Bì báo hiếm hoi về Anh Việt Thu – người khách lạ ngẩn ngơ trong làng nhạc Việt


Nhạc sĩ Anh Việt Thu – nam sinh hạng ưu của trường quốc gia âm nhạc Sài Gòn

Nhạc sĩ Anh Việt Thu (1939 – 1975) tên thật là Huỳnh Kim Sang. Ông sinh ở Campuchia nhưng đến năm 1940 được làm giấy khai sinh ở làng An Hữu, quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Ông sinh ra trong gia đình có 3 anh em (2 người còn lại là Huỳnh Hữu Phi Long, Huỳnh Thị Kim Phụng, Huỳnh Hữu Việt Thu). Vì có người em út tên Việt Thu nên sau này khi viết nhạc, ông đã lấy bút danh Anh Việt Thu (nghĩa là “anh của Việt Thu). Bút danh này mang ý nghĩa như một lời nhắc nhở về trách nhiệm của người làm anh luôn bao bọc các em nhỏ của mình. 

Năm 1950, Anh Việt Thu bén duyên với những nốt nhạc. Ông được người bạn cùng lớp chỉ cho cách chơi đàn guitar, sau đó, ông tự học thêm để trau dồi năng khiếu của mình. 

Năm 1956, ông thi vào trường Quốc gia âm nhạc Sài Gòn vừa được thành lập và trở thành một trong những khoa sinh viên đầu tiên của trường. Ở đây, ông được học nhạc pháp, nhạc sử, hòa âm, đối âm, tấu âm, sáng tác và dương cầm cùng các giáo sư Hùng Lân, Nguyễn Văn Huấn, Nguyễn Phụng, Ngô Duy Linh, Hải Linh, Nghiêm Phú Phi, Võ Đức Thu…

Cũng trong năm 1956, ông ra mắt ca khúc đầu tay mang tên “Giòng An Giang”. Ca khúc này nhanh chóng được yêu thích, được giới phê bình đánh giá cao vì giai điệu và lời ca có chiều sâu. 



nhac-si-anh-viet-thu-va-bi-bao-hiem-hoi-ve-tai-nang-am-nhac-0
Chân dung nhạc sĩ Anh Việt Thu

Từ 1958 – 1959, Anh Việt Thu là trưởng đoàn văn nghệ Tổng hội Sinh viên Quốc gia. Năm 1963, sau hơn 7 năm học tập và nghiên cứu âm nhạc, ông đệ trình luận án âm nhạc tại học viện Tokyo (Nhật Bản). Sau đó, ông tốt nghiệp hạng ưu tại trường quốc gia âm nhạc khóa đầu tiên. 

Năm 1964, ông từ Sài Gòn lên Tây Ninh dạy học cho trường Nam (nay là trường THPT Trần Hưng Đạo). Nhạc sĩ Anh Việt Thu được xem là người đầu tiên đưa âm nhạc vào học đường thời đó. Cho đến nay, lớp học trò ở tuổi ngũ thập tri thiên mệnh vẫn còn nhớ như in bài hát mang điệu valse ngọt ngào thầy Anh Việt Thu từng dạy: “Dòng An Giang sông sâu nước biếc, dòng An Giang cây xanh lá thắm, lã lướt về qua Thất Sơn…”.

Theo nhiều đánh giá, nhạc sĩ Anh Việt Thu dạy nhạc có nét độc đáo riêng. Thời đó, lương bổng cũng khá (tương đương chiếc xe Honda Nhật) nhưng do tính nghệ sĩ nên cũng túng thiếu dài dài, có lần ông bán chiếc radio 3 band để trả tiền thuê nhà. Theo như lời thi sĩ Hàn Mặc Từ, đời thi sĩ là vậy: Gió trăng có sẵn làm sao ăn? 

Nhạc sĩ Anh Việt Thu là một trong những người đưa âm điệu nhẹ nhàng bình dân vào nhạc cùng với các nhạc sĩ Trúc Phương, Minh Kỳ, Lam Phương, Châu Kỳ. Đó là điệu boléro, ballade, habanera…

Nhạc sĩ Anh Việt Thu – người khách lạ ngẩn ngơ trong làng nhạc Việt

Trong làng nhạc vàng trước 1975, nhạc sĩ Anh Việt Thu có chỗ đứng đặc biệt. Gia tài âm nhạc của ông có thể sẽ còn lớn lao hơn nữa nếu ông không đột ngột qua đời vào năm 1975 do bạo bệnh. 

Lục lại ký ức năm xưa thì thấy có xuất hiện một bì báo hiếm hoi từ năm 1972 viết về người khách lạ ngẩn ngơ trong làng nhạc Việt – Anh Việt Thu:

Những cảm xúc chân thành được Anh Việt Thu ghi lại bằng các tác phẩm của mình đã góp mặt trong sinh hoạt tân nhạc đã gây chú ý đặc biệt cho giới thưởng ngoạn. Đó là sự thận trọng trong việc sử dụng ngôn từ cũng như những đường lối sáng tác nhằm phục vụ thị hiếu của thính giả hay nói cách khác là nhạc thời trang. 

