Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Học sinh hành khúc” gắn liền với phong trào “Trả Ơn” ở thập niên 1950


VỀ CA KHÚC “HỌC SINH HÀNH KHÚC”

  • Tên ca khúc: Học sinh hành khúc
  • Nhạc sĩ sáng tác: Lê Thương
  • Năm ra đời: Thập niên 1950

“Học sinh là người tổ quốc mong chờ mai sau

Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao…”

Có lẽ, hầu hết học sinh ở thập niên 1960 đến 1975 đều thuộc lòng những ca từ này. Đây là 2 câu hát nằm trong ca khúc “Học sinh hành khúc” do nhạc sĩ Lê Thương sáng tác. 

Ca khúc “Học sinh hành khúc” thời đó được phổ biến tại nhiều trường học. Các em học sinh tiểu học sẽ cất cao lời ca của ca khúc này vào mỗi sáng thứ hai đầu tuần. Bên cạnh đó, ca khúc còn được chọn làm nhạc hiệu cho chương trình Phát thanh Học đường trên đài phát thanh Sài Gòn trước năm 1975.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-hoc-sinh-hanh-khuc-cua-le-thuong-8
Nhạc sĩ Lê Thương

Về hoàn cảnh ra đời ca khúc “Học sinh hành khúc”, nhạc sĩ Lê Thương cho biêt, ông sáng tác vào đầu thập niên 1950 với dấu mốc lịch sử là phong trào “Trả Ơn” ở Sài Gòn, liên quan đến nhân vật lịch sử Trần Văn Ơn.

Anh Trần Văn Ơn (1931 – 1950) là học sinh chăm ngoan, nghĩa độ với cha mẹ, thầy cô và ham hoạt động xã hội. Năm 1947, anh tham gia phong trào yêu nước của trường, tham gia Hội học sinh sinh viên Việt Nam – Nam Bộ. Anh là hội viên mật của Đoàn học sinh kháng chiến nội thành. Anh nhận nhiệm vụ tuyên truyền, vận động học sinh trong trường tham gia vào hoạt động chống thực dân Pháp và chính quyền thân Pháp. Anh được coi là một trụ cột của phong trào học sinh yêu nước của trường Trường Pétrus Ký.

Ngày 9/1/1950 ở Sài Gòn nổ ra cuộc biểu tình lớn của hơn 6000 học sinh, sinh viên và nhà giáo các trường, yêu cầu thủ tướng Trần Văn Hựu thả học sinh, sinh viên bị bắt. Chính phủ của Trần Văn Hựu đã huy động lực lượng lớn cảnh sát đàn áp cuộc biểu tình, đem vòi rồng phun nước, dùng dùi cui đánh đập tàn nhẫn người biểu tình. Cuộc đàn áp dẫn tới việc 150 người bị bắt, 30 người bị đánh trọng thương tại chỗ. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-hoc-sinh-hanh-khuc-cua-le-thuong-6
Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn – Tấm gương tuổi trẻ kiên cường, dũng cảm

Không lùi bước, anh Trần Văn Ơn cùng một số bạn bè đã lên tiếng tố cáo tội ác của chúng, đồng thời che chở cho các em nhỏ phía sau. Anh Trần Văn Ơn đã bị bắn trong lúc đang đỡ học sinh trèo lên đống củi chất sát rào để vượt tường. Mặc dù đã được đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy cứu chữa nhưng do vết thương quá nặng nên anh đã qua đời vào lúc 15h30 ngày 9/1/1950. Khi đó anh mới 19 tuổi. 

Sự kiện anh Trần Văn Ơn qua đời trở thành “giọt nước tràn ly” trong phong trào tranh đấu của học sinh – sinh viên các trường trung học ở Sài Gòn, xuất phát điểm từ trường Petrus Ký (nay là Chuyên Lê Hồng Phong). Có đến hơn 300.000 người dân Sài Gòn đã xuống đường ủng hộ trong tang lễ của anh Trần Văn Ơn được tổ chức ngay trong trường Petrus Ký. Trong dòng người đó có nhạc sĩ Lê Thương cùng nhạc sĩ Võ Đức Thu, “quái kiệt” Trần Văn Trạch và nhóm bạn. Họ cùng nhau cất tiếng nói đòi tự do cho người Việt.

Phong trào yêu nước của học sinh, sinh viên Sài Gòn năm đó đã để lại nhiều cảm xúc, thôi thúc nhạc sĩ Lê Thương chắp bút viết nên ca khúc “Học sinh hành khúc”.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-hoc-sinh-hanh-khuc-cua-le-thuong-0
Tờ bìa nhạc “Học sinh hành khúc”

Cho đến nay, những ca từ trong ca khúc “Học sinh hành khúc” vẫn còn nguyên giá trị. Nó thể hiện lòng tự hào dân tộc, nói lên trách nhiệm của người học sinh với quê hương đất nước.

“…Lúc khắp quốc dân tranh đấu hy sinh cho nền độc lập.

Học sinh nề chi tuổi xanh trong lúc phấn đấu.

Đem hết can tràng của người Việt Nam tiến lên!

.

Học Sinh là mầm sống của ngày mai.

Nung đúc tâm hồn để nối chí lớn.

Theo các thanh niên sống vì giống nòi.

Liều thân vì nước, vì dân mà thôi

.

Học Sinh là người mới của Việt Nam.

Đã thoát ra một thời xưa tối ám.

Đem sức thanh tân chống mọi suy tàn

Học Sinh làm sáng đời dân Việt Nam.

.

Học sinh vào đời chiến thủ ngày nay,

Nung đúc can tràng để binh lý chí.

Trong lúc nước Nam ước mộ anh tài,

Học sinh bền chí lập công từ đây”.

