về khung trời cũ…



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và chuyện tình ngọt ngào lẫn đắng cay với học giả Vương Hồng Sển
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và chuyện tình ngọt ngào lẫn đắng cay với học giả Vương Hồng Sển
[ad_1] Nghệ sĩ Năm Sa Đéc tên thật là Nguyễn Kim Chung, là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Ban đầu, bà đi biểu diễn hát bội với biệt...

Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] Nhạc phổ thơ của Phạm Duy đa dạng về tiết tấu, phong phú trong cảm xúc. Nhạc phổ thơ của ông lúc trữ tình thi vị, lúc lại lặng...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
[ad_1] VỀ CA KHÚC "LỜI ĐẮNG CHO CUỘC TÌNH" Tên ca khúc: Lời đắng cho cuộc tình Nhạc sĩ sáng tác: Nhật Ngân Năm ra đời: 1989 Thể loại: Nhạc...

Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
[ad_1] Chân dung nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan Nhạc sĩ Châu Kỳ sinh ngày 5/11/1923 tại làng Dưỡng Mong, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế....

ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
[ad_1] Fender đang có một sứ mệnh. Công ty không chỉ làm hài lòng những người truyền thống với những cây đàn guitar có thiết kế phản ánh gốc rễ...

“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
[ad_1] CA KHÚC "CHUYỆN TÌNH CÔ LÁI ĐÒ BẾN HẠ” Tên các khúc: Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: 1971 Ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
[ad_1] CA KHÚC "XÓM ĐÊM" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc quê hương Năm ra đời: 1955 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh và Ban hợp...

“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
[ad_1] CA KHÚC “CHO EM QUÊN TUỔI NGỌC” Tên các khúc: Cho em quên tuổi ngọc Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1984 Ca sĩ trình bày...

Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
[ad_1] Trong cuốn sách “Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến” xuất bản năm 1996, nhạc sĩ Lê Hoàng Long đã kể lại những kỷ niệm, câu chuyện về những...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
[ad_1] Domenico Gaetano Maria Donizetti cất tiếng khóc chào đời ngày 29 tháng 11 năm 1797 tại một căn hầm rượu cũ nát của một căn nhà nằm sát sườn...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
[ad_1] THÔNG TIN VỀ CA KHÚC BÀ MẸ GIO LINH Tên nhạc phẩm: Bà mẹ Gio Linh. Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy. Thể loại: Nhạc cách mạng.  Năm ra...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM HƯƠNG XƯA Tên ca khúc: Hương xưa Nhạc sĩ sáng tác: Cung Tiến Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1957 Nằm trong album: Ca...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
[ad_1] VỀ NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI Tên ca khúc: Nỗi lòng người đi Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1965 Nằm trong album:...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
[ad_1] VỀ CA KHÚC VÌ ĐÓ LÀ EM Tên ca khúc: Vì đó là em Nhạc sĩ sáng tác: Diệu Hương Thể loại: Nhạc trẻ Nằm trong album: CD solo...