Cảm động bức tâm thư ca sĩ Trang Mỹ Dung gửi cho nhạc sĩ Anh Bằng: “Một mùa mưa nhớ thầy!”


Nhắc đến ca sĩ Trang Mỹ Dung khán thính giả sẽ nhớ ngay đến ca khúc kinh điển “Hai mùa mưa” và người đứng sau thành công rực rỡ này không ai khác chính là người thầy, người chú bà luôn kính yêu – nhạc sĩ Anh Bằng, huyền thoại nhạc vàng của miền Nam.

Âm nhạc
Amnhac.net

Ca sĩ Trang Mỹ Dung là một học trò thành danh từ lớp học nhạc Lê Minh Bằng (do 3 nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng trực tiếp giảng dạy). Bài viết tri ân này được ca sĩ Trang Mỹ Dung viết gửi đến người thầy Anh Bằng của mình, trước khi ông qua đời năm 2015.

Một mùa mưa nữa lại về.

Cứ mỗi lần nghe tiếng mưa rơi, lòng tôi lại bồi hồi với biết bao kỷ niệm đẹp của cuộc đời.

Tôi bước chân vào con đường ca hát cũng vào những ngày đầu mùa mưa năm 1967 và nhạc phẩm đưa tên tuổi Trang Mỹ Dung đến gần với khán thính giả cũng xuất phát từ chủ đề mưa, đó là ca khúc “Hai mùa mưa” của nhạc sĩ Anh Bằng:

“Mùa mưa lần trước anh về đây ghé thăm tôi

Tình xưa bạn cũ gặp nhau đêm ấy mưa rơi

Tách cà phê ấm môi, mình ngồi ôn lại những phút vui trôi qua mất rồi…”.

Đã 50 năm trôi qua, nhưng mỗi lần nhắc đến bài hát “Hai mùa mưa” đầy kỷ niệm ấy tôi lại nhớ đến nhạc sĩ Anh Bằng – người thầy đã dìu dắt tôi trong những ngày đầu tiên khi bước chân vào con đường nghệ thuật.



cam-dong-buc-tam-thu-ca-si-trang-my-dung-gui-cho-nhac-si-anh-bang (1)
Ca sỹ Trang Mỹ Dung thời trẻ

Đầu năm 1967, tôi 16 tuổi, với chiếc áo dài trắng đơn sơ tôi hồn nhiên tham gia vào cuộc thi “Tuyển lựa ca sĩ” do Đài truyền hình Sài Gòn tổ chức. Tôi vẫn nhớ rõ, sau khi nghe tôi hát bài “Nửa đêm ngoài phố” người phụ trách thử giọng đã mỉm cười hiền từ cho tôi một lời nhận xét: “Giọng tốt lắm”. Kết thúc buổi sơ khảo, lúc tôi đang đứng chờ người nhà tới đón thì một người chú đến hỏi thăm và vui vẻ tự giới thiệu về mình. Lúc ấy tôi đã rất bất ngờ khi biết được người chú đó chính là nhạc sĩ An Bằng, tác giả của hàng loạt ca khúc nổi tiếng mà tôi rất ngưỡng mộ như “Sầu lẻ bóng”, “Nỗi lòng người đi”,…

Với thái độ hiền hòa, chân tình nhạc sĩ Anh Bằng xưng “chú” và gọi tôi là “cháu”. Chính khoảnh khắc ấy đã tạo nên trong tôi một tình cảm thân quen, tin tưởng ở chú. Chú khen tôi có giọng hát hay và khuyến khích tôi bước vào con đường ca hát chuyên nghiệp. Với sự hướng dẫn của chú, tôi đăng ký vào học lớp nhạc lý Lê Minh Bằng để trau dồi thêm kiến thức. Cả đời tôi sẽ không bao giờ quên hình ảnh 3 người thầy là nhạc sĩ Lê Dinh, nhạc sĩ Minh Kỳ và nhạc sĩ Anh Bằng đã tận tâm chỉ dẫn từng học viên trên con đường nghệ thuật.



cam-dong-buc-tam-thu-ca-si-trang-my-dung-gui-cho-nhac-si-anh-bang (3)
Ca khúc “Hai mùa mưa” của nhạc sĩ Anh Bằng

