“Nỗi lòng” – ca khúc được “sinh ra” từ mối tình đầu day dứt của nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh


CA KHÚC “NỖI LÒNG”

  • Sáng tác: Nguyễn Văn Khánh
  • Thể loại: Nhạc tiền chiến
  • Năm ra đời: Trước 1942
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Bích Chiêu, Tuấn Ngọc

Ca khúc “Nỗi lòng” ra đời năm nào?

Nguyễn Văn Khánh (1922 – 1976) là nhạc sĩ thuộc thế hệ thứ hai của tân nhạc Việt Nam thời tiền chiến. So với các nghệ sĩ cùng thời, ông sáng tác không nhiều nhưng có 2 ca khúc nổi tiếng khắp nơi, đó là: Nỗi lòng và Chiều vàng. Cả hai ca khúc này đều được nhạc sĩ viết dành cho mối tình đầu sâu sắc đã để lại nhiều nỗi day dứt. 

Đánh giá về âm nhạc của Nguyễn Văn Khánh, Phạm Duy viết: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh không soạn nhạc theo âm hưởng Việt Nam, mà nhạc của ông tựa như nhạc của Hạ – uy – di (Hawaiin) rất ướt át, quyến rũ. Nguyễn Văn Khánh là nhạc sĩ có nhiều bài hát ca tụng tình yêu với những câu ca dài, nghe như lời tâm sự của “Nỗi lòng”.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-noi-long-cua-nhac-si-nguyen-van-khanh-8
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh

Nếu đặt lên bàn cân giữa “Nỗi lòng” và “Chiều vàng” thì có lẽ “Nỗi lòng” được phổ biến rộng rãi hơn. Ca khúc này được bay cao, bay xa thông qua tiếng hát trời phú của ca sĩ Bích Châu ở thập niên 1950. Bích Châu hát “Nỗi lòng” với phong cách không giống bất kỳ ca sĩ nào khác, cũng như không ai có thể sao chép, đó là hát jazz ngẫu hứng với kỹ thuật thượng thừa và cảm xúc dạt dào cùng điệu bộ nũng nịu một cách đầy cuốn hút, như thể là trút hết tất cả tâm tư, nỗi lòng của mình vào ca khúc. 

Về thời điểm sáng tác, theo trung tâm Thúy Nga, ca khúc “Nỗi lòng” được nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh chắp bút vào đầu thập niên 1940 (trước năm 1942). 

Ngày 28/1/2022, trung tâm Thúy Nga đăng tải ca khúc này trong chương trình Paris By Night 39 trên YouTube sau khi nữ ca sĩ Bích Chiêu qua đời.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-noi-long-cua-nhac-si-nguyen-van-khanh-0
Ca sĩ Bích Chiêu thể hiện rất thành công ca khúc “Nỗi lòng”

Dưới đây là lời bài hát “Nỗi lòng” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh:

Yêu ai, yêu cả một đời

Tình những quá khắt khe khiến cho đời ta

Đau tủi cả lòng vì yêu ai mà lòng hằng nhớ

Năm tháng trôi lạnh lùng hoài

Tình đó nhắc nhở luôn đến ta tình ai

Nhớ cả một trời

Tình yêu kia mà lòng nào quên.

ĐK:

Lòng vẫn biết nếu yêu rồi một ngày

Là đến với đớn đau

Nhưng sao trong ta cứ vẫn yêu vẫn nhớ

Dầu sao, dầu sao nếu có một ngày

Một ngày ai reo tim ta

Là tình yêu kia ly tan

Và lòng vẫn thương vẫn nhớ

Tình đó khiến sui lòng ta đau

Rồi với bao ngày lặng lẽ sống

Nỗi đau trong lòng người yêu vẫn yêu hoài.

Yêu ai, ai hiểu được lòng

Thầm kín những đớn đau với riêng lòng ta

Ấp ủ lạnh lùng tình yêu kia mà người nào hay.

Ca khúc “Nỗi lòng” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Tình yêu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh có liên quan đến việc sáng tác ca khúc “Nỗi lòng”. Theo nhiều ghi chép, năm 1942, nhạc sĩ kết hôn với bà Đặng Thị Thuận. Nhưng ngay từ năm thứ 2 của bậc thành chung (tương đương với lớp 7 hiện nay), Nguyễn Văn Khánh đã để ý và thầm yêu cô bé hàng xóm. Mối tình đầu này để lại niềm đau đớn không nguôi, làm cảm xúc để ông viết nên ca khúc “Nỗi lòng” và sau này viết thêm ca khúc “Chiều vàng”. 

