Bài phỏng vấn cuối cùng của Lê Uyên Phương: Phơi bày tất thảy lòng mình…


Bài phỏng vấn này được nhà báo Trường Kỳ thực hiện vào năm 1998 (một năm trước khi nhạc sĩ Lê Phương Uyên qua đời). Đây được xem như bài phỏng vấn cuối cùng của Lê Phương Uyên tại tư gia (căn nhà trên đường số 55 East, Long Beach, California). Trong buổi phỏng vấn này, nhạc sĩ Lê Uyên Phương đã trải lòng, phơi bày tất thảy những thắc mắc của người yêu nhạc: Về tên họ của ông, sự đổ vỡ giữa ông và ca sĩ Lê Uyên, về ngón tay với cục bướu khác thường, hay quan niệm của ông về cái chết…

Về tên họ: Lê Minh Lập hay Lê Văn Lộc?

Nhiều người gọi ông tên Lộc, nhưng thật ra không phải. Nhân dịp được phỏng vấn, ông nói rõ tên mình là Lê Minh Lập, sinh ngày 2 tháng Hai năm 1941 tại Đà Lạt. Vì sinh vào thời chiến nên giấy tờ hộ tịch bị thất lạc, ông đã đôi lần phải làm lại giấy khai sinh. Mỗi lần làm lại giấy khai sinh là mỗi lần tên ông bị viên chức hộ tịch viết sai.

Lần đầu viết là Lê Minh Lập bị đổi thành Lê Minh Lộc. Lần thứ hai viết thành Lê Văn Lộc. Từ đó, ông không đổi nữa, giữ luôn tên Lê Lộc làm tên chính trên giấy tờ. Chính vì thế, khi tra về tiểu sử của Lê Uyên Phương chúng ta sẽ thỉnh thoảng bắt gặp cái tên Lê Minh Lập hoặc Lê Văn Lộc (cả hai tên này đều không sai và được nhạc sĩ giải thích ở trên).



bai-phong-van-cuoi-cung-cua-nhac-si-le-uyen-phuong-0
Chân dung nhạc sĩ Lê Uyên Phương

Ông cũng hé lộ rằng “ngay cái họ Lê của mình cũng không phải là họ của ông nội minh”. Theo lời Lê Uyên Phương thì cụ thân sinh của ông “chịu chơi lắm”. Sau này ông mới biết một cách mơ hồ, ngày xưa cụ thân sinh mang họ Phan, người gốc Quảng Nam. Ông cụ bỏ nhà đi từ năm 9 tuổi và không biết song thân (ông – bà nội của Lê Uyên Phương) là ai. Một thời gian sau, ông cụ thân sinh của Lê Uyên Phương lưu lạc về Nha Trang và gặp mẹ ông ở đây. Hai người thành hôn rồi đưa nhau lên Đà Lạt sinh sống.

Khi bố ông gần 60 tuổi, có người từ Quảng Nam vào tìm người thừa kế để ký bá đất cho chính phủ cất phi trường, lúc này ông mới biết bố họ Phan, đã được ông nội đổi thành họ Dương (họ Phan là gốc, ông nội đổi thành họ Dương vì lý do cuộc cách mạng Phan Bội Châu, nhiều người họ Phan vì sợ nên đổi họ). Trong khi đó, cụ thân sinh của Lê Uyên Phương đổi sang họ Lê.

Về nghệ danh Lê Uyên Phương

Trong bài phỏng vấn cuối cùng, nhạc sĩ Lê Uyên Phương cũng có lý giải chi tiết về nghệ danh “Lê Uyên Phương”. Ông nói: “Phương là tên của má tôi, Công Tôn Nữ Phương Nhi (Phương Nhi nghĩa là người con gái tên Phương) từ chữ Phương đó mình lấy làm tên Phương cho mình, còn Lê là họ của ông già. Còn Uyên là tên người con gái đầu tiên mà mình gặp nên mình ghép lại thành Lê Uyên Phương” (người con gái đó là ca sĩ Lê Uyên). 

Còn về cái tên “Lê Uyên và Phương”, nhạc sĩ giải thích: “Sau này khi mình gặp bà Lê Uyên, hai đứa cùng đi hát, lúc ấy bà ấy chưa có tên và không muốn lấy tên thật. Ngay cái bữa đầu tiên hát đó (ở quán Thằng Bờm, nơi sinh hoạt của Phong trào Du ca Việt Nam tại Sài Gòn 1970) mình cắt cái tên mình ra. Cho nên khi viết nhạc là Lê Uyên Phương, còn khi hai người trình diễn sẽ là Lê Uyên và Phương. Đó là lý do tên mình như vậy”.

Về cuộc gặp gỡ định mệnh với nàng thơ Lê Uyên

Trong bài phỏng vấn, nhạc sĩ Lê Uyên Phương nói rằng hai người ở gần nhà nhau. Ông ở nhà số 22 còn bà Uyên ở nhà số 18, đường Võ Tánh, Đà Lạt. Bà ấy học ở trường Franciscain.



bai-phong-van-cuoi-cung-cua-nhac-si-le-uyen-phuong-9
nhạc sĩ Lê Văn Lộc và danh ca Lê Uyên

“Mình gặp bà ấy thì thấy vậy thôi, chứ không có gì đặc biệt… Từ đó rồi tán tỉnh này nọ. Nói vậy chứ thật ra thực sự mình chưa tán bà ấy bao giờ hết. Nhưng có điều là khi tôi gặp bà ấy tôi chịu liền, bà ấy gặp tôi bà ấy cũng chịu tôi lên. Cái đó là cái đặc biệt, nghĩa là gặp là chịu nhau ngay từ lúc đầu… Chính ra lúc đầu bà ấy chỉ coi tôi như người anh thôi, bà hỏi ý kiến tôi về những người theo đuổi. Hồi đó, có 3 người theo đuổi bà ấy. Bà Uyên nhờ tôi chọn 1 trong 3 người đó. Tôi cũng chọn… Và cuối cùng chuyện nó như vậy. Nó phải tới thì nó phải tới thôi”, Lê Uyên Phương chia sẻ. 

