CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GUSTAV MAHLER (1860-1911)


Gustav Mahler sinh ngày 7 tháng 7 năm 1860 tại Kaliste, một thị trấn Bohemia nhỏ trên biên giới với Moravie. Ông bắt đầu những bài học piano đầu tiên với Viktorin, người chỉ huy dàn hợp xướng tại nhà hát opera ở Jihlava, thành phố trọng yếu của Moravia nơi gia đình Mahler đến định cư.

Gustav Mahler (1860-1911)

Ông tiếp tục học piano với Brosch, và tiến bộ nhanh chóng đến nỗi tổ chức được buổi trình diễn độc tấu piano đầu tiên vào năm 1870. Sau những năm sống tại Prague nơi ông học trường trung học Newstader, ông quay trở về Jihlava và tiếp tục học trung học tại đó. Quan tâm đến việc học của con trai mình như trước đó, bố ông đã đưa ông đến Vienna năm 1875 và giành tiếp được một buổi nghe thử với Julius Epstein, giáo sư piano tại nhạc viện Vienna.

Theo gợi ý của Epstein (sau này trở thành thầy dạy piano của Gustav), bố ông đã ghi tên ông vào học nhạc viện Vienna nơi ông tốt nghiệp xuất sắc năm 1878. Trong thời gian ở Vienna, ông kiếm sống bằng việc dạy piano, và vào mùa hè năm 1880, ông trở thành chỉ huy của dàn nhạc tại Bad Hall, một thị trấn nước khoáng nhỏ, nơi ông tổ chức trình diễn những vở nhạc kịch hài hước và vui nhộn.

Hầu như không còn lại gì trong số những tác phẩm mà Mahler dự định hoặc thực tế đã sáng tác trong thời kỳ đầu tiên này. Rất nhiều trong số chúng bị thất lạc hoặc do Mahler chủ tâm hủy bỏ. Những gì còn sót lại chủ yếu là: Das klagende Lied (Bài ca than thở), một bản cantata cho độc xướng, hợp xướng và dàn nhạc mà ông khởi thảo năm 1887 và hoàn thành năm 1880. Sự thất bại trong việc giành giải thưởng Beethoven khiến ông hơi thất vọng và buộc ông theo đuổi công việc khác. Thế là ông bắt đầu “cực hình” của mình, việc ông đồng thời là người soạn những tác phẩm âm nhạc của chính mình và là người biểu diễn những tác phẩm của các nhà soạn nhạc khác đã trở thành nguồn cơn mệt mỏi triền miên cho một người ít được nghỉ ngơi và bị ám ảnh như ông.

Ông được bổ nhiệm làm giám đốc của Landestheatre tại Ljubjana cho mùa biểu diễn 1881 – 1882, và sau khi qua mùa hè tại Vienna, ông chuyển tới Olomouc làm giám đốc của Stadttheatre. Tài hoa của ông trong vài trò chỉ huy ban đầu đã được thể hiện rõ ràng tại đây trong các buổi trình diễn các vở Martha của Flotow và Carmen của Bizet.

Trong năm 1883 ông được bổ nhiệm làm phó giám đốc tại nhà hát opera ở Kassel, nơi mà vị giám đốc Wilhelm Treiber để ông tự do nâng số lượng các buổi trình diễn các vở opera hài hước của Meyerbeer.

Tuy nhiên, điều kiện làm việc tại Kassel còn xa mới đạt mức lý tưởng, và Mahler đã từ bỏ vào năm 1885, chuyển đến chỉ huy tại festival mùa hè ở Munden, nơi ông tổ chức các buổi trình diễn Giao hưởng số 9 của Beethoven và oratorio Paulus của Mendelshohn được nhiều ca ngợi. Trong những tháng ở Kassel, Mahler đã viết năm lied đầu tiên cho giọng hát và piano, Lieder und Gesange aus der Jugendzeit (Những khúc ca tuổi trẻ) và cho trình diễn một phiên bản không dàn nhạc của tập liên khúc đầu tiên quan trọng này, Lieder eines Fahrenden Gesellen (Những khúc ca lữ khách).

Ông được bổ nhiệm làm giám đốc của Prague Deutsches Landestheatre cho mùa biểu diễn 1885-1886, chỉ huy các tác phẩm của Gluck, Mozart, Beethoven và Wagner, và vào năm 1886 trở thành phó giám đốc của Leipzig Neue Stadttheater, một vị trí ông từ bỏ sau đó. Bất ngờ thấy mình không có việc, Mahler được nhà âm nhạc học Guido Adler giúp đỡ, người đã bổ nhiệm ông làm giám đốc của nhà hát Hoàng gia Budapest, nơi ông tăng thêm những buổi biểu diễn xuất sắc các tác phẩm Das Rheingold và Die Walkure của Wagner, Don Giovanni của Mozart.

