Kỳ án ăn chè Nhà Bè: Cuộc tình “oan nghiệt” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương và ca sĩ Khánh Ngọc


Nhắc đến nhạc sĩ Phạm Đình Chương thì ngoài tài năng âm nhạc, người đời không khỏi cảm thán trước cuộc tình đầy bi kịch giữa ông và ca sĩ Khánh Ngọc. Theo báo chí Sài Gòn ngày ấy, đây là vụ tai tiếng lớn nhất của giới nghệ sĩ đương thời.

Âm nhạc
Amnhac.net

Chân dung nhạc sĩ Phạm Đình Chương và ca sĩ Ngọc Khánh

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương (1929 – 1991) là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng của làng tân nhạc Việt nam. Bắt đầu sáng tác từ lúc 18 tuổi, Phạm Đình Chương đã để lại một kho tàng các ca khúc bất hủ như: “Ly rượu mừng”, “Nửa hồn thương đau”, “Mộng dưới hoa”,…

Ngoài ra, Phạm Đình Chương còn được biết đến với vai trò ca sĩ trong Ban hợp ca Thăng Long với nghệ danh Hoài Bắc.

Nói về ca sĩ Khánh Ngọc thì bà đã thành danh trong làng nhạc từ những năm giữa thập niên 1950 đến 1960. Bà được báo chí thời ấy trao tặng cho danh xưng “ngọn núi lửa” bởi vẻ ngoài nóng bỏng, gợi cảm. Ngày ấy, Khánh Ngọc từng là mục tiêu săn đón của giới đại gia Sài Gòn. Không chỉ vậy, Khánh Ngọc còn là một diễn viên điện ảnh nổi tiếng trước cả Thẩm Thúy Hằng, Trang Thiên Kim,…thời ấy. Nhắc đến Khánh Ngọc có thể nhiều khán giả hôm nay không biết đến bà, nhưng trong ký ức của những khán giả miền Nam trước năm 1975 thì Khánh Ngọc được xem là một tên tuổi lớn, một trong những ngôi sao sáng chói của làng điện ảnh Sài Gòn lúc bấy giờ.



Cuoc-tinh-oan-nghiet-cua-nhac-si-Pham-Dinh-Chuong-va-ca-si-Khanh-Ngoc-1
Ca sĩ Khánh Ngọc được báo chí thời ấy trao tặng cho danh xưng “ngọn núi lửa” bởi vẻ ngoài nóng bỏng, gợi cảm

Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan Anh, sinh năm 1937 tại Hà Nội. Năm 1951, bà theo gia đình vào Nam sinh sống. Nhờ học nhạc từ khi còn là nữ sinh và được thụ giáo môn dương cầm dưới sự hướng dẫn của nhạc sĩ Võ Đức Thu, nên khi vào Sài Gòn Khánh Ngọc đã được ưu ái mời hát trên làn sóng điện của Đài phát thanh quốc gia và Đài Pháp Á Sài Gòn. Với giọng hát nội lực và truyền cảm, Khánh Ngọc đã gia nhập vào Ban hợp ca Thăng Long và hai lần theo ban hợp ca này ra Bắc trình diễn.

Cuộc tình “oan nghiệt” và đầy tai tiếng giữa nhạc sĩ Phạm Đình Chương và ca sĩ Khánh Ngọc

Lần đầu gặp Khánh Ngọc, nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã trao trái tim cho người con gái này. Sau nhiều nỗ lực theo đuổi, cộng với danh thế lừng lẫy là nhạc sĩ tài hoa và là ngôi sao sáng trong ban hợp ca đình đám Thăng Long nên ông đã chiếm được trái tim người đẹp. Sau một thời gian yêu nhau, cả hai quyết định tiến tới hôn nhân trong ánh mắt ngưỡng mộ xen lẫn sự ghen tỵ của nhiều người.

Thế nhưng, cuộc hôn nhân giữa nhạc sĩ Phạm Đình Chương và ca sĩ Khánh Ngọc lại kết thúc trong tai tiếng sau đó ít lâu. Sau khi đã có với nhau đứa con trai 4 tuổi, nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã nghe phong phanh những điều tiếng không hay rằng Khánh Ngọc ngoại tình, đi theo một người đàn ông khác. Nhưng vì hết mực thương vợ, tình yêu dành cho vợ quá lớn nên Phạm Đình Chương không tin vào những điều tiếng ấy. Bản thân ông cũng hiểu, một khi đã dấn thân vào con đường nghệ thuật thì những tin lá cải bên lề không thể tránh khỏi được. Thế là ông chọn cách im lặng để sống tiếp.



