ĐÔI NÉT VỀ NHẠC RAP, BEATBOX, HIPHOP


Nhạc Rap:

Gần đây, loại hình âm nhạc mới mang tên là rap phát triển mạnh mẽ trong giới trẻ, nhạc rap nằm trong phong cách hiphop. Nhạc rap nói riêng là thể loại âm nhạc xuất thân và phát triển ở những khu Ghetto ở Hoa Kỳ, là những nơi ở tập trung của những người nghèo, người da màu, nơi thường gắn liền với nhiều tệ nạn xã hội và băng đảng. Những người sống dưới đáy đã sử dụng nhạc Rap như một thứ thay lời muốn nói, tố cáo thực trạng bất công, phân biệt chủng tộc, v.v. của xã hội Mỹ thời bấy giờ, cũng là cách mà các băng đảng tôn vinh họ lên (những người trong băng đảng thường gọi nhau là homie)

Rap là viết tắt của 3 từ Rhythm – and – Poetry, là một thể loại âm nhạc cực nổi tiếng trong văn hoá Hiphop. Rap được trình diễn thông qua việc nói hoặc hô vang lời bài hát, ca từ một cách có vần điệu, kết hợp cùng nền nhạc trộn DJ và điệu nhảy Breakdance. Trong ngôn ngữ bình dân, “rap” dùng chỉ một cái gõ nhanh, nhẹ và khẽ. Còn khi chuyển sang tiếng lóng Mỹ-Phi, “rap” ám chỉ một người có khả năng ngôn ngữ sắc bén, biết sử dụng ngôn ngữ nhanh nhạy và linh hoạt.

Đọc rap sẽ quan tâm và quan trọng nhất ở nhịp và phách, sao cho khớp với những gì truyền tải, đọc rap thì không cần lưu ý về âm chủ và cao độ, thường sẽ hợp với những bài mang âm hưởng buồn, đơn điệu, nhưng chứa đầy những ẩn ý. Đọc rap cần phải quan tâm đến một chút nhạc lí, bên cạnh đó các chữ cái được gieo vần quan trọng hơn, và làm sao cho hòa thanh của bài không bị phá vỡ, như vậy sẽ không bị ngang.

Khác với những dòng nhạc khác, nhạc rap mang trong mình những đặc trưng rất riêng, ở đó những rappers thể hiện kỹ thuật sử dụng câu từ [skill lyric] một cách nhuần nhuyễn (sử dụng compare [so sánh], wordplay [chơi chữ], metaphor [ẩn dụ], multi-rhymes/multi play [vần kép], internal rhymes [vần giữa câu], punchline [câu rap mang ý nghĩa và tính chất dứt điểm], scheme [trường từ vựng], rhyme scheme [ý đồ gieo vần], angle [góc tiếp cận để tấn công đối phương trong battle/dissing], dark humor [chửi tục ác ý], fact [thông tin khai thác], rebuttal [bẻ gãy ca từ trong battle/dissing],…) hay thể hiện những cách flow (hiểu nôm na là tiết tấu của 1 bài nhạc rap. Với việc kết hợp câu từ, cách gieo vần có những quãng ngắt nghỉ, điểm nhấn trên nền nhạc [beat] hợp lý và sáng tạo) rất riêng của họ. Ngoài ra còn những yếu tố quan trọng khác như concept [nội dung/chủ đề], delivery [sức truyền tải bằng chất giọng qua cách sử dụng flow], quality [chất lượng bài nhạc rap], freestyle [khả năng ứng biến tức thời qua cách rap với nền beat cho sẵn] 

Ngôn từ trong nhạc rap vô cùng phóng khoáng và không bị gò bó trong một giới hạn nào nên những câu chửi thề xuất hiện trong nhạc rap là chuyện rất bình thường. Bởi những nét đặc trưng trong phong cách của từng rapper, nên đó cũng là cơ sở để họ so bì trình độ rap với nhau, cũng như họ dùng rap để giải quyết những mâu thuẫn với nhau. Từ đó battle rap hay dissing (từ lóng tiếng Anh là beef) ra đời và trở thành một đặc điểm thú vị ở nhạc rap mà không có dòng nhạc nào có được.

Nhạc rap cũng dễ chơi, dễ sáng tác. Chỉ cần bắt nhịp tốt, có vốn từ vựng và hiểu rõ bản chất chúng ta có thể tự tạo lên một bài nhạc.

BeatBox:

Khác với rap. BeatBox khó hơn một chút và phải cần nhiều thời gian tập và rèn luyện.

Beatbox là một loại hình nghệ thuật mà trong đó người biểu diễn (Beatboxer) dùng những âm thanh phát ra từ miệng và giọng của mình để tạo nên các nhịp trống, các giai điệu, hay sự mô phỏng các loại hình âm thanh. Bạn có thể tạo ra một giàn trống, một chiếc piano,saxophone chỉ từ miệng của mình. Đây cũng là một loại hình nghệ thuật trong Văn hóa hiphop.