Tuy nhiên sự thành công của ông trong vai trò sáng tác không sánh được với danh tiếng chỉ huy của ông. Buổi trình diễn bản giao hưởng đầu tiên do chính ông chỉ huy tại Budapest đã hoàn toàn thất bại. Mọi việc còn trở nên tồi tệ hơn khi cả bố mẹ ông và một người chị gái của ông cùng mất trong vòng một năm, và ông phải đối mặt với trách nhiệm nuôi nấng năm em trai và gái của mình, điều này khiến cho việc chỉ huy được trả lương trở thành một sự cần thiết hoàn toàn về tài chính.

Gustav Mahler, được chụp bởi Moritz Nähr vào năm 1907

Đến năm 1890 sức khỏe của ông rất tồi tệ, và ông từ bỏ vị trí của mình tại nhà hát Hoàng gia sau một sự bất đồng ý kiến với người quản lý mới ở đó. Nhờ có sự ủng hộ của Brahms và nhà phê bình âm nhạc lớn Hans von Bulow (một người ngưỡng mộ chân thành tài năng chỉ huy của ông), ông tiếp tục được bổ nhiệm làm giám đốc thứ nhất tại Stadttheater của Hamburg, nơi mà giữa các tác phẩm opera Ý mà ông trực tiếp chỉ huy (Falstaff của Verdi và Manon Lescaut của Puccini) còn có một buổi trình diễn vở Eugene Onegin của Tchaikovsky. Việc trong thời kỳ này ông phát hiện ra Des Knaben Wunderhorn (Chiếc kèn horn thần kỳ của chàng trai trẻ), một tập hợp huyền thoại thời trung cổ và hồi ký thơ ca mộc mạc, kỳ dị, đau thương bi thảm về chiến tranh ba mươi năm xuất bản giữa những năm 1888 và 1889, được minh chứng là một sự kiện mang tính quyết định trong cuộc đời sáng tác của ông, và kết quả là một trong những liên khúc nổi tiếng nhất của ông.

Trong thời gian đó, ông đã đạt được tiến bộ với bản Giao hưởng số 2 giọng Đô thứ (1887-1894), một trong những tác phẩm phức tạp nhất và nhiều tham vọng của ông. Bản giao hưởng số 3 giọng Rê thứ tiếp tục tinh thần của bản số hai ở nhiều khía cạch và có lẽ là bản giao hưởng lớn nhất mà ông từng viết, được sáng tác vào giữa những năm 1893 và 1896. Bản giao hưởng số 4 tuyệt vời giọng Son trưởng, được hoàn thành vào năm 1900 đánh dấu sự kết thúc cho giai đoạn chính đầu tiên trong cuộc đời sáng tác của ông. Sự hình thành của nó vô cùng phức tạp, và nó được xem như là một “chiếc cân nhỏ”, song nó là một tác thanh bình lặng độc nhất (cho dù ở thời kỳ châm biếm) với sắc thái dàn nhạc sáng sủa kiểu Mozart và những giai điệu cantabile tuyệt vời gợi nhắc thời của Schubert.

Việc chuyển đến Vienna đã bắt đầu một thời kỳ mới trong cuộc đời sáng tạo của Mahler. Bản giao hưởng số 5 giọng Đô thăng thứ, một bộ phận quan trọng với cách biểu đạt trong sáng của ông, tiếp theo bản Giao hưởng số 6 giọng La thứ (1903-1905), và bản Giao hưởng số 7 giọng Mi thứ (1904-1905), tác phẩm giàu tham vọng nhất trong thời kỳ giữa. Bản số 6, mặc dù dựa trên những trải nghiệm tự nhiên của ông, là một nỗi muộn phiền dường như tiên liệu những âm thanh ảo giác, không có thực trong các tác phẩm trường phái biểu hiện đầu tiên của Berg và Schoenberg, khi trong bản số 7, nỗi khát khao hòa làm một với thiên nhên trở nên kệch cỡm, thậm chí lặp lại mình một cách tầm thường. Được sáng tác vào mùa hè năm 1906 và 1907, bản giao hưởng huy hoàng số 8 giọng Mi giáng trưởng được viết cho ca sĩ solo, đàn ống và một dàn hợp xướng lớn cùng dàn nhạc, và trong thực tế được gọi là bản giao hưởng “Một nghìn”.

