Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hoài cảm”: Nỗi nhớ cố xứ da diết của cậu nhạc sĩ tuổi 15


VỀ CA KHÚC HOÀI CẢM

Tên ca khúc: Hoài cảm

Thể loại: Nhạc trữ tình

Năm ra đời: 1953

Nằm trong album:

Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Danh ca Lệ Thu

Hoàn cảnh ra đời ca khúc Hoài cảm

Với âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Cung Tiến là một trường hợp vô cùng đặc biệt. Ông đến với âm nhạc từ rất sớm, được mệnh danh là “thần đồng”. Ở độ tuổi 14 – 15, bạn bè cùng trang lứa người thì miệt mài học tập, người thì ra sức làm nông… thì ông đã có những ca khúc riêng cho mình. 

Nhạc phẩm năm 14 – 15 tuổi của Cung Tiến đã trở thành một trong những bài hát kinh điển của dòng tân nhạc Việt Nam, được yêu thích đến tận ngày nay. Trong hai nhạc phẩm đầu tay được Cung Tiến sáng tác năm 1953 thì ca khúc “Hoài cảm” mang đến sự sửng sốt nhất cho giới một điệu. 

Ít ai có thể tin được những tâm sự chất chứa trong từng lời ca lại là của một cậu học trò chưa thành niên. Đáng nói, người nghe từ già tới trẻ đều đắm say, đều ăm ắp suy tư.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-hoai-cam-cua-cung-tien-6
Với nhạc sĩ Cung Tiến, “Hoài cảm” không phải là ca khúc đầu tay

Nói về hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Hoài cảm” thì không thể không nhắc đến những tháng gia đình nhạc sĩ Cung Tiến di cư từ Hà Nội vào Sài Gòn. Đó là năm 1952, gia đình quyết định chuyển vào Sài Gòn sinh sống, năm đó, Cung Tiến đang học trung học Nguyễn Trãi (Hà Nội) – nơi có bạn bè thân thiết, thần cô mến thương. 

Với một đứa trẻ đang lớn như Cung Tiến, chuyến đi nào cũng để lại những dư chấn cảm xúc huống hồ đây lại là một chuyến đi rất xa, vào tận miền Nam sinh sống. Những cảm xúc chất chứa, dồn nén bao ngày đã thai nghén thành đứa con tinh thần là ca khúc “Hoài cảm” và sau đó nữa là “Thu vàng”. Cả hai ca khúc đều được sáng tác năm 1953 khi Cung Tiến mới 15 tuổi, vừa tham gia vào lớp ký xướng âm của nhạc sĩ Thẩm Oánh và Chung Ngân. 

Mãi sau này khi được báo chí phỏng vấn, nhạc sĩ Cung  Tiến mới chia sẻ: Lời ca trong “Hoài cảm” bị ảnh hưởng một phần từ những bài thơ mà ông từng được học trong trường, đó là thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư… Những lời thơ này dần dà bước vào trong trí nhớ và trở thành xúc cảm để Cung Tiến viết lên những lời ca mang hơi hướng chiêm nghiệm cuộc đời mà khi nghe xong ai cũng nói, trưởng thành trước tuổi.

Hoài cảm – ca khúc hoàn toàn từ trí tưởng tượng

Với nhạc sĩ tài hoa Cung Tiến, “Hoài cảm” chưa bao giờ là tác phẩm đầu tay. Ông nhìn nhận “Hoài cảm” là nhạc phẩm không quá quan trọng và không quá có ý nghĩa với cuộc đời ông. Thế nhưng với những người ái mộ âm nhạc Cung Tiến thì họ lại có dòng suy nghĩ khác. Nhiều khán giả nghĩ, sự giản dị của ngôn từ, những thanh âm gần gũi với đời sống chính là thứ âm nhạc quyến luyến, sâu lắng và níu chân người nghe nhất. Và “Hoài cảm” đã làm điều đó rất thành công.

Chia sẻ về cơ duyên ra đời nhạc khúc này, nhạc sĩ Cung Tiến cho biết: “Hồi đó nghĩ gì mình đâu có biết, mấy chục năm rồi, đi học thì nghĩ lơ tơ mơ vậy. Tất nhiên bài đó không có một đối tượng nào cả – no object, hoàn toàn là trong tưởng tượng. Trong tưởng tượng, nhớ một người nọ, nhớ một người kia, nhớ một người yêu, nhớ một người bạn, hay là nhớ bất cứ ai. Nhớ là hồi đó tôi mới ở ngoài Bắc vào, năm 1952. Tôi đi sớm, tức là từ Hà Nội vào Sài Gòn sớm lắm. Lúc đi, nhớ tất cả những gì mà