“Gác nhỏ đêm xuân” của Lê Dinh – Minh Kỳ: Ước nguyện đầu năm thời ly loạn


CA KHÚC “GÁC NHỎ ĐÊM XUÂN”

  • Sáng tác: Lê Dinh – Minh Kỳ
  • Thể loại: Nhạc trữ tình
  • Năm ra đời: 1966
  • Thể hiện: Giao Linh, Hương Lan

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Gác nhỏ đêm xuân” của nhạc sĩ Lê Dinh – Minh Kỳ

“Gác nhỏ đêm xuân” là ca khúc được chắp bút bởi nhạc sĩ Minh Kỳ và nhạc sĩ Lê Dinh ( 2 thành viên trong nhóm sáng tác chung Lê Minh Bằng) vào năm 1966, được xem là một trong những bài nhạc xuân tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng với phần ca từ chan chứa kỷ niệm về mùa xuân và tình yêu trong thời ly loạn.

Ca khúc “Gác nhỏ đêm xuân” nói về tâm trạng của một người con gái đang đón chờ mùa xuân khi đất nước vẫn còn chìm trong mưa bom lửa đạn. Thời điểm ấy, người người nhà nhà chuẩn bị đón tết trong không khí  ảm đạm, u buồn, bởi đất nước còn chưa thanh bình, sao nhân dân có thể an lòng mà vui xuân. Tâm trạng của cô gái nhỏ cũng vậy, trông thấy dấu hiệu của xuân sang lòng nàng háo hức lắm, nhưng dần dần sự rộn rã chờ đợi ấy chuyển sang sự buồn bã, tủi thân đến muốn rơi nước mắt. Xuân về rồi nhưng người thương lại nằm hoài trong ký ức, nàng chỉ biết ôm lấy những kỷ niệm ngày xưa để động viên mình vui vẻ, nhưng vẫn chẳng thể kìm được nỗi buồn…



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-gac-nho-dem-xuan-cua-le-dinh-minh-ky (1)
Bìa ca khúc “Gác nhỏ đêm xuân” của nhạc sĩ Lê Dinh – Minh Kỳ

Sau khi ra mắt, ca khúc “Gác nhỏ đêm xuân” của nhạc sĩ Lê Dinh và Minh Kỳ nhanh chóng chiếm được cảm tình của công chúng và được rất nhiều ca sĩ lựa chọn trình diễn. Trong đó tiếng hát của Giao Linh và Hương Lan là được yêu thích và đón nhật nhiều nhất.

Đôi lời bình phẩm ca khúc “Gác nhỏ đêm xuân” của nhạc sĩ Lê Dinh – Minh Kỳ

Nhìn đôi bướm tung tăng trên cành lá

Tôi vui đón chờ, chờ tin Xuân thái hòa

Nở trên khắp nơi như muôn hoa.

Bâng khuâng nhớ lại một mùa thương đã đi qua

Mùa Xuân ấy anh với tôi gặp gỡ

Đêm ba mươi giao thừa, niềm vui đến không bến bờ

Một căn gác nhỏ vùng ngoại ô thành đô

Nâng rượu mừng Xuân ước mơ.

Mùa xuân sắp đến, đàn chim trên trời cũng háo hức đợi chờ, đôi bướm cũng tung tăng nhảy múa trên cành lá. Những nụ tầm xuân cũng đã chớm nở, điểm tô thêm mùa sắc cho cuộc đời. Cô nàng ấy cũng vậy, háo hức mong chờ khi xuân đến sẽ nhận được tin báo thái hòa, gặp lại nhiều thương sau nhiều tháng ngày chia cách. Bởi bao mùa xuân qua, nàng vẫn chẳng có tin tức gì của người ấy, chỉ biết ngồi nhớ lại những kỷ niệm ngày xưa. Thuở ấy, đêm 30 tết, trong căn gác nhỏ vùng ngoại ô, cả hai đã cùng nhau nâng chén rượu mừng xuân ấm áp, chân tình.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-gac-nho-dem-xuan-cua-le-dinh-minh-ky-2


hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-gac-nho-dem-xuan-cua-le-dinh-minh-ky-1
Lời bài hát “Gác nhỏ đêm xuân” của nhạc sĩ Lê Dinh – Minh Kỳ

Nghe pháo nổ vang

Dáng anh mừng xích lại gần tôi nói rằng:

“Chào Xuân vừa sang, chúc Xuân đẹp cây bạc lá vàng.”

Bao năm sống xa nhà chưa hề đón Xuân xa

Xuân nay hái hoa ngàn một cành đầy mai trắng

Chúc anh mãi yêu nàng một nàng Xuân thắm huy hoàng

Hẹn ngày vui đón Xuân sang.

Ngày ấy pháo hoa nổ vang rền cả trời xanh, có lẽ đó là lần pháo hoa nở đẹp nhất khi em được anh nghe nói câu chúc năm mới tốt lành “Chào Xuân vừa sang, chúc Xuân đẹp cây bạc lá vàng”. Nhớ lại những kỷ niệm ấy mới lại càng nhớ biết bao khi bao mùa xuân trôi qua người vẫn chưa quay lại cùng nàng đón năm mới, cùng trao cho nhau đôi lời chúc tốt đẹp đầu năm. Chớp mắt một cái, nàng xuân lại ghé đến, chẳng biết làm gì khác, ngoài gửi đến anh lời chúc năm mới huy hoàng, đón một mùa xuân thái hòa, yêu vui. Hẹn sang năm, khi đất nước đã thanh mình, đôi mình lại cùng vui đón mùa xuân sang.

Bạn thân hỡi! Hôm nay Xuân lại đến

Nhưng xa cách rồi mình tôi thương nhớ người

Giờ đây đón Xuân nơi xa xôi.