Cuoc-tinh-oan-nghiet-cua-nhac-si-Pham-Dinh-Chuong-va-ca-si-Khanh-Ngoc-2
Vợ chồng nhạc sĩ Phạm Đình Chương và ca sĩ Khánh Ngọc “thuở ban đầu”

Nhưng một khi đã là sự thật thì có che đậy thế nào cũng không tránh khỏi việc bị lộ. Chuyện gì đến rồi cũng đến, một buổi tối định mệnh vào những năm thập kỷ 60, theo yêu cầu của một người bạn, nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã có mặt và bắt quả tang vợ mình đang cùng tình nhân “ăn chè” tại Nhà Bè. Và nỗi đau phản bội ấy càng nhân lên gấp bội khi nhân tình của Khánh Ngọc không ai khác chính là nhạc sĩ Phạm Duy – chồng của ca sĩ Thái Hằng, chị gái ruột của ông. Khi đó Phạm Đình Chương, Phạm Duy, Khánh Ngọc cùng hát với nhau trong Ban hợp ca Thăng Long, có thêm Thái Thanh, Thái Hằng và Hoài Trung. Một mối quan hệ cay đắng và đầy oan nghiệt.

Ngay lập tức, kỳ án “ăn chè Nhà Bè” được báo chí khai thác triệt để, cả Sài Gòn khi ấy rúng động trước những hình ảnh nóng hổi được cập nhập từng ngày.

Người ta kể lại rằng, sau ngày định mệnh ấy, nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã tự nhốt mình trong phòng khóc hết nước mắt. Sau nhiều ngày suy nghĩ, ông quyết định đâm đơn ra tòa xin ly hôn Khánh Ngọc. Cuối cùng tòa phán quyết thuận tình ly hôn và Phạm Đình Chương được quyền nuôi con.

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương và “Nửa hồn thương đau”

Sau cuộc tình oan nghiệt ấy, cuộc đời nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã chuyển sang một lối rẽ khác. Nhà văn Mai Thảo kể lại rằng, sau sự kiện ấy Phạm Đình Chương đã sống những ngày gần như cắt đứt mọi liên hệ xã hội. Cuộc sống của ông chỉ còn lại nỗi buồn, nỗi đau và sự uất hận đối với tình yêu. Từ một tay chơi, một ngôi sao, Phạm Đình Chương đã lột xác hoàn toàn. Ông không còn một chút để ý quần áo, ăn mặc, tới nụ cười cũng tắt ngấm. Ông không chỉ kiệm lời mà đôi khi còn bẳn gắt nữa.



Cuoc-tinh-oan-nghiet-cua-nhac-si-Pham-Dinh-Chuong-va-ca-si-Khanh-Ngoc-3
Ca khúc “Nửa hồn thương đau” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Bản nhạc “Nửa hồn thương đau” được nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết xong vào năm 1970 theo yêu cầu của ông Quốc Phong, giám đốc Công ty Liên Ảnh, để dùng cho cuốn phim “Chân trời tím” do công ty này sản xuất. Toàn bản nhạc được chính Phạm Đình Chương đặt lời, duy chỉ có 2 câu cuối là được trích từ tác phẩm “Lệ đá xanh” của nhà thơ Thanh Tâm Thuyền, nhạc Cung Tiến mà thôi.

Ngay khi mới ra mắt, ca khúc “Nửa hồn thương đau” đã tạo tiếng vang lớn, được dư luận đương thời nhắc tới, bàn tán và cho rằng Phạm Đình Chương viết ca khúc này là để gửi tới người vợ cũ Khánh Ngọc.

Cuộc sống ca sĩ Khánh Ngọc sau khi ly hôn với nhạc sĩ Phạm Đình Chương ra sao?

Sau khi ly hôn với nhạc sĩ Phạm Đình Chương, năm 1961 bà Khánh Ngọc qua Mỹ để học thêm về điện ảnh và định cư luôn tại đây.

Trong một cuộc phỏng vấn được đăng tải trên Youtube do bà Tuyết Mai thực hiện vào năm 2000, người viết thấy bà Khánh Ngọc còn đẹp, ánh nhìn của bà vẫn rất đa tình, ác liệt. Trong lúc trò chuyện, bà Khánh Ngọc lúc nào cũng cười khi nhắc đến ban hợp ca Thăng Long, thái độ của bà cũng rất thản nhiên. Bà Khánh Ngọc cũng cho biết, sau khi qua Mỹ một thời gian bà đã gặp gỡ một du học sinh, hai người tìm hiểu nhau rồi kết hôn.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...