Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và chuyện tình ngọt ngào lẫn đắng cay với học giả Vương Hồng Sển


Nghệ sĩ Năm Sa Đéc tên thật là Nguyễn Kim Chung, là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Ban đầu, bà đi biểu diễn hát bội với biệt danh Năm Nhỏ, nhưng về sau do trùng tên nên đã đổi thành Năm Sa Đéc. Lúc sinh thời, bà được rất nhiều người yêu mến, đưa vào hàng “ngũ trân châu” của nghệ thuật tuồng cổ lúc bấy giờ.

Có điều, sự nghiệp của nữ nghệ sĩ càng rực rỡ đến đâu, thì chuyện tình cảm lại lận đận đến đó. Bà từng có hai đời chồng, nhưng lại chưa một lần được mặc chiếc váy cô dâu. Trong đó, phải nói tới mối tình vừa ngọt ngào vừa cay đắng của bà Năm Sa Đéc với học giả Vương Hồng Sển. 

Lúc ấy, nữ nghệ sĩ đang ở đỉnh cao sự nghiệp, được đánh giá là “thanh sắc lưỡng toàn”. “Tuy rằng sự nghiệp thành công, sống giữa chốn đô hội nhưng lòng bà chẳng mấy vui vì mối tình tan vỡ trước đó.

Bản thân ông Sển cũng mới lên Sài Gòn sau khi đổ vỡ hôn nhân với vợ cũ tên Tuyết. Vốn là một khán giả của Năm Sa Đéc, nhà học giả này thường xuyên đi coi bà biểu diễn. Sau một lần tâm tình khi bà Năm Sa Đéc vừa kết thúc buổi diễn, cả hai đã nên duyên. Chẳng bao lâu sau, họ tổ chức đám cưới, tuy rằng không có hôn thú nhưng thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng. Một tờ báo xưa đã viết về chuyện tình của họ rằng: “Cuộc đời của nghệ sĩ Năm Sa Đéc bước vào một khúc quanh mới khi cô gặp gỡ và kết nghĩa với học giả, nhà khảo cổ Vương Hồng Sển, lúc hai người vừa ‘gãy gánh giữa đường’. Ông thì làm công chức, viết sách, nghiên cứu các thú chơi đồ cổ, đá gà, hát bội; bà thì hát bội, diễn cải lương…”.



nghe-si-nam-sa-dec-va-moi-tinh-hon-40-nam-voi-hoc-gia-vuong-hong-sen
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc

Ông Sển kể rằng: “Năm ở một chòi lá, mướn mỗi tháng 3 đồng; tôi thì không nhà lại thêm tánh quân tử Tàu, nên cũng chẳng có gì… Rồi Năm sanh một trai, cha già con muộn, tôi mừng quá. Hai nỗi khổ gặp nhau. Tôi làm khai sanh và giao kết với nhau: còn thương thì ở, hết thương thì đường ai nấy đi, không có gì bận bịu, cũng không nhắc đến việc gì khác ngoài cái nghĩa tào khang”.

Ban đầu, vợ chồng họ sinh sống trong một ngôi nhà nhỏ ở xóm Cù Lao nằm trên đường Võ Di Nguy (nay là Phan Đình Phùng) thuộc quận Phú Nhuận, Sài Gòn. Về sau, ông Vương Hồng Sển trúng xổ số, mua được một căn nhà khang trang, đặt tên là “Vân Đường Phủ”. Nữ nghệ sĩ có con riêng từ mối tình trước đó, về sau sinh thêm 1 con trai cho ông Sển.

Vương Hồng Sển từng kể rằng, ông thấy đi xem hát với vợ hơn là chờ gặp tổng thống. Ông vốn là học giả, tuy bằng cấp không cao nhưng rất được trọng vọng. Một lần nọ, ông được mời đến Dinh Độc Lập để thẩm định cổ vật cho Ngô Đình Diệm. Nhưng do vị này quá bận, ông không gặp được, đành phải về. Người ta đưa ông về rồi còn dặn dò là đừng đi đâu, cứ túc trực sẵn để đợi.