Sự kết hợp tuyệt vời cho âm nhạc Việt Nam:

Nhạc rap phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của dòng nhạc trẻ hiện đại. Sự kết hợp hoàn hảo đã tạo nên một số nhạc phẩm tuyệt vời kết hợp uyển chuyển giữa giai điệu và rap. Phải kể đến một số nhạc phẩm như : Thói quen (Hoàng Dũng- G-Ducky, Lối nhỏ ( Đen Vâu), Già cũng nhau là được (TayNguyenSound)… Tạo ra cơn sốt âm nhạc cho giới trẻ, những video thịnh hành được ra đời tạo nên tên tuổi sự nổi tiếng.

Không chỉ vậy, khi kết hợp lại với nhau khiến cho bài hát mang lại được nhiều ý nghĩa và đầy đủ ý hơn khi cho đoạn rap. Vì căn bản theo lý thuyết nhạc lý, bài hát sẽ phải giảm lược câu từ để phù hợp cho các nốt nhạc nhưng rap thì không, rap chỉ cần đúng nhịp phách nên có thể cho ra nhiều câu từ mà không bị gò bó quá nhiều bởi nốt nhạc.

Sự kết hợp giữa BeatBox và Music Maker :

Thời đại công nghệ số đã phát triển ra các nhạc cụ ảo, làm cho việc phối khí, hòa thanh một bài hát trở nên đơn giản và dễ dàng. BeatBox cũng góp phần vào trong việc thiết kế, tạo ra những nhạc cụ ảo, âm thanh (Sound) ảo. Khi thu vào trong phần mềm, những người thiết kế âm thanh (Sound design) sẽ tạo ra hàng trăm âm thanh khác nhau, cùng các nhạc cụ ảo có thể biết hóa nó thành các cao độ khác nhau rồi góp mặt trong nhưng âm thanh trong bản nhạc phối.

 BeatBox có thể biểu diễn, tất nhiên cần sử dụng công cụ để hỗ trợ cho việc biểu diễn như lặp lại, hòa thanh để tạo beat biểu diễn trên sân khấu. Dù nghệ sĩ BeatBox giỏi đến mấy cũng không thể làm nhiều việc, mô phỏng quá nhiều âm thanh cùng một lúc. Mà trong thời đại này chỉ cần có một chiếc MIDI conroller, BeatBoxer sẽ làm nên một màn trình diễn tuyệt vời trên sân khấu. Có thể hóa ra cả một giàn xướng âm chỉ với chiếc MIDI

 BeatBox đóng góp rất nhiều trong công việc hòa thanh, phối khí khi bổ trợ sản xuất một bài rap. Đôi khi nó còn là một sự kết hợp để tạo ra phong cách tuyệt vời trong âm nhạc.

ĐÔI CHÚT VỀ VĂN HÓA HIPHOP:

Breakdance:

Trong Hip hop Dance được chia thành nhiều thể loại nhỏ khác nhau như Breakingdance, poping, locking, stepping, house, street dance, … Tuy nhiên khi nhắc tới Hip hop, người ta thường nhắc nhiều hơn đến điệu nhảy Breakingdance như là một đại diện cho văn hoá Hip hop.

Thuật ngữ “breakdancing” chỉ đến sự đứt đoạn trong âm nhạc và những động tác kết hợp theo điệu nhạc đó. Điệu nhảy xuất hiện vào năm 1969, James Brown là người sáng tạo ra những bước nhảy, nguồn gốc của nó chính là điệu Good Foot.

Ban đầu Breakdance được dựa trên nền nhạc Jazz gốc, được tấu bởi những tay nhạc công gốc Phi và Mỹ latinh lão luyện. Vũ điệu dần được phát triển với nhiều động tác phức tạp và khéo léo trượt sát mặt đất gọi là acrobatic. Trong đó vũ công thường sử dụng tay và cánh tay làm trụ đỡ cơ thể khi quay và nhào lộn nhiều vòng trong nền nhạc. Những nhóm múa đầu tiên sử dụng và phát triển vũ điệu này là Dynamic Rocker và New York City breaker.

Một sống động tác của Breakdance

Graffiti:

Graffiti là một hình thức nghệ thuật đường phố bằng cách phun sơn, vẽ tranh lên các bức tường, tàu điện ngầm, xe ô tô, … hoặc đơn giản là những nơi có bề mặt phẳng và rộng. Nghệ thuật Graffiti xuất hiện lần đầu tiên ở New York vào những năm 1970, khởi nguồn từ những dòng chữ mà các bè đảng da màu lang thang trên đường phố nước Mỹ vẽ chằng chịt lên tường để xác định phần lãnh thổ làm ăn.