Đám cưới của Mahler với Alma Schiller (1902), sự ra đời và qua đời của đứa con đầu lòng Maria Alma (1902–1907) và việc chấm dứt giao thiệp với đời sống âm nhạc Vienna (bị chia rẽ bởi những kẻ ghen ghét đồng nghiệp và những lời đả kích nghệ sĩ) vào năm 1907 là những sự kiện tiểu sử chính ảnh hưởng đến những năm sáng tạo sau cùng của ông.

Những tác phẩm quan trọng nhất trong thời kỳ này là Das Lied von der Erde (Bài ca trái đất, 1907-1908), một tập liên khúc dựa trên những lời thơ cổ Trung Hoa được dịch sang tiếng Đức, và bản Giao hưởng số 9 giọng Rê trưởng (1909-1910). Mahler trải qua những mùa hè cuối cùng tại một ngôi nhà ở Toblach và ở Mỹ, nơi ông chỉ huy những buổi hòa nhạc với New York Philharmonic và những vở opera tại Metropolitan Opera. Ông khởi thảo bản giao hưởng số 10 vào năm 1910 (mà không hoàn thành được) và chỉ huy buổi hòa nhạc cuối cùng của mìmh tại New York năm 1911. Kiệt sức và ốm nặng, ông quay về Vienna, nơi ông qua đời ngày 18 tháng 5 năm 1911.

Một nhân vật kỳ lạ cả ở khía cạnh con người lẫn nghệ sĩ, một nhà chỉ huy tài năng khác thường, và được hoan nghênh khắp mọi nơi với tư cách là một trong những nhạc sĩ quan trọng nhất của thế kỷ 19, tài năng của Mahler trong lĩnh vực sáng tác chưa bao giờ được công nhận đầy đủ. Thậm chí rất lâu sau khi ông mất, những tác phẩm của ông bị coi là tài liệu bổ sung cho một người mà nghề nghiệp thực sự là biểu diễn tác phẩm của người khác. Những nỗ lực không ngừng của ông trong việc mang tới những cải tổ và cải cách cho biểu diễn opera, sự kiên định tiên phong về tiêu chuẩn của người nhạc trưởng trong việc chỉ huy tổng thể không chỉ với dàn nhạc mà còn với những khía cạnh khác của biểu diễn opera (tác phẩm, ánh sáng, dựng cảnh, phục trang) được hoan nghênh và ca ngợi trong suốt cuộc đời ông. Những tác phẩm của ông được dàn dựng lại đáng kể từ thế chiến thứ 2 và giờ đây ông được nhìn nhận cả trong vài trò nhà soạn nhạc đã đưa truyền thống giao hưởng Đức đến giới hạn hợp lý của nó lẫn là người tiền bối của những phá vỡ mang tính cách mạng của Arnold Schoenberg với toàn bộ truyền thống âm nhạc có điệu tính phương Tây.

(Nguồn: nhaccodien.info)

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ với mình:
Facebook
Youtube
Tiktok
Instagram





Sưu tầm

Các bài viết khác:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JEAN-BAPTISTE LULLY (1632-1687)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JEAN-BAPTISTE LULLY (1632-1687)
[ad_1] Jean-Baptiste Lully, tên thật là Giovanni Battista Lulli, chào đời tại Florence, ngày 28 tháng Mười một năm 1632 và qua đời tại Paris, ngày 22 tháng Ba năm...

Nhiệt huyết như Duy Khánh: Không chỉ hát hay sáng tác giỏi mà còn mở lớp luyện ca để đào tạo lớp ca sĩ mới 
Nhiệt huyết như Duy Khánh: Không chỉ hát hay sáng tác giỏi mà còn mở lớp luyện ca để đào tạo lớp ca sĩ mới 
[ad_1] Phải khẳng định rằng, Duy Khánh là ca - nhạc sĩ đa tài. Ngoài ca hát, ông còn mở lớp luyện ca đào tạo ca sĩ mới và tham...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Biển tình”: Những nốt rung lãng mạn của mối tình nghệ sĩ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Biển tình”: Những nốt rung lãng mạn của mối tình nghệ sĩ
[ad_1] CA KHÚC “BIỂN TÌNH” Tên ca khúc: Biển tình Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành:1966 Hoàn cảnh ra đời ca khúc...

Chuyện ít biết về hoàn cảnh ra đời và nhân vật chính trong bài thơ, bài hát “Đôi mắt người Sơn Tây”
Chuyện ít biết về hoàn cảnh ra đời và nhân vật chính trong bài thơ, bài hát “Đôi mắt người Sơn Tây”
[ad_1] CA KHÚC "ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY" Thơ: Quang Dũng Phổ nhạc: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: Thập niên 1970 Ca sĩ thể...