Vị học giả cảm thấy cay đắng cho số phận của mình, có ghi trong sổ tay rằng: “Nghe mà chết được trong lòng. Huống hồ gì, đêm nay lại được lần thứ nhất vợ mua vé xem cải lương gánh Năm Châu diễn tại rạp Thống Nhất tuồng “Tây Thi gái nước Việt” mà mình ao ước muốn xem diễn lại. Thôi kệ, cứ đi xem hát cái đã, rủi mất chức thì cũng đành, chớ không lý bỏ vé vợ mua sẵn để bận đồ lớn ngồi nhà chờ xe ông tổng thống”.

Lại nói, vì không có hôn thú, nên nữ nghệ sĩ không được coi là vợ hợp pháp của ông Vương Hồng Sển. Trong cuốn sách viết về cuộc đời bà, tác giả Thiện Mộc Lan có kể rằng nữ nghệ sĩ từng nói với chồng về chuyện này. Bà Năm Sa Đéc hỏi chồng: “Mình già rồi, nên bàn với gia tộc lo mộ phần cho tôi với ông”, thì nhận được câu trả lời: “Thôi thì sau này, quê tôi, tôi về, còn bà thì về quê bà”.

Năm 1988, bà Năm mất, ông Sển đã giữ đúng lời “cam kết” là đưa vợ về an táng tại Tân Khánh Đông, Sa Đéc. Sự ra đi của người vợ “đầu ấp tay gối” khiến ông Sển không khỏi tiếc thương. Ông viết một bài “văn tế Năm Sa Đéc” sầu muộn, do một người ký tên Tế Nhị chấp bút, nói là “viết thay lời chồng là Vương Hồng Sển”. Trong bài văn tế có mấy câu sau:



nghe-si-nam-sa-dec-va-moi-tinh-hon-40-nam-voi-hoc-gia-vuong-hong-sen
Ảnh hiếm của vợ chồng Vương Hồng Sển – Năm Sa Đéc

Ngồi nghe em hát, giọng du dương trưa sớm chẳng nhàm tai,

Bàng hoàng giấc mộng trầm tư, đành chết điếng khúc quanh chiều rẽ lối.

Long lanh ngấn lệ trào dâng,

Lặng lẽ trang tình xếp lại (…).

Đôi vợ chồng ra vào khắng khít, mắm muối mà vui,

Một chòi tranh sau trước đìu hiu, ghế bàn chẳng có”.

Chuyện tình của nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc và nhà cổ vật, học giả Vương Hồng Sển kéo dài tới hơn 40 năm. Nhưng khi bà mất đi thì đáng tiếc là họ không có hôn thú, cũng không được chôn cất cùng nhau. Dù vậy, ta cũng không thể đoán nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc nghĩ sao về chuyện đó, và có ra sao thì bà cũng đã có nhiều năm sống yên bình, hạnh phúc bên chồng.

Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và một đời truân chuyên: Hai lần đò, chưa một lần mặc áo cô dâu



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] Nhạc phổ thơ của Phạm Duy đa dạng về tiết tấu, phong phú trong cảm xúc. Nhạc phổ thơ của ông lúc trữ tình thi vị, lúc lại lặng...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
[ad_1] VỀ CA KHÚC "LỜI ĐẮNG CHO CUỘC TÌNH" Tên ca khúc: Lời đắng cho cuộc tình Nhạc sĩ sáng tác: Nhật Ngân Năm ra đời: 1989 Thể loại: Nhạc...

Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
[ad_1] Chân dung nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan Nhạc sĩ Châu Kỳ sinh ngày 5/11/1923 tại làng Dưỡng Mong, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế....

ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
[ad_1] Fender đang có một sứ mệnh. Công ty không chỉ làm hài lòng những người truyền thống với những cây đàn guitar có thiết kế phản ánh gốc rễ...