Bì báo này cũng chỉ ra một số tác phẩm tiêu biểu của Anh Việt Thu như: Giòng An Giang, 8 điệp khúc, Đa tạ, Gió về miền xuôi; Những bài hát viết trên tóc mẹ (tuyển tập). Những lời ca trong các tác phẩm của ông thật nhẹ nhàng với những tiết điệu âm giai thật nhuyễn bằng 1 kỹ thuật đã được tinh lọc. Những thể điệu dân ca, lý con sáo, hò lơ được anh kín đáo đưa vào âm nhạc. Nếu không phải người tinh ý thì cũng khó nhận ra.



nhac-si-anh-viet-thu-va-bi-bao-hiem-hoi-ve-tai-nang-am-nhac-7
Bì báo viết về Anh Việt Thu năm 1972

Khi được hỏi nguyên nhân đưa những thể điệu ấy vào nhạc bằng lối hẹp như thế, Anh Việt Thu giải thích: “Người ta đã hiểu lầm về dân ca như một biểu lộ sức sống và màu sắc địa phương tính, thực ra dân ca tự chuyên chở với những nét đặc thù. Tôi thường có dịp sống trên những đồng bằng châu thổ Cửu Long, tôi nhận biết được một điều, sự sinh hoạt trên đồng ruộng, trên kênh rạch miền Nam không phải chỉ bắt đầu bằng những giọng ầu ơ, ru em, lý con sáo hay lý ngựa ô mà nó là một đồng vọng sâu thẳm cùng gió và mây nước. Tiếng ca trên đồng ruộng phảng phất một âm vang đồng vọng và đã được trộn lẫn vào thiên nhiên. Như thế, sự ghi nhận ấy khi đưa vào nhạc có thể người ta thất vọng vì không tìm thấy những ồn ào của một thực tế chưa thoát. Cái “La voix du silence” đôi khi phải hiểu như một cách thể đồng thanh và dân ca đã được biến hóa. Quan niệm dân tộc tính, không có nghĩa là góp nhặt một vài câu đưa vào tác phẩm hay làm cho “quê đi” mà là cảm xúc được từ tinh túy dân tộc”.

Lúc nào Anh Việt Thu cũng băn khoăn về bộ môn âm nhạc hiện nay (1972). Ông cho rằng, người sáng tác phải thận trọng với chính mình thì mới có thể nâng cao được nghệ thuật thưởng ngoạn của thính giả. Trong đó, khi nhìn sâu vào số lượng nhạc phẩm xuất hiện hàng tuần, chúng ta ít khi thấy được những nhạc phẩm vừa ý và giá trị.

Lúc sinh thời, Anh Việt Thu luôn sống với quan niệm: “Người nghệ sĩ là người tuyệt vời nhất, vì họ đã sống đẹp và họ đã chế ngự được những tình cảm vụn vặt đặt trên sự tự trọng và ý thức của lòng họ”. 

Khi nhìn vào quá trình hoạt động của Anh Việt Thu, có thể thấy, ông lúc nào cũng riêng lẻ, có những nét nhạc riêng với những thi ngữ đã khai thác một cách tài tình, tuyệt duyệt trong những nhạc khúc của mình. 

Nhiều người hoạt động cùng thời đã đưa ra nhận xét về Anh Việt Thu: “Trong lối đi khó khăn mà Anh Việt Thu đã chọn để đưa âm nhạc một nghệ thuật mới lạ hơn đó là một tham vọng quá lớn. Nếu Anh Việt Thu chú tâm hơn về soạn phẩm và hòa âm thì chắc chắn anh Việt Thu sẽ thành công hơn nữa trên lộ trình mà anh đã chọn lựa khai phá những chiều hướng mới và làm giàu nét nhạc”. 

Tác giả của bì báo năm đó tin rằng, với khả năng sẵn có, Anh Việt Thu sẽ mang đến nhiều sắc thái khác bất ngờ thời gian tới. Thế nhưng, buồn thay, chàng nhạc sĩ tài hoa chỉ dạo một vòng trong làng nhạc Việt, ông ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ… 



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
“Em đi rồi” của Lam Phương: Tình khúc sầu thương về chuyện tình của danh ca Họa Mi và nghệ sĩ Lê Tấn Quốc
“Em đi rồi” của Lam Phương: Tình khúc sầu thương về chuyện tình của danh ca Họa Mi và nghệ sĩ Lê Tấn Quốc
[ad_1] CA KHÚC “EM ĐI RỒI” Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Em đi rồi” Người đời thường nói nghệ sĩ là người “thương vay khóc mướn”, nghĩa là không...

Vì sao ca sĩ Thái Hằng được gọi là “thần hộ mệnh” của nhạc sĩ Phạm Duy?
Vì sao ca sĩ Thái Hằng được gọi là “thần hộ mệnh” của nhạc sĩ Phạm Duy?
[ad_1] Duyên lành từ quán Thăng Long Lúc sinh thời, nhạc sĩ Phạm Duy từng thừa nhận mình là người "nghiện yêu", mỗi tình khúc của ông đều liên quan...