Hoa Xuân vẫn cười mà trời Xuân vẫn mưa rơi

Kỷ niệm ấy tôi biết đâu tìm nữa?

Đêm ba mươi giao thừa niềm thương đến không bến bờ

Một căn gác nhỏ vùng ngoại ô thành đô

Không còn người thân đón đưa.

Dẫu gửi gắm những lời chúc là thế, nhưng tận sâu trong đáy lòng nàng vẫn còn vương vấn những lời oán trách, khi chàng đã để nàng chờ đợi quá lâu để đón một cái Tết đúng nghĩa. Nếu phải chờ đợi lâu hơn nữa, có phải chăng nàng sẽ quên đi rằng mình từng có một người thương, một người cùng đón giao thừa cùng? Những kỷ niệm đẹp ngày ấy theo năm tháng rồi cũng sẽ mờ nhòa, hình bóng chàng cũng vậy, ngày qua ngày trôi vào quên lãng… Nơi gác nhỏ ấy đã từng chất chứa bao niềm vui, bao kỷ niệm thế mà giờ đây lại chỉ còn lại nỗi cô đơn.

“Gác nhỏ đêm xuân” của nhạc sĩ Lê Dinh – Minh Kỳ không phải là ca khúc quá rộn ràng, mang không khí vui tươi háo hức, nhưng mỗi độ Tết đến xuân sang, giai điệu của bài hát cất lên lại khiến lòng người trào dâng những cảm xúc quyến luyến, nhớ thương…



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Vang bóng một thời: “Nữ hoàng Hồ Quảng” Phương Mai và quá khứ trốn học đi coi hát bóng
Vang bóng một thời: “Nữ hoàng Hồ Quảng” Phương Mai và quá khứ trốn học đi coi hát bóng
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NGHỆ SĨ PHƯỢNG MAI Tên thật: Trương Thị Bích Phượng. Nghệ danh: Phượng Mai. Ngày sinh: Sài Gòn (TP.HCM), quê gốc Bến Tre. Quê...

Ca sĩ Bích Chiêu – ngôi sao thoát ly khỏi vòm trời ca nhạc quê hương và nỗi lòng tuổi xế chiều: “Biết vậy mình về nước từ lâu rồi!”
Ca sĩ Bích Chiêu – ngôi sao thoát ly khỏi vòm trời ca nhạc quê hương và nỗi lòng tuổi xế chiều: “Biết vậy mình về nước từ lâu rồi!”
[ad_1] Xa xứ từ năm 1962, gần 40 năm mới trở lại Việt Nam, khán giả quê nhà vẫn mở rộng vòng tay chào đón Bích Chiêu. Điều này khiến...

Nhạc sĩ Lê Thương và quan điểm làm nhạc: “Không mang đậm phong vị dân tộc, chớ mong tác phẩm sống lâu được”
Nhạc sĩ Lê Thương và quan điểm làm nhạc: “Không mang đậm phong vị dân tộc, chớ mong tác phẩm sống lâu được”
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ LÊ THƯƠNG Tên thật: Ngô Đình Hộ Nghệ danh: Lê Thương Năm sinh - năm mất: 1914 - 1996 Quê quán: Hà Nội...

Phỏng vấn nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm: “Viết nhạc đã trở thành một nghiệp dĩ đối với tôi”
Phỏng vấn nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm: “Viết nhạc đã trở thành một nghiệp dĩ đối với tôi”
[ad_1] Vào tháng 7/2008, Tuần báo Văn Nghệ đã có một buổi phỏng vấn với nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm. Trong buổi phỏng vấn này, nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm...

Khúc ca “Đón xuân”: Nhạc phẩm được viết trong những năm tháng rực rỡ nhất của Phạm Đình Chương
Khúc ca “Đón xuân”: Nhạc phẩm được viết trong những năm tháng rực rỡ nhất của Phạm Đình Chương
[ad_1] CA KHÚC "ĐÓN XUÂN" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời: 1953 Thể hiện: Thái Thanh Ca khúc "Đón xuân" ra đời trong hoàn...

Cô Ba Thanh Loan – nữ danh ca nức tiếng hết lòng vì nghệ thuật cải lương và cách mạng
Cô Ba Thanh Loan – nữ danh ca nức tiếng hết lòng vì nghệ thuật cải lương và cách mạng
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NGHỆ SĨ THANH LOAN Tên thật: Nguyễn Thị Loan Nghệ danh: Thanh Loan, Cô Ba Thanh Loan Ngày sinh: 12/01/1917 - Ngày mất: 13/10/1982....

Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Khúc Lan
Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Khúc Lan
[ad_1] Khúc Lan là nữ nhạc sĩ xinh đẹp của làng nhạc hải ngoại và được khán giả vô cùng yêu thích qua những ca khúc nhạc ngoại lời Việt....

Chuyện tình danh ca Bạch Yến: Từ chối người đàn ông Tây giàu có để lấy chàng nhạc sĩ vô danh
Chuyện tình danh ca Bạch Yến: Từ chối người đàn ông Tây giàu có để lấy chàng nhạc sĩ vô danh
[ad_1] Danh ca Bạch Yến tên đầy đủ là Quách Thị Bạch Yến, sinh năm 1942 tại Sóc Trăng. Vừa lên 10 tuổi, bà đã bước chân lên sân khấu...

Nhạc sĩ Khánh Băng: Người viết nhiều dòng nhạc nhất trước năm 1975
Nhạc sĩ Khánh Băng: Người viết nhiều dòng nhạc nhất trước năm 1975
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ KHÁNH BĂNG Tên thật: Phạm Văn Minh Nghệ danh: Khánh Băng, Nhật Hà, Anh Minh, Thanh Hà, Thủy Thanh Lam Ngày sinh: 1935...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Ads Bottom