Nhạc sĩ Lê Thương (tên thật là Lê Đình Hộ, 1914 – 1996) là người Việt Nam yêu nước, mọi sáng tác của ông đều mang đậm phong vị dân tộc.

Lê Thương sáng tác nhiều thể loại, từ nhạc tiền chiến cho đến truyện ca, nhạc hài hước, châm biếm, nhạc thiếu nhi. Ở thể loại nào ông cũng có những tác phẩm ấn tượng.

Suốt sự nghiệp âm nhạc, ông để lại cho đời nhiều tác phẩm bất hủ như: Trường ca Hòn vọng phu, Thằng Cuội, Học sinh hành khúc…



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Ca khúc “Chỉ chừng đó thôi” – lời tụng ca dành cho mối tình thơ nhạc trong sáng nhất đời Phạm Duy
Ca khúc “Chỉ chừng đó thôi” – lời tụng ca dành cho mối tình thơ nhạc trong sáng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "CHỈ CHỪNG ĐÓ THÔI" Tên ca khúc: Chỉ chừng đó thôi Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm sáng tác: 1975 Ca sĩ...

Nỗi buồn vô vọng trong ca khúc “Mắt lệ cho người”: “Vàng câu tình cũ gửi vời theo đời”
Nỗi buồn vô vọng trong ca khúc “Mắt lệ cho người”: “Vàng câu tình cũ gửi vời theo đời”
[ad_1] CA KHÚC "MẮT LỆ CHO NGƯỜI" Tên ca khúc: Mắt lệ cho người Sáng tác: Từ Công Phụng Thể loại: Tình ca Năm ra đời: Sau 1975 Ca sĩ...

TOP 3 THƯƠNG HIỆU GUITAR ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRÊN THẾ GIỚI
TOP 3 THƯƠNG HIỆU GUITAR ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRÊN THẾ GIỚI
[ad_1] Guitar là một loại nhạc cụ thông dụng và nhiều người chơi hơn cả. Do vậy, trên thế giới thị trường đàn Guitar luôn hoạt động một cách sôi...

Top 10 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Phạm Đình Chương
Top 10 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Phạm Đình Chương
[ad_1] Nhạc sĩ Phạm Đình Chương là một nhạc sĩ lớn, ông sáng tác đa diện và ở mặt nào cũng có những tác phẩm đặc sắc, đóng góp vào...

Sự thật phía sau mối “tình bơ vơ” giữa nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến
Sự thật phía sau mối “tình bơ vơ” giữa nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến
[ad_1] Chân dung nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến Nhạc sĩ Lam Phương (1937 - 2020) là một trong những tên tuổi nổi bật của làng nhạc...

Ca khúc “Yêu” của nhạc sĩ Văn Phụng: “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ; Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”
Ca khúc “Yêu” của nhạc sĩ Văn Phụng: “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ; Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”
[ad_1] CA KHÚC "YÊU" Tên ca khúc: Yêu Sáng tác: Nhạc sĩ Văn Phụng Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: Thập niêm 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

Ca khúc “Vào hạ” và thông điệp “chữa lành” cuộc đời từ nhạc sĩ Lê Hựu Hà
Ca khúc “Vào hạ” và thông điệp “chữa lành” cuộc đời từ nhạc sĩ Lê Hựu Hà
[ad_1] CA KHÚC "VÀO HẠ" Sáng tác: Lê Hựu Hà Thể loại: Nhạc trẻ Năm ra đời: Cuối thập niên 1980 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Nhã Phương, Mỹ...

Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Lê Thương
Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Lê Thương
[ad_1] Theo quan điểm chủ quan của người viết, sự nghiệp âm nhạc rực rỡ của nhạc sĩ Lê Thương có 3 ca khúc bất hủ: Trường ca Hòn vọng...

Ca sĩ Thanh Tuyền: Đời nhiều thăng trầm của nàng “sơn ca miền đất lạnh” tài hoa
Ca sĩ Thanh Tuyền: Đời nhiều thăng trầm của nàng “sơn ca miền đất lạnh” tài hoa
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ THANH TUYỀN Tên thật: Phạm Như Mai Nghệ danh: Thanh Tuyền Ngày sinh:  29/10/1948. Quê quán: Đà Lạt, Lâm Đồng. Nghề nghiệp:...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JEAN-BAPTISTE LULLY (1632-1687)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JEAN-BAPTISTE LULLY (1632-1687)
[ad_1] Jean-Baptiste Lully, tên thật là Giovanni Battista Lulli, chào đời tại Florence, ngày 28 tháng Mười một năm 1632 và qua đời tại Paris, ngày 22 tháng Ba năm...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

Những bóng hồng trong cuộc đời nhạc sĩ Lam Phương
Những bóng hồng trong cuộc đời nhạc sĩ Lam Phương
[ad_1] Thông tin nhạc sĩ Lam Phương qua đời tại Mỹ hôm 22.12 (giờ địa phương) khiến nghệ sĩ và khán giả tiếc thương. Trong hơn nửa thế kỷ viết...

Top 4 bài hát chính ca tiêu biểu nhất của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
Top 4 bài hát chính ca tiêu biểu nhất của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là "cha đẻ" của các bài hát chính ca xuất sắc, có tầm tư tưởng lớn, giá trị nghệ thuật cao và giá trị...

Top 10 bài hát hay nhất của nhạc sĩ Lê Dinh
Top 10 bài hát hay nhất của nhạc sĩ Lê Dinh
[ad_1] Nhạc sĩ Lê Dinh (1934 – 2020) là một trong những tên tuổi lớn của dòng nhạc vàng trước năm 1975 với sức sáng tác bền bỉ và đa...