Nhạc sĩ “Mùa xuân, làng lúa, làng hoa”: Nông thôn gắn bó với tôi suốt thời thơ ấu
Nhạc sĩ “Mùa xuân, làng lúa, làng hoa”: Nông thôn gắn bó với tôi suốt thời thơ ấu
[ad_1] "Đằng sau mỗi bài hát luôn có một bóng hồng, bóng hồng này có thể là thật, có thể là trong mơ. Riêng bài này, tôi thừa nhận có...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA FRITZ KREISLER (1875-1962)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA FRITZ KREISLER (1875-1962)
[ad_1] “Thiên tài là từ thường bị lạm dụng. Thế giới chỉ ghi nhận được khoảng nửa tá thiên tài. Tôi chỉ mấp mé mức đó thôi.” – Fritz Kreisler Trong...

Cảm nhận về những bức tranh màu sắc trong âm nhạc Phạm Duy thập niên 1948 – 1958
Cảm nhận về những bức tranh màu sắc trong âm nhạc Phạm Duy thập niên 1948 – 1958
[ad_1] Nhìn vào gia tài âm nhạc của Phạm Duy, ai chẳng giật mình. Tổng cộng vượt quá con số ngàn. Những đứa con tinh thần của ông được nuôi...

Nhạc phẩm “Tình ca” và ước mơ gắn kết tình cảm con dân nước Việt về một mối của cố nhạc sĩ Phạm Duy
Nhạc phẩm “Tình ca” và ước mơ gắn kết tình cảm con dân nước Việt về một mối của cố nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC "TÌNH CA" Tên ca khúc: Tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1952 Ca sĩ thể hiện...

CÓ NÊN LỰA CHỌN ĐÀN GUITAR CŨ HAY KHÔNG?
CÓ NÊN LỰA CHỌN ĐÀN GUITAR CŨ HAY KHÔNG?
[ad_1] Thị trường đàn Guitar hiện nay vô cùng rộng lớn, người chơi đàn cũng nhiều, người bán đàn cũng không hề thiếu, vậy nên lựa chọn đàn guitar cũ...

 “Sao chưa thấy hồi âm” của Châu Kỳ – Lời hờn trách của người con gái khi yêu
 “Sao chưa thấy hồi âm” của Châu Kỳ – Lời hờn trách của người con gái khi yêu
[ad_1] CA KHÚC “SAO CHƯA THẤY HỒI ÂM” Tên các khúc: Sao chưa thấy hồi âm Nhạc sĩ: Châu Kỳ Năm phát thành: 1965 Ca sĩ trình bày tiêu biểu:...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
[ad_1] VỀ NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI Tên ca khúc: Nỗi lòng người đi Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1965 Nằm trong album:...

Top 5 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ
Top 5 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ
[ad_1] Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã đóng góp vào kho tàng âm nhạc Việt Nam rất nhiều ca khúc bất hủ. Trong số đó không thể không nhắc đến...

Mối tình văn nghệ giữa nhạc sĩ Diệu Hương và nam ca sĩ Quang Dũng
Mối tình văn nghệ giữa nhạc sĩ Diệu Hương và nam ca sĩ Quang Dũng
[ad_1] Những ai yêu mến âm nhạc của Diệu Hương chắc hẳn đều biết đến Quang Dũng, đó là sự kết hợp hoàn, đưa danh tiếng của cả hai bay...

Ca khúc “Làng tôi” của Văn Cao: Thanh âm vang vọng khắp miền quê
Ca khúc “Làng tôi” của Văn Cao: Thanh âm vang vọng khắp miền quê
[ad_1] CA KHÚC "LÀNG TÔI’ Tên các khúc: Làng tôi Nhạc sĩ: Văn Cao Năm phát thành: 1947 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Bích Liên, Quỳnh Giao, nhóm Năm...

Nhạc sĩ Văn Cao – Bậc tài danh sống mãi trong hồn dân tộc
Nhạc sĩ Văn Cao – Bậc tài danh sống mãi trong hồn dân tộc
[ad_1] Chuyện xảy ra đã lâu, song tôi vẫn còn nhớ như một kỷ niệm khó quên trong đời. Tôi bị áp xe, cánh tay sưng, người sốt cao, phải...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GEORGE FRIDERIC HANDEL (1685-1759)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GEORGE FRIDERIC HANDEL (1685-1759)
[ad_1] George Frideric Händel, có lẽ là nhạc sĩ tiêu biểu nhất thời kì Baroque, sinh ra tại Halle ngày 23 tháng 2 năm 1685, cùng năm với nhạc sĩ...

“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
[ad_1] CA KHÚC “CHO EM QUÊN TUỔI NGỌC” Tên các khúc: Cho em quên tuổi ngọc Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1984 Ca sĩ trình bày...