Cũng từ sự thành công của nhạc phẩm “Hai mùa mưa” mà công chúng biết đến ca sĩ Trang Mỹ Dung và mở cho tôi nhiều cơ hội mới. Tôi nhận được lời mời của các hãng dĩa và tiếp tục thu âm thêm nhiều sáng tác mới của nhóm nhạc sĩ Lê Minh Bằng như “Hồi tưởng”, “Mưa đầu mùa”, “Chuyện một đêm”, “Chuyện ba mùa mưa”,… Và trước khi thu một bài hát nào, nhạc sĩ Anh Bằng cũng đến nhà tập nhạc cho tôi rất kỹ. Tính thầy vui vẻ, hiền hòa nên được người thân trong gia đình tôi vô cùng quý mến.

50 năm trong nghiệp cầm ca, tôi đã trình bày rất nhiều ca khúc với nhiều chủ đề khác nhau. Bài hát nào tôi cũng cố gắng hát thật tốt để mang đến những giai điệu đẹp cho đời. Nhưng thật hạnh phúc và tự hào biết bao khi sau chừng ấy năm khán thính giả vẫn luôn nhắc đến Trang Mỹ Dung với nhạc phẩm “Hai mùa mưa”.

Thời gian cứ trôi, cứ trôi,… nhưng trong trái tim tôi tình cảm quý mến khi nghĩ về thầy – nhạc sĩ Anh Bằng sẽ không bao giờ phai mờ. Xin trân trọng cảm ơn thầy, người nhạc sĩ tài hoa đã dành một đời cống hiến cho nghệ thuật, viết nên những ca khúc trữ tình đẹp mãi với thời gian và chắp cánh cho tiếng hát của Trang Mỹ Dung cùng nhiều thế hệ ca sĩ đến với tấm lòng thương yêu, mến mộ của quý khán thính giả.

Lòng trân trọng của tôi không chỉ dành riêng cho thầy – nhạc sĩ Anh Bằng, mà còn dành cho cả nhạc sĩ Lê Dinh, nhạc sĩ Minh Kỳ. Những người thầy trong nhóm Lê Minh Bằng ngày ấy, đã hết lòng dìu dắt, nâng đỡ tôi trong những ngày chập chững vào nghề.



cam-dong-buc-tam-thu-ca-si-trang-my-dung-gui-cho-nhac-si-anh-bang (4)
Ca sĩ Trang Mỹ Dung và nhạc sĩ Anh Bằng lúc về già

Khi MC Trịnh Hội về Việt Nam liên lạc với tôi để thực hiện một đoạn clip ngắn cho DVD “Huyền thoại Lê Minh Bằng” tôi đã rất vui và xúc động, dù chỉ được nói vài đôi lời ngắn ngủi nhưng những lời ấy luôn đong đầy tình cảm của tôi với các chú, các thầy dù sống cách xa nhau nửa vòng trái đất. Từ ấy đến nay, tôi vẫn thường xuyên gửi email thăm hỏi sức khỏe thầy Anh Bằng và Lê Dinh. Tôi rất cảm động khi được hai thầy luôn quan tâm, thăm hỏi và động viên.

Khi thầy Anh Bằng phổ nhạc bài “Cảm ơn Phật” từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Thanh Trí Cao – Bút danh của thầy Thích Quang Thanh, thầy Anh Bằng và thầy Lê Dinh đã rất tận tình gửi nhạc về Việt Nam cho tôi nghe trước khi thu âm. Trong dịp Đại lễ Phật Đản 2008, tôi đã hát bài hát này với tất cả tấm lòng trân trọng. Khi được giới thiệu sáng tác mới của nhạc sĩ Anh Bằng với khán thính giả, tôi đã cảm tưởng như thầy đang ngồi đâu đây để lắng nghe tôi, mỉm cười hiền hậu khuyến khích tôi tiếp tục bước đi trên con đường nghệ thuật mà bản thân đã lựa chọn.

Nhắc những kỷ niệm về nhạc sĩ Anh Bằng – người thầy, người chú thân thương, tôi lại một lần mong ước được ngồi gần, được chú tập đàn cho tôi những bài hát mới như ngày nào…



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...