Dần dà, chúng lan ra các nơi công cộng như ga tàu điện ngầm, ga xe lửa… Từ những chữ ký, những dòng chữ thô sơ nguệch ngoạc ban đầu, nghệ thuật Graffity đã phát triển lên thành những hình vẽ 3 chiều, những mẫu hình tinh xảo… Cho đến ngày nay, hội họa Graffiti xuất hiện hầu hết trên những sản phẩm của nền văn hóa HipHop, quần áo, xe ô tô, đĩa CD, nhà cửa.

Tuy phổ biến, nhưng Graffiti vẫn luôn là hình thức nghệ thuật gây nhiều tranh cãi và bị cấm ở một số thành phố/quốc gia bởi tính chất phá hoại, gây mất thẩm mĩ các công trình công cộng. Nó cũng được gọi bằng một cái tên khác là Art Crimes (Mỹ thuật tội lỗi), đó là một nghệ thuật của dân HipHop, đòi hỏi người thể hiện một sự liều lĩnh, bất chấp luật lệ.

Một dãy phố chứa nhiều Graffiti

DJ and MC:

DJ là từ viết tắt của Disc Jockey, dùng để chỉ những người chuyên chọn và phát nhạc trong các bữa tiệc/cuộc thi/sự kiện, …, chủ yếu là nhạc funk và disco thời kì 1970. Những DJ đầu tiên được coi là cha đẻ của dòng nhạc Hip hop là Grandmaster Flash và Kool Herc. Dụng cụ làm nghề của DJ ngày này là một cặp “bàn xoay” (turntables) gồm hai đầu đọc đĩa nhựa gắn với thiết bị trộn âm (audio mixer) nối liền với hệ thống tăng âm và loa (amplifier & speakers). Và đôi khi DJ cũng kiêm luôn vai trò của một MC, giúp duy trì không khí nhanh vui và sôi động theo bài nhạc.

Dụng cụ DJ ngày này là một cặp “bàn xoay”

Thời trang hip hop

Thời kì đầu, các nghệ sĩ Hip hop thường biểu diễn bằng những bộ trang phục rộng thùng thình và có phần quá khổ (oversized). Sau đó, cùng với sự phát triển của văn hoá Hip hop, phong cách này đã dần trở thành phong cách thời trang hằng ngày của giới trẻ.

Có khá nhiều đặc điểm nhận dạng phong cách thời trang Hip hop. Nhưng phổ biến hơn cả là sự kết hợp của những món đồ rộng thùng thình, những đôi giày to bản, … Ngoài ra, những phụ kiện khác như mũ, khăn quàng, găng tay hở ngón, thắt lưng, dây xích bản to, … cũng là những đặc trưng nổi trội của văn hoá Hip hop.

Thời trang hiphop thường là sự kết hợp của những món đồ rộng thùng thình…

Ngày nay, nhạc rap, beatbox nói riêng hay văn hóa HipHop nói chung ngày càng được ưa chuộng. Giới trẻ càng có sức sáng tạo đặc biệt và cho ra những sản phẩm mang tính hiện đại, chạy theo xu hướng và làm tăng thếm giá trị của hiphop. Không chỉ trong âm nhạc mà còn trong nhiều lĩnh vực như hội họa, thời trang. HipHop đã được công nhận, chúng ta nên phát triển nó một cách tích cực, chứ đừng làm mất đi sự đẹp đẽ hay phát triển những thứ tiêu cực của văn hóa hiphop.

                                                            (Nguồn: Coolmate.me, Wikipedia)





Sưu tầm

Các bài viết khác:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JEAN-BAPTISTE LULLY (1632-1687)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JEAN-BAPTISTE LULLY (1632-1687)
[ad_1] Jean-Baptiste Lully, tên thật là Giovanni Battista Lulli, chào đời tại Florence, ngày 28 tháng Mười một năm 1632 và qua đời tại Paris, ngày 22 tháng Ba năm...

Nhiệt huyết như Duy Khánh: Không chỉ hát hay sáng tác giỏi mà còn mở lớp luyện ca để đào tạo lớp ca sĩ mới 
Nhiệt huyết như Duy Khánh: Không chỉ hát hay sáng tác giỏi mà còn mở lớp luyện ca để đào tạo lớp ca sĩ mới 
[ad_1] Phải khẳng định rằng, Duy Khánh là ca - nhạc sĩ đa tài. Ngoài ca hát, ông còn mở lớp luyện ca đào tạo ca sĩ mới và tham...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Biển tình”: Những nốt rung lãng mạn của mối tình nghệ sĩ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Biển tình”: Những nốt rung lãng mạn của mối tình nghệ sĩ
[ad_1] CA KHÚC “BIỂN TÌNH” Tên ca khúc: Biển tình Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành:1966 Hoàn cảnh ra đời ca khúc...

