VỀ CA KHÚC CHUYỆN NGƯỜI TRINH NỮ TÊN THI
- Tên ca khúc: Chuyện người trinh nữ tên thi
- Nhạc sĩ sáng tác: Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ
- Thể loại: Nhạc vàng
- Năm ra đời: 1970
- Nằm trong album: Hoàng Thi Thơ 2 – Ai Buồn Hơn Ai; The Best Of Như Quỳnh; Nếu Biết Tình Yêu (Thái Châu, Hương Thủy)…
- Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Nhiều ca sĩ
“Chuyện tình người trinh nữ tên Thi” ra đời như thế nào?
Hoàng Thi Thơ sáng tác đa dạng từ tình ca đến trường ca, nhạc cảnh. Nhưng nổi tiếng nhất là các bản nhạc quê hương, tình tự dân tộc, sau này là nhạc lính.
Đặc biệt, trong kho tàng sáng tác của ông có một ca khúc khiến cho độc giả nhiều thế hệ băn khoăn, day dứt, đó là ca khúc “Chuyện tình người trinh nữ tên Thi”. Ca khúc này được Hoàng Anh Thi sáng tác khi ông còn trong Đoàn văn nghệ Maxim.
Ngay khi vừa ra đời, “Chuyện tình người trinh nữ tên Thi” đã nhanh chóng trở thành “bản hit”, được coi là tác phẩm với thể loại nhạc kể chuyện. Ca khúc vừa đủ da diết vừa đủ sâu lắng để người nghe có thể cảm nhận được trọn vẹn nỗi đau của người trinh nữ mang trong tim mối tình bi ai. Cho đến nay, nhạc phẩm này vẫn được yêu thích và được nhiều ca sĩ “cover” lại.
Nhưng có một điều mà nhiều thế hệ khán giả vẫn thắc mắc: “Người con gái tên Thi trong nhạc khúc đình đám một thời này là ai, có phải nhân vật có thực hay không hay là nhạc sĩ Thi tự viết về câu chuyện của mình?”
Được biết, ca khúc “Chuyện tình người trinh nữ tên Thi” là một câu chuyện có thật. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã sáng tác ca khúc này sau khi chứng kiến toàn bộ chuyện tình bi thương của một nữ diễn viên trong Đoàn Văn nghệ Maxim. Sự ra đi của cô gái trẻ gây từng gây rúng động làng văn nghệ thời bấy giờ.
Trong lời đề từ ca khúc “Chuyện tình người trinh nữ tên Thi”, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ có viết: “Người con gái lạ lùng đó tên Thi. Thi trẻ đẹp như nhiều thiếu nữ thời nay. Thi yêu sớm. Tình Thi ngang trái. Người đời thị phi. Thi buồn và bỏ đi. Thi lên rừng. Có lẽ để khóc một mình dưới gốc cây già vô tri. Rồi cuối cùng Thi chết, một sáng mùa đông, trên nệm lá vàng…
Tôi biết người con gái đó. Tôi ngạc nhiên về lòng chung thủy của nàng. Chuyện tình đẹp, như một phép lạ đã mê hoặc tôi. Tôi mượn âm thanh để kể lại, để bất diệt hóa tình yêu của người. Xin Thi phù hộ cho tôi, cho cả những người nghe và hát Chuyện tình của người trinh nữ tên Thi”.
Theo báo Pháp luật Việt Nam, Đoàn Văn nghệ Maxim có 12 nữ diễn viên chính, tất cả đều đẹp và múa giỏi. Họ đã được mời lên đài truyền hình tham gia các chương trình ca nhạc có nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và đi lưu diễn ở nhiều tỉnh, thành phố.
Trong 12 nữ diễn viên xinh đẹp này có 3 chị em người Đà Lạt là Kim Lệ Thu, Kim Lệ Xuân, Kim Lệ Thi. Trong đó, Kim Lệ Thi rơi vào lưới tình của một người nghệ sĩ đã có gia đình. Thi yêu tha thiết và có niềm tin bất diệt vào tình yêu này. Nhưng sau cùng nó trở nên tuyệt vọng bởi người mà cô trao gửi tình yêu đã không đáp lại tấm chân tình ấy. Say mê đến cuồng dại nhưng vô vọng vì không tìm được lối thoát, cuối cùng nàng Thi đã chọn cách kết thúc bi thương nhất giữa thời khắc thanh xuân tươi đẹp nhất.
Ca khúc “Chuyện tình người trinh nữ tên Thi” theo lời tâm sự từ một ca sĩ
Sau này khi nhắc đến ca khúc “Chuyện tình người trinh nữ tên Thi” đã có nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau. Và trong chương trình “Tình khúc vượt thời gian” (tháng 3/2018), ca sĩ Họa Mi đã giải thích tường tận theo góc nhìn của bản thân bà.