Câu chuyện về mối tình đầu của Nguyễn Văn Khánh được nhạc sĩ Lê Hoàng Long kể lại trong cuốn “Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến” xuất bản năm 1996. Nguyễn Văn Khánh là người đa sầu, đa cảm nên yêu rất sớm. Vì vậy, khi mới 13, 14 tuổi, ông đã để ý và thầm yêu cô hàng xóm, là con út của ông Thông phán làm ở Phủ thống sứ Bắc Kỳ. 

Có sẵn ngón đàn chỉ mới luyện được đôi chút, mỗi đêm trăng sáng chàng lại ra vườn đàn hát các ca khúc Tây để gây sự chú ý. Về sau, cứ đúng giờ thì cô gái lại được nghe tiếng đàn tình tang từ bên kia bờ rào. Đôi lúc tò mò, cô nhìn qua và thường buông mắt vô tình gặp nhau. Song vẫn chưa ai nói với ai câu nào.

Một buổi chiều nọ, Nguyễn Văn Khánh hái một quả cà chua xanh ném nhẹ qua hàng rào giả bộ nhờ cô hàng xóm nhặt giùm vì với tay qua không tới. Cô gái nhặt rồi lém lỉnh bâng quơ: “Quả còn xanh thế này sao tự nhiên rụng được?”.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-noi-long-cua-nhac-si-nguyen-van-khanh-9
“Nỗi lòng” là ca khúc viết về mối tình đầu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh

Sau lần đó, họ bắt đầu nói chuyện với nhau nhiều hơn, tình yêu đầu đời ngây ngô nhưng đáng yêu. Những rung động đó còn đọng mãi đến sau này. Dần dần họ có những buổi đi chơi cùng nhau ở bờ hồ Hoàn Kiếm, rồi Tây Hồ, chùa Láng… Cuộc tình thơ mộng, trong sáng kéo dài đến 3 năm mà hai gia đình không hay biết. Đến năm tốt nghiệp thành chung, không biết vì mải lặn ngụp trong cuộc tình đầu hay như thế nào mà chàng lơ là việc học, thi rớt. Mỗi kỳ thi như vậy chỉ có 2 khóa, khóa 1 vào tháng 6, khóa nhì vào tháng 8. Vì vậy, Nguyễn Văn Khánh còn cơ hội vào tháng 8. Trong gần 3 tháng đó, cô gái quyết không gặp để người yêu chuyên tâm ôn thi.

Nguyễn Văn Khánh năn nỉ, hứa chắc chắn đậu khóa 2 nhưng xin mỗi tuần cho gặp 1 lần vào chiều chủ nhật. Năn nỉ mãi cô mới bằng lòng và nói thêm, nếu không đậu thì sẽ không gặp nữa. Có lẽ đó là động lực lớn để Khánh dùi mài kinh sử vượt qua kỳ thi.

Nhưng ngày vui ngắn, ngủ khi vừa biết tin đậu thì cũng là lúc chàng nhạc sĩ tương lai nghe tin cụ Thông phán sát nhà chuyển công tác lên Thái Nguyên, cách Hà Nội hơn trăm cây số. Họ gặp nhau chia tay trong bùi ngùi nhưng chàng hứa mỗi tuần sẽ lên thăm nàng một lần. 

Nói đến Thái Nguyên ngày đó thì người thành phố ai cũng sợ vì đó là chốn rừng xanh xa xôi, thuộc dạng khỉ ho cò gáy, là vùng mạn ngược sốt rét hoành hành. Thời đó, phương tiện giao thông kết nối rất hạn chế, chỉ có xe lửa từ Hà Nội lên Lạng Sơn. Muốn đi Thái Nguyên phải xuống ga Bắc Giang, rồi đi xe đò lên, mà mỗi ngày chỉ có độc một chuyến xe đò. Dù khó khăn nhưng thứ 7 nào Nguyễn Văn Khánh cũng lặn lội lên thăm người yêu, dù có nắng gắt hay mưa phùn.

Lúc này, đã có gia đình đánh tiếng xin cưới hỏi cô gái. Hai gia đình môn đăng hậu đối và chàng thanh niên kia cũng là người có học thức. Nhưng vì trót thề non hẹn biển nên cô gái thoái thác với lý do còn nhỏ. Và mỗi lần gặp nhau hiếm hoi, họ chỉ biết tâm sự trong nỗi bùi ngùi không biết được tương lai sẽ ra sao. Đó cũng là tâm trạng để sau này trở thành nguồn cảm hứng cho Nguyễn Văn Khánh sáng tác “Nỗi lòng”:

“Yêu ai yêu cả một đời

Tình những quá khắt khe

Khiến cho đời ta đau tủi cả lòng

vì yêu ai mà lòng hằng nhớ…”



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...