Chuyện ít biết về hoàn cảnh ra đời và nhân vật chính trong bài thơ, bài hát “Đôi mắt người Sơn Tây”
Chuyện ít biết về hoàn cảnh ra đời và nhân vật chính trong bài thơ, bài hát “Đôi mắt người Sơn Tây”
[ad_1] CA KHÚC "ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY" Thơ: Quang Dũng Phổ nhạc: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: Thập niên 1970 Ca sĩ thể...

Vì sao có bút danh Anh Việt Thu?
Vì sao có bút danh Anh Việt Thu?
[ad_1] Anh Việt Thu là bút danh của nhạc sĩ Huỳnh Hữu Kim Sang. Bút danh này gắn liền với câu chuyện về tình anh em, trách nhiệm với người...

Cảm nhận về ca khúc “Thương về miền Trung” của Duy Khánh: Càng đi xa càng thương nhớ quê nhà!
Cảm nhận về ca khúc “Thương về miền Trung” của Duy Khánh: Càng đi xa càng thương nhớ quê nhà!
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG" Tên ca khúc: Thương về miền Trung Nhạc sĩ: Duy Khánh Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: 1962 Ca sĩ thể hiện...

Có một mối tình dang dở gói gọn trong nhạc phẩm “Chuyện tình buồn”: “Năm năm rồi không gặp… từ khi em lấy chồng”
Có một mối tình dang dở gói gọn trong nhạc phẩm “Chuyện tình buồn”: “Năm năm rồi không gặp… từ khi em lấy chồng”
[ad_1] CA KHÚC "CHUYỆN TÌNH BUỒN" Tên ca khúc: Chuyện tình buồn Thơ: Phạm Văn Bình Phổ nhạc: Phạm Duy Năm ra đời: 1972 Ca sĩ tiêu biểu: Thái Thanh,...

Nhạc sĩ Văn Phụng – “bậc thầy” hòa âm của làng tân nhạc Việt Nam
Nhạc sĩ Văn Phụng – “bậc thầy” hòa âm của làng tân nhạc Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ VĂN PHỤNG Tên đầy đủ: Nguyễn Văn Phụng Nghệ danh: Không có Ngày sinh - ngày mất: 1930 - 1999 Quê quán: Nam...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Y Vân và vài điều thú vị về “Sài Gòn đẹp lắm” – Ca khúc bất hủ xuyên thời gian và biên giới
Nhạc sĩ Y Vân và vài điều thú vị về “Sài Gòn đẹp lắm” – Ca khúc bất hủ xuyên thời gian và biên giới
[ad_1] VỀ CA KHÚC "SÀI GÒN" Tên ca khúc: Sài Gòn Nhạc sĩ sáng tác: Y Vân Thể loại: Nhạc trẻ Phát hành: Thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện...

“Bông cỏ mây” của Trúc Phương – Tình yêu thời chiến mãnh liệt và nồng cháy
“Bông cỏ mây” của Trúc Phương – Tình yêu thời chiến mãnh liệt và nồng cháy
[ad_1] CA KHÚC “BÔNG CỎ MÂY” Tên các khúc: Bông cỏ mây Nhạc sĩ: Trúc Phương Năm phát thành: Giữa thập niên 1960 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Duy...

Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P2]: Uyên ương rẽ lối, tình như mây khói
Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P2]: Uyên ương rẽ lối, tình như mây khói
[ad_1] Sau một thời gian sống trong nguồn ân, bể ái, mộng hồng ủ ấp, Minh Trang và Dương Thiệu Tước chính thức tuyên hôn thành vợ chồng. Bạn bè,...

Hoàn cảnh sáng tác “Đêm Đông” qua lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương
Hoàn cảnh sáng tác “Đêm Đông” qua lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương
[ad_1] Tác giả: nhacxua.vn biên soạn Bài viết của tác giả Minh Hiền, dựa theo lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương – Tác giả ca khúc Đêm Đông,...

“Nhớ về Hà Nội” – Ca khúc làm rung động triệu trái tim người yêu nhạc
“Nhớ về Hà Nội” – Ca khúc làm rung động triệu trái tim người yêu nhạc
[ad_1] Nhạc sĩ Hoàng Hiệp, tên thật là Lưu Trần Nghiệp. Ông sinh ngày 1/10/1931 tại xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Nhạc sĩ tham gia cách...

Anh Việt Thu trong mắt Du Tử Lê: Một người viết nhạc tài hoa, một nhân cách đáng quý trọng giữa đời thường
Anh Việt Thu trong mắt Du Tử Lê: Một người viết nhạc tài hoa, một nhân cách đáng quý trọng giữa đời thường
[ad_1] Xin phép được trích dẫn lại bài viết của thi sĩ Du Tử Lê về nhạc sĩ Anh Việt Thu - một người viết nhạc tài hoa, một nhân...