Vì sao có bút danh Anh Việt Thu?
Vì sao có bút danh Anh Việt Thu?
[ad_1] Anh Việt Thu là bút danh của nhạc sĩ Huỳnh Hữu Kim Sang. Bút danh này gắn liền với câu chuyện về tình anh em, trách nhiệm với người...

Cảm nhận về ca khúc “Thương về miền Trung” của Duy Khánh: Càng đi xa càng thương nhớ quê nhà!
Cảm nhận về ca khúc “Thương về miền Trung” của Duy Khánh: Càng đi xa càng thương nhớ quê nhà!
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG" Tên ca khúc: Thương về miền Trung Nhạc sĩ: Duy Khánh Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: 1962 Ca sĩ thể hiện...

Có một mối tình dang dở gói gọn trong nhạc phẩm “Chuyện tình buồn”: “Năm năm rồi không gặp… từ khi em lấy chồng”
Có một mối tình dang dở gói gọn trong nhạc phẩm “Chuyện tình buồn”: “Năm năm rồi không gặp… từ khi em lấy chồng”
[ad_1] CA KHÚC "CHUYỆN TÌNH BUỒN" Tên ca khúc: Chuyện tình buồn Thơ: Phạm Văn Bình Phổ nhạc: Phạm Duy Năm ra đời: 1972 Ca sĩ tiêu biểu: Thái Thanh,...

Nhạc sĩ Văn Phụng – “bậc thầy” hòa âm của làng tân nhạc Việt Nam
Nhạc sĩ Văn Phụng – “bậc thầy” hòa âm của làng tân nhạc Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ VĂN PHỤNG Tên đầy đủ: Nguyễn Văn Phụng Nghệ danh: Không có Ngày sinh - ngày mất: 1930 - 1999 Quê quán: Nam...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Y Vân và vài điều thú vị về “Sài Gòn đẹp lắm” – Ca khúc bất hủ xuyên thời gian và biên giới
Nhạc sĩ Y Vân và vài điều thú vị về “Sài Gòn đẹp lắm” – Ca khúc bất hủ xuyên thời gian và biên giới
[ad_1] VỀ CA KHÚC "SÀI GÒN" Tên ca khúc: Sài Gòn Nhạc sĩ sáng tác: Y Vân Thể loại: Nhạc trẻ Phát hành: Thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện...

“Bông cỏ mây” của Trúc Phương – Tình yêu thời chiến mãnh liệt và nồng cháy
“Bông cỏ mây” của Trúc Phương – Tình yêu thời chiến mãnh liệt và nồng cháy
[ad_1] CA KHÚC “BÔNG CỎ MÂY” Tên các khúc: Bông cỏ mây Nhạc sĩ: Trúc Phương Năm phát thành: Giữa thập niên 1960 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Duy...

Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P2]: Uyên ương rẽ lối, tình như mây khói
Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P2]: Uyên ương rẽ lối, tình như mây khói
[ad_1] Sau một thời gian sống trong nguồn ân, bể ái, mộng hồng ủ ấp, Minh Trang và Dương Thiệu Tước chính thức tuyên hôn thành vợ chồng. Bạn bè,...

Hoàn cảnh sáng tác “Đêm Đông” qua lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương
Hoàn cảnh sáng tác “Đêm Đông” qua lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương
[ad_1] Tác giả: nhacxua.vn biên soạn Bài viết của tác giả Minh Hiền, dựa theo lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương – Tác giả ca khúc Đêm Đông,...

“Nhớ về Hà Nội” – Ca khúc làm rung động triệu trái tim người yêu nhạc
“Nhớ về Hà Nội” – Ca khúc làm rung động triệu trái tim người yêu nhạc
[ad_1] Nhạc sĩ Hoàng Hiệp, tên thật là Lưu Trần Nghiệp. Ông sinh ngày 1/10/1931 tại xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Nhạc sĩ tham gia cách...

Anh Việt Thu trong mắt Du Tử Lê: Một người viết nhạc tài hoa, một nhân cách đáng quý trọng giữa đời thường
Anh Việt Thu trong mắt Du Tử Lê: Một người viết nhạc tài hoa, một nhân cách đáng quý trọng giữa đời thường
[ad_1] Xin phép được trích dẫn lại bài viết của thi sĩ Du Tử Lê về nhạc sĩ Anh Việt Thu - một người viết nhạc tài hoa, một nhân...