NHỮNG NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO KỶ NGUYÊN CHẾ TÁC GUITAR CỔ ĐIỂN HIỆN ĐẠI


Từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Tây Ban Nha đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho các hoạt động liên quan đến Guitar. Nơi đây sản sinh ra những nghệ sĩ biểu diễn bậc thầy, những nhà chế tạo đàn chuyên nghiệp và những nhà soạn nhạc huyền thoại. Tuy nhiên điểm sáng trong thời kỳ này chính là những đổi mới trong chế tạo Guitar của người thợ làm đàn Antonio de Torres Jurado (1817–1892). Torres được coi là một nhân vật cao quý trong ngành chế tạo Guitar Tây Ban Nha, người đã đặt ra các tiêu chuẩn vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Việc làm Guitar của Torres diễn ra ở hai trời kỳ trong cuộc đời ông. Lần đầu tiên, là từ năm 1852-1869, bắt đầu bởi sự thúc giục của nghệ sĩ Guitar nổi tiếng Julian Arcas (1832–1882). Đáng buồn thay, Torres đã phải vật lộn vất vả để có thể kiếm được thu nhập ổn định từ việc làm đàn Guitar trong thời gian này, bởi vậy mà ông đã bỏ việc làm đàn guitar ở Seville vào năm 1870 để mở một cửa hàng đồ sứ và pha lê tại Almería. May mắn thay, ông đã quay trở lại công việc chế tạo Guitar từ năm 1875 cho đến khi ông qua đời vào năm 1892.

Antonio de Torres Jurado

Torres đã áp dụng các phương pháp hay nhất của những nghệ nhân làm đàn đi trước và thêm vào những ý tưởng của riêng mình, để đặt nền móng cho một trường phái chế tác Guitar hiện đại được nhiều người biết đến. Ông đã tăng kích thước của thân đàn lên khoảng 20% – lớn hơn so với những cây đàn của Pagés, Panormo và Lacôte. Thiết kế thân đàn Guitar hình số tám của ông đã tăng thêm diện tích cho cả phần trên và phần dưới, được cho là lấy cảm hứng từ một phụ nữ trẻ mà ông nhìn thấy ở Seville.

Torres coi hộp cộng hưởng là linh hồn của nhạc cụ và làm cho phần mặt Top mỏng hơn để tăng độ cộng hưởng. Ông sử dụng một hệ thống bracing có bảy thanh, Torres cũng thiết kế chiều dài quy chuẩn là 650 mm cho Guitar, một kích thước được các nghệ nhân làm đàn khác áp dụng rộng rãi và vẫn là một tiêu chuẩn cho đến tận ngày nay. Ngoài ra, Torres còn bổ sung thêm lược đàn vào phần ngựa để thuận tiện cho việc điều chỉnh độ cao của dây.

Đàn guitar Baroque có nguồn gốc từ Tây Ban Nha.
(“Người chơi guitar” của Johannes Vermeer, 1672)

Nghệ sĩ Guitar và nhà soạn nhạc huyền thoại Francisco Tárrega (1852–1909) đã chơi các nhạc cụ cải tiến về cấu trúc của Torres, bởi vậy mà đã mở ra kỷ nguyên của Guitar hiện đại. Mặc dù bị mù một phần từ khi còn nhỏ, nhưng Tárrega đã phát triển các tiết mục Guitar thông qua các bản chuyển soạn nhạc của Beethoven, Bach, Chopin, Schumann, Haydn, Isaac Albéniz… Các sáng tác của riêng ông cũng có số lượng khoảng 80 bài, bao gồm các tác phẩm kinh điển, mãi trường tồn theo thời gian như: “Recuerdos de la Alhambra” và “Capricho Arabé,” ngoài ra còn có các bản etude, prelude và nhiều đoạn ngắn trong khiêu vũ.

Tárrega đã đóng góp vào sự phát triển của kỹ thuật chế tác Guitar hiện đại, bằng cách tán thành việc đặt Guitar ở chân trái nâng lên trên kê chân và ngừng chơi đàn bằng cách đặt ngón út tay phải trên hộp cộng hưởng.

Francisco Tárrega

Kể từ năm 1600, Madrid đã là một địa danh quan trọng trong hoạt động chế tạo đàn Guitar của Tây Ban Nha. Triều đại Guitar Ramirez, nổi tiếng nhất trong suốt thế kỷ 20, bắt đầu ở Madrid – nơi José Ramírez I (1858–1923) sáng lập cửa hàng vào năm 1890 và cũng là nơi công ty tiếp tục hoạt động cho đến ngày nay. Ông chủ yếu áp dụng các phương pháp của Torres, nhưng đã phát triển cây đàn Guitar Tablao – một nhạc cụ Flamenco với thân lớn hơn và các cạnh hẹp hơn so với Guitar của Torres. Trong số nhiều thợ làm đàn được José I đào tạo có anh trai của ông là Manuel Ramírez (1864–1916), người được biết đến vào năm 1912 trong cuộc gặp gỡ với Andrés Segovia, lúc đến cửa hàng để tìm thuê một cây đàn Guitar biểu diễn. Ấn tượng sau khi nghe Segovia chơi, Manuel đã hào phóng tặng Segovia một cây đàn Guitar và nói với ông ấy: “Hãy mang nó ra ngoài thế giới và mong công việc của bạn trở nên suôn sẻ … Hãy trả tiền cho tôi, khi mà bạn không cần tiền nữa.”

Trong số những người học việc nổi tiếng nhất của Manuel có Santos Hernandez, Domingo Esteso, Enrique Garcia và Modesto Borreguero. Công việc kinh doanh của gia đình Ramírez được truyền trực tiếp từ José Ramírez I đến José Ramírez II (1885–1957), José Ramírez III (1922–1995) và José Ramírez IV (1953–2000). Amalia Ramírez, cũng là một thợ làm đàn có tay nghề cao và là em gái của José IV, hiện cô đang quản lý cửa hàng Ramírez.

Andrés Segovia cùng cây đàn Ramirez 1912

Mỗi thành viên trong gia đình đã góp phần tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu của họ. José III đã tăng kích thước của hộp cộng hưởng, giới thiệu các loại vecni mới và là nhà sản xuất đầu tiên sử dụng gỗ tuyết tùng đỏ cho Guitar. Bắt đầu từ năm 1937, Segovia đã chơi Guitar do thợ làm đàn người Đức Hermann Hauser chế tạo, nhưng đến năm 1963, ông bắt đầu chơi Guitar của José III, xen kẽ với một nhạc cụ do Ignacio Fleta tại Barcelona chế tạo. Năm 1979, Segovia bắt đầu chơi Guitar của José Ramírez IV. Trong số nhiều nghệ sĩ Guitar nổi tiếng đã yêu thích Guitar Ramírez kể đến có: Christopher Parkening, Kazuhito Yamashita và Narciso Yepes. Là nghệ sĩ Guitar cổ điển hàng đầu của Tây Ban Nha, Segovia đã mang cây đàn Guitar qua bảy thập kỷ của thế kỷ 20 và giao nó cho những thế hệ về sau.





Sưu tầm

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...