Thế là hai người bắt đầu yêu nhau, bắt đầu quãng thời gian hạnh phúc. Nhiều bản tình ca nổi tiếng đã ra đời trong quãng thời gian này: Chiều phi trường, Lời gọi chân mây, Không nhìn nhau lần cuối, Hãy ngồi xuống đây, Vũng lầy của chúng ta, Dạ khúc cho tình nhân… Và người hát những ca khúc này đầu tiên chính là Lê Uyên và Phương.

Về sự đổ vỡ của đôi “uyên ương trong lồng”

Khi Lê Uyên Phương viết tặng bài “Tình khúc cho em”, bà rất thích. Và ông đã chỉ cho bà cách hát, nhắc bà một điều mà đến tận bây giờ bà vẫn không quên: “Phải hát hết lòng, hát trung thực với chính mình. Thích thì hát, không thì thôi, không hát giả bộ”. Và những sáng tác sau này của Lê Uyên Phương, cứ chồng viết đến đâu vợ hát đến đó. Họ yêu, viết và hát hồn nhiên để phục vụ tình yêu, cho đời sống thường nhật.

Tuy nhiên, sau 15 năm chung sống, hai người đi đến đổ vỡ vào khoảng 1984, 1985. Họ có với nhau hai người con gái là Lê Uyên Uyên và Lê Uyên My. 

Nhắc về sự đổ vỡ của đôi “uyên ương trong lồng”, nhạc sĩ Lê Uyên Phương trả lời phỏng vấn như sau: “Đối với tôi, đó là một cái ‘choc’ lớn. Và đó cũng là một bài học lớn nhất tôi học được từ đời sống. Mà điều tôi học được trong đời sống đó có nghĩa là gì? Là thoát ra khỏi được nó! Một người không thuộc bài, tức là một người mắc hoài trong cái điều mà anh ta phải dọc hoài cái điều đó để thuộc nó. Nhưng mà tới lúc anh không cần đọc nó nữa, tức là anh đã thuộc nó rồi. Mà khi không cần đọc nó nữa tức là nó đã đi vào một cái trang khác của đời sống. Tức là đối với tôi, khi mà tôi hiểu được cái mối tương quan đó tức là tôi thoát được nó. Và đối với tôi cái chuyện đó là một trong những điều lớn nhất trong đời sống của tôi nếu nói về sự tương quan…”.

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương cũng chia sẻ, cái “choc” đó có ảnh hưởng, nhưng là ảnh hưởng tốt. Tức là từ cái bài học đó, ông biết thêm được nhiều về đời sống. Từ chỗ hiểu nhiều điều về đời sống, ông cảm thấy thoải mái hơn, thấy hạnh phúc hơn, thấy đi vào cuộc đời nhẹ nhàng hơn.

Về sự thất bại và những bài học

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương thẳng thắn chia sẻ về thất bại và bài học từ đó: “Anh đã thấy được điều đó rất rõ, và tôi cũng đồng ý với anh điều đó! Là thế này, sau một cái chuyện như vậy thì mình thấy đời sống của mình dễ chịu hơn một chút. Sau cái sự khó khăn đó, cái khó khăn ghê gớm lắm mà nghĩ rằng không bao giờ vượt qua được mà mình vượt qua được thì không còn cái gì khó khăn nữa hết trên tất cả mọi chuyện khác. 



bai-phong-van-cuoi-cung-cua-nhac-si-le-uyen-phuong-7
Nhạc sĩ Lê Uyên bình thản chia sẻ về những thất bại của mình

Nói về cái tương quan nghĩa là không phải với người A này có sự tương quan này, mà đối với người B thì tương quan khác, không phải! Đối với tôi, người A có sự tương quan thế nào thì người B, C, D, G… nó cũng có sự tương quan như vậy thôi. Khi mình thoát ra được cái bẫy của đời sống thì mình thoát được những cái bẫy khác của đời sống. Và khi mình thoát được một cái gì đó gây nên cái nỗi bất hạnh nào đó trong đời sống của mình thì mình bắt đầu đi vào những hạnh phúc khác của đời sống một cách thoải mái”.

Về những đổ vỡ khác

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương cho rằng: “Cái vấn đề này là còn tùy! Tôi nghĩ là khó lòng để mà lập lại một thứ nào giống như vậy. Mà nếu như cái việc đó xảy ra thì nó không còn là cái ‘choc’ nữa. Nghĩa là mình đã thoát nó ra rồi. 

Ví dụ bay giờ tôi có một người yêu mới, rồi người yêu mới đó bỏ tôi thì chuyện đó không có gì hết, nothing! Tôi thấy là nothing, nó không còn cái gì nữa hết. Bởi vì nó không còn nữa, nó đã thoát ra lần đầu rồi. Đối với tôi không có nghĩa là tôi không yêu người này như yêu người trước, không phải! Khi tôi sống với người yêu bây giờ của tôi, tôi cũng sẽ yêu như thế. Nhưng mà, đồng thời tôi cũng hiểu một điều là không có gì kéo dài lâu. Tôi hiểu ngay từ phút đầu”…

(Còn tiếp)



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...