Ca sĩ Họa Mi cho biết, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là người thầy mà cô kính yêu nhất. “Chú Thi là người rất yêu và không thể sống thiếu âm nhạc. Bởi vậy, chú có một tâm hồn nhạy cảm. Mọi người nghĩ bài Chuyện tình người trinh nữ tên Thi là do chú viết dựa trên câu chuyện thật của mình nhưng thật ra không phải như vậy”.
Theo ca sĩ Họa Mi, ca khúc được nhạc sĩ sáng tác khi ông chứng kiến vụ tai nạn giao thông gây ra cái chết của một nữ diễn viên trong đoàn. Nữ ca sĩ kể: “Cô Thi hoạt động trong đoàn nghệ thuật của chú. Khi ấy, cô chỉ mới 19, 20 tuổi. Vì quá thương cảm cho cái chết của cô gái trẻ đồng nghiệp mà chú đã viết bài hát này ngay sau tang lễ”.
Cũng trên sân khấu “Tình khúc vượt thời gian”, nữ ca sĩ Họa Mi đã thể hiện ca khúc “Chuyện tình người con gái tên Thi” để dành tặng cho người yêu âm nhạc.
Lời ca khúc “Chuyện tình người trinh nữ tên Thi”
Thuở ấy xa xưa có một nàng một nàng thiếu nữ
Một đóa hoa hồng tình phơi phới tuổi mới trăng tròn
Cuộc đời hồng nhan cay và đắng thôi thì lắm trái ngang
Bao nhiêu trai làng yêu nàng
Đi theo xin nàng tim vàng
Nàng vẫn không màng
Nàng đã trót yêu yêu một chàng một chàng nghệ sĩ
Tình hỡi ơi tình chàng đã có đã có gia đình
Người đời cười chê cho tình đó như là gió với trăng
E sao duyên mình không thành
Như bao cô nàng thất tình
Nàng khóc một mình
Thi ơi Thi ơi Thi, Thi biết biết không Thi?
Khi con tim yêu đương là sống với đau thương
Khi con tim yêu đương là chết với u sầu
Thì Thi đã biết cớ sao Thi buồn
Nàng quyết ra đi xa làng mình người tình yêu dấu
Đời ngỡ chắc rằng nàng đã bước đã bước qua cầu
Mà nào ngờ đâu ôm tình ấy đi tìm dẫy núi cao
Đi sâu vô rừng quên tình
Hay đi vô rừng trốn mình
Tình vẫn u sầu
Từ đó không ai ai còn gặp gặp nàng đâu nữạ
Chỉ có con chim rừng nhiều khi thấy nàng khóc một mình
Rồi một mùa đông chim nhìn thấy thấy nàng dưới gốc cây
Tương tư nhân tình khôn lường
Đau thương u tình vô cùng
Nàng chết trong rừng
Thi ơi Thi ơi Thi, Thi biết biết không Thi?
Khi con tim yêu đương là sống với đau thương
Khi con tim yêu đương là chết với u sầu
Thì Thi đã biết cớ sao Thi buồn
Thi ơi Thi ơi Thi, Thi biết biết không Thi?
Khi con tim yêu đương là sống với đau thương
Khi con tim yêu đương là chết với u sầu
Thì Thi đã biết cớ sao Thi buồn
Hoàng Thi Thơ (16/7/1928 – 23/9/2001) là nhạc sĩ tài hoa, có đóng góp lớn cho nền tân nhạc Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã có hơn 500 ca khúc. Các sáng tác của ông thuộc các thể loại từ tình ca đến nhạc quê hương, đoản khúc, trường ca, nhạc cảnh, dân ca, nhạc thời trang, nhạc kịch… Bên cạnh vai trò ca sĩ, ông cũng đảm đương vị trí đạo diễn kịch, điện ảnh, biên đạo múa, nhà sản xuất, dẫn chương trình… Thậm chí, ông còn là một giảng viên tiếng Anh – Pháp, tác giả sách hướng dẫn hòa âm, luật sáng tác.
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ kết hôn vào năm 1957. Theo nghệ sĩ Hoàng Thi Thao (cháu ruột nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ) kể lại, chú mình là một người có tính “bay bướm” và ông Thao cũng nhiều lần chứng kiến những trận ghen tuông của vợ chồng nhạc sĩ Thơ. Song rút cuộc mọi chuyện đều được giải quyết âm thấm.
Đáng chú ý, sau khi thành gia lập thất, Hoàng Anh Thơ bước vào thời kỳ hoạt động nghệ thuật hăng hái và có nhiều thành tựu hơn. Ở lĩnh vực sáng tác, ông có nhiều nhạc phẩm đặc sắc được công chúng đón nhận.