“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
[ad_1] CA KHÚC "CHUYỆN TÌNH CÔ LÁI ĐÒ BẾN HẠ” Tên các khúc: Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: 1971 Ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
[ad_1] CA KHÚC "XÓM ĐÊM" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc quê hương Năm ra đời: 1955 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh và Ban hợp...

“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
[ad_1] CA KHÚC “CHO EM QUÊN TUỔI NGỌC” Tên các khúc: Cho em quên tuổi ngọc Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1984 Ca sĩ trình bày...

Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
[ad_1] Trong cuốn sách “Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến” xuất bản năm 1996, nhạc sĩ Lê Hoàng Long đã kể lại những kỷ niệm, câu chuyện về những...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
[ad_1] Domenico Gaetano Maria Donizetti cất tiếng khóc chào đời ngày 29 tháng 11 năm 1797 tại một căn hầm rượu cũ nát của một căn nhà nằm sát sườn...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
[ad_1] THÔNG TIN VỀ CA KHÚC BÀ MẸ GIO LINH Tên nhạc phẩm: Bà mẹ Gio Linh. Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy. Thể loại: Nhạc cách mạng.  Năm ra...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM HƯƠNG XƯA Tên ca khúc: Hương xưa Nhạc sĩ sáng tác: Cung Tiến Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1957 Nằm trong album: Ca...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
[ad_1] VỀ NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI Tên ca khúc: Nỗi lòng người đi Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1965 Nằm trong album:...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
[ad_1] VỀ CA KHÚC VÌ ĐÓ LÀ EM Tên ca khúc: Vì đó là em Nhạc sĩ sáng tác: Diệu Hương Thể loại: Nhạc trẻ Nằm trong album: CD solo...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hoài cảm”: Nỗi nhớ cố xứ da diết của cậu nhạc sĩ tuổi 15
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hoài cảm”: Nỗi nhớ cố xứ da diết của cậu nhạc sĩ tuổi 15
[ad_1] VỀ CA KHÚC HOÀI CẢM Tên ca khúc: Hoài cảm Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1953 Nằm trong album: Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Danh...

Hợp âm xem nhiều

01. Cô gái miền Trung - Nguyễn Hữu Kha

02. Dòng sông quê hương - Thảo Hồ

03. Làm sao quên đi - Trung Kiên

04. Nỗi buồn - Văn Phụng

05. Sám hối số 6 – Nỗi nhớ tàn canh - Duy Trác Lê

06. Cung đàn và nỗi nhớ - Tô Tài Năng

07. Tình anh nắng hồng (You light up my life) - Joe Brooks,

08. Quê hương đón mừng Phật đản - Quí Luân

09. Khi thân ta cùng khó (Sương trắng miền quê ngoại chế) - Nhạc chế

10. Trường ca Con đường cái quan - Phạm Duy

11. Giờ tôi đã biết - Ngọc Sơn (trẻ)

12. Điệu blue Thánh giá nghiêng - Lê Quang Ngọc

13. Bóng quê xưa - Đan Thọ

14. Mây vẫn bay - Hoàng Sa

15. Sợ vợ mới nên người - Nhựt Phương

16. Tình yêu của Ngài (그 사랑) - Park Hwi Jeong

17. Sớm mùa Đông - Thanh Trang

18. Sài Gòn niềm nhớ - Trương Trọng Thanh

19. Yêu một ai khác - Châu Đăng Khoa

20. Tan vỡ (Promises in the Wind – 风中的承诺) - Nhạc Ngoại

21. Tuyết mùa hè - Nhật Trung

22. Tự ý yêu anh - Huy Hiếu

23. Đếm ngược đếm xuôi - Cao Long

24. Đừng hơn thua - Phạm Trưởng

25. Trao nhau nhẫn cưới - Phạm Minh Cảnh

26. Mẹ tôi và những thị xã vắng - Nguyễn Vĩnh Tiến

27. Tiếng dương cầm trên biển - Phúc Trường

28. Nếu em là anh - Nguyên Chấn Phong

29. Bé học ngoại ngữ - Nguyễn Văn Hiên

30. Tình như pha lê - Hoài An (trẻ)