Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Đàn bà”: “Tôi sáng tác khi không hề biết gì về lòng dạ của người phụ nữ”


VỀ NHẠC PHẨM “ĐÀN BÀ”

  • Tên ca khúc: Đàn bà
  • Nhạc sĩ sáng tác: Song Ngọc
  • Thể loại: Nhạc trữ tình
  • Năm ra đời: 1984
  • Nằm trong album: Hương, Mưa rừng, Hà Nội ngày tháng cũ, Hoa bướm ngày xưa, Bội bạc…
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Elvis Phương, Duy Quang, Don Hồ, Nguyễn Hưng, Thành An

Ca khúc “Đàn bà” và hoàn cảnh sáng tác khá bất ngờ

Nhạc khúc “Đàn bà” được xem là sản phẩm âm nhạc nổi bật nhất của ông sau 1975. Ca khúc này từng làm điên đảo người yêu nhạc bởi lối tư duy và phong cách âm nhạc khác lạ chưa từng xuất hiện.

Nhắc đến hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Đàn bà”, trang Thúy Nga – Paris By Night Encyclopedia có giới thiệu: Nhạc sĩ Song Ngọc sáng tác ca khúc này sau khi tới Mỹ năm 1984. Thời điểm đó, cộng đồng người Việt rơi vào hoàn cảnh “đàn bà thì ít, đàn ông thì nhiều”, dẫn đến việc, vị thế của đàn bà rất cao ở thời điểm đó.

Chính bản thân nhạc sĩ Song Ngọc cũng từng chứng kiến một cuộc tình tan vỡ chỉ sau một đêm đăng trên báo, dẫn đến việc ông viết câu: “Đàn bà dịu ngọt đêm qua, hay đàn bà lạnh lùng hôm nay?”



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-dan-ba-cua-nhac-si-song-ngoc-5

Lúc sinh thời, nhạc sĩ Song Dũng cũng từng nói một cách dí dỏm rằng khi ông biết ca khúc này, ông “không hề” biết gì về lòng dạ của phụ nữ. Bởi nếu như ông hiểu rõ về đàn bà rồi thì ông sẽ không sáng tác nó. 

Thời điểm được đưa ra thị trường, ca khúc “Đàn bà” thu hút được sự quan tâm của công chúng nhanh chóng. Ca khúc này xuất hiện trong rất nhiều đêm nhạc của Thúy Nga – Paris By Night: Paris By Night 26 – Sacrée Soirée 1 – Đêm Hoa Đăng (Elvis Phương & Duy Phương; Paris By Night 43 – Đàn Bà (Don Hồ); Paris By Night 74 – Hoa Bướm Ngày Xưa (Hợp ca); Paris By Night 104 VIP Party (Elvis Phương). 

Cho đến nay, nhạc phẩm “Đàn bà” vẫn có chỗ đứng nhất định trong lòng công chúng. Và cứ nhắc đến Song Ngọc là người ta nhắc đến “Đàn bà” đầu tiên. 

Câu chuyện ít biết ẩn sau ca khúc “Đàn bà” của Song Ngọc

Sau năm 1975, nhạc sĩ Song Ngọc rời Việt Nam sang Mỹ định cư. Nếu những nhạc sĩ cùng thời khác phải chật vật mưu sinh, có khi tạm dừng đam mê nghệ thuật thì nhạc sĩ Song Ngọc lại khác. Với sự tinh tường có sẵn cùng đầu óc kinh doanh nhạy bén, nhạc sĩ Song Ngọc trở thành doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực địa ốc. 

Từ thập niên 1980 trở đi, khi cuộc sống của người Việt ở hải ngoại bắt đầu ổn định, nhu cầu thưởng thức âm nhạc được quan tâm, nhạc sĩ Song Ngọc sáng tác trở lại. Thời gian này, ông cho ra đời nhiều ca khúc với nhiều thể loại khác nhau như: Hà Nội ngày tháng cũ, Yêu cái đèn cù, Đàn bà, Chuyện người đàn bà ngàn năm trước…

Đặc biệt, “Đàn bà” là ca khúc nổi bật nhất của nam nhạc sĩ trong giai đoạn sáng tác ở hải ngọc. Cho đến nay, dường như không có nhạc sĩ Việt Nam nào viết về người đàn bà với giọng điệu trách móc nhưng vẫn đầy yêu thương như ca khúc này.

Sau này cũng có nhiều người nhắc đến hoàn cảnh ra đời và câu chuyện phía sau nhạc phẩm “Đàn bà”. Trong đó có ca sĩ Phi Nhung. 

Lúc sinh thời, Phi Nhung chia sẻ, cô có kỷ niệm với nhạc sĩ Song Ngọc khi tham gia một số chương trình do ông làm bầu show và hát rất nhiều ca khúc của ông.

“Thời điểm tôi làm show kỷ niệm 20 năm ca hát. Tôi hát trên sân khấu nhìn thấy chú Song Ngọc ngồi dưới khán đàn khóc như mưa”, Phi Nhung kể.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-dan-ba-cua-nhac-si-song-ngoc-8
Ca sĩ Phi Nhung từng thể hiện rất nhiều nhạc phẩm của nhạc sĩ Song Ngọc

Cố ca sĩ chia sẻ thêm: “Chú nói, chú nhìn thấy thành công của tôi, từ lúc tôi chập chững lên sân khấu, còn chưa biết cách cầm micro và đến hiện tại, khiến chú xúc động. Một tuần trước khi chú qua đời, chú còn gọi điện từ bên Mỹ về Việt Nam gặp tôi”.

Nhạc sĩ Song Ngọc đã sáng tác “Thất tình” cho Phi Nhung và Mạnh Quỳnh vì ông cảm thấy ca khúc này hợp với giọng hát của họ. Một tuần sau, Song Ngọc mất. Phi Nhung và Mạnh Quỳnh vừa thu bài vừa khóc. 

Còn về nhạc phẩm “Đàn bà”, Phi Nhung kể, “chú” (nhạc sĩ Song Ngọc) viết cho một người bạn thân, chứ chú không phải viết về chuyện tình của chú. 

Dòng tâm sự trong ca khúc “Đàn bà”

Ca khúc “Đàn bà” là tiếng thở dài than toán của biết bao nhiêu người đàn ông si tình và bị phụ tình. Ngay mở đầu, nhạc sĩ Song Ngọc đã viết:

“Đã từ lâu tôi vẫn thường trong bóng đêm

Mang nỗi buồn không biết tên

Tôi đã thầm thề mây hẹn gió”

Nỗi buồn của người đàn ông trong lời hát liên quan đến hoàn cảnh thời cuộc lúc bấy giờ. Đó là thực trạng năm 1984 trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, khi đó có quá nhiều đàn ông nhưng rất ít đàn bà. Từng đêm trường dài, người đàn ông một mình cô đơn, soi lên tường bóng mình để vẽ lên một nỗi buồn không nói thành lời.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-dan-ba-cua-nhac-si-song-ngoc


hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-dan-ba-cua-nhac-si-song-ngoc-0

Vậy nên, họ muốn “lánh xa chuyện đời”, muốn “quên đi loài người”. Và họ còn ước mơ “trong cuộc đời không có đàn bà” để không còn đau thương, khổ lụy. Nhưng định mệnh lại mang tình tình tới trong đời họ, để họ muốn quên mà lại càng nhớ nhiều, trở thành kẻ si tình, trong đầu chỉ toàn bóng dáng về nàng:

“Bỗng một hôm tôi với người quen biết nhau

Tôi nghĩ tình chỉ thế thôi

Đâu biết lòng thầm mang niềm nhớ

Tôi muốn lánh những lại tìm 

Tôi muốn quên nhớ càng nhiều

Tôi muốn xa nhưng lại gần hỡi đàn bà ơi”

Càng muốn lánh xa “đàn bà” , càng muốn quên đi thì nỗi nhớ trong tâm trí của người đàn ông càng lớn mạnh. Nhớ đến nỗi chỉ biết thốt lên “đàn bà là những niềm đau”, đàn bà “là con dao làm trái tim nhỏ máu”… 

“Ôi đàn bà là những niềm đau 

hay đàn bà là ngọc ngà trăng sao 

Ôi đàn bà lại là con dao làm tim nhỏ máu”

Trong những lời hát phía sau, người đàn ông cũng không quên buông lời trách cứ, vì sao để cuộc tình trở thành chóng vánh như một huyền thoại chưa từng là sự thật? Vì sao nỗi sầu nhớ chỉ để riêng cho một người mà thôi?

“Em đã đến như huyền thoại 

Em đã đi không một lời 

Ôi thế nhân, ôi cuộc đời hỡi đàn bà ơi”…

Tình yêu đã khiến cho người trai đó đi qua đủ mọi cung bậc của hỉ – nộ – ái – ố. Người là thiên thần nhưng cũng là quỷ dữ, là cuồng mê và chua xót, mang đến những thiên đường tình ái rồi thả ta xuống hố sâu đau đớn. Những phút giây sung sướng có bao nhiêu mà sầu nhớ thì dai dẳng muôn kiếp nhân sinh.

Nhạc sĩ Song Ngọc (1943 – 2018) tên thật là Nguyễn Ngọc Thương, anh trai của ca sĩ Kiều Oanh. Song Ngọc là nhạc sĩ được biết đến từ cuối thập niên 1960 tại miền Nam Việt Nam với hàng loạt ca khúc về tình yêu. 

Bút danh Song Ngọc là từ ghép từ tên đệm của ông và tên đệm của một người phụ nữ mà ông từng để ý. Bút danh Song Ngọc được đặt bởi nhạc sĩ Nguyễn Hiền – người anh của nhạc sĩ Song Ngọc. Ngoài bút danh này, nam nhạc sĩ còn từng sử dụng bút hiệu khác như Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến, Phương Sinh.

Nhạc sĩ Song Ngọc đến với âm nhạc từ thuở còn thơ. Năm 6 tuổi, ông đã học đàn mandoline, sau đó tập tành sáng tác. Năm 15 tuổi (1958), ông cho ra mắt nhạc phẩm đầu tay “Mưa chiều” với điệu valse dìu dặt. Ca khúc này được Đài Phát thanh Sài Gòn chọn hát nhiều lần qua những giọng ca nổi tiếng như Thái Thanh, Thái Hằng, Ánh Tuyết, Công Tước, Châu Hà, Minh Trang.

Suốt sự nghiệp của mình, nhạc sĩ Song Ngọc đã để lại cho đời hơn 300 nhạc phẩm với nhiều tiết điệu, thể hiện những hoàn cảnh và tâm tình khác nhau. Sự nghiệp sáng tác của ông đa dạng, phong phú cả về giai điệu và thể loại. Trong đó, “Xin gọi nhau là cố nhân” được xe là ca khúc bất hủ viết về đề tài tình yêu.

Không chỉ có một sự nghiệp âm nhạc khá rực rỡ, nhạc sĩ Song Ngọc còn có một cuộc hôn nhân viên mãn. Ông lập gia đình năm 1966 với một người con gái 16 tuổi. Vợ chồng ông đã gắn bó với nhau đến tận những giây phút cuối đời.

Năm 2016, kỷ niệm 50 năm thành hôn, ông đã tri ân người vợ hiền của mình rằng: “Trải qua 50 năm lấy nhau, xin cám ơn vợ đã chịu đựng, đã tha thứ cho tính trăng hoa, bay bướm không thể tránh khỏi của một người chồng nghệ sĩ. Nhờ sự chịu đựng thương yêu này mà hạnh phúc gia đình ngày nay mới tồn tại. Trải qua 50 năm, càng lớn tuổi lại càng yêu quý vợ mình hơn bao giờ hết”.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và chuyện tình ngọt ngào lẫn đắng cay với học giả Vương Hồng Sển
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và chuyện tình ngọt ngào lẫn đắng cay với học giả Vương Hồng Sển
[ad_1] Nghệ sĩ Năm Sa Đéc tên thật là Nguyễn Kim Chung, là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Ban đầu, bà đi biểu diễn hát bội với biệt...

Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] Nhạc phổ thơ của Phạm Duy đa dạng về tiết tấu, phong phú trong cảm xúc. Nhạc phổ thơ của ông lúc trữ tình thi vị, lúc lại lặng...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
[ad_1] VỀ CA KHÚC "LỜI ĐẮNG CHO CUỘC TÌNH" Tên ca khúc: Lời đắng cho cuộc tình Nhạc sĩ sáng tác: Nhật Ngân Năm ra đời: 1989 Thể loại: Nhạc...

Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
[ad_1] Chân dung nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan Nhạc sĩ Châu Kỳ sinh ngày 5/11/1923 tại làng Dưỡng Mong, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế....

ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
[ad_1] Fender đang có một sứ mệnh. Công ty không chỉ làm hài lòng những người truyền thống với những cây đàn guitar có thiết kế phản ánh gốc rễ...

“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
[ad_1] CA KHÚC "CHUYỆN TÌNH CÔ LÁI ĐÒ BẾN HẠ” Tên các khúc: Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: 1971 Ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
[ad_1] CA KHÚC "XÓM ĐÊM" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc quê hương Năm ra đời: 1955 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh và Ban hợp...

“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
[ad_1] CA KHÚC “CHO EM QUÊN TUỔI NGỌC” Tên các khúc: Cho em quên tuổi ngọc Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1984 Ca sĩ trình bày...

Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
[ad_1] Trong cuốn sách “Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến” xuất bản năm 1996, nhạc sĩ Lê Hoàng Long đã kể lại những kỷ niệm, câu chuyện về những...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
[ad_1] Domenico Gaetano Maria Donizetti cất tiếng khóc chào đời ngày 29 tháng 11 năm 1797 tại một căn hầm rượu cũ nát của một căn nhà nằm sát sườn...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
[ad_1] THÔNG TIN VỀ CA KHÚC BÀ MẸ GIO LINH Tên nhạc phẩm: Bà mẹ Gio Linh. Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy. Thể loại: Nhạc cách mạng.  Năm ra...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM HƯƠNG XƯA Tên ca khúc: Hương xưa Nhạc sĩ sáng tác: Cung Tiến Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1957 Nằm trong album: Ca...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
[ad_1] VỀ NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI Tên ca khúc: Nỗi lòng người đi Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1965 Nằm trong album:...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
[ad_1] VỀ CA KHÚC VÌ ĐÓ LÀ EM Tên ca khúc: Vì đó là em Nhạc sĩ sáng tác: Diệu Hương Thể loại: Nhạc trẻ Nằm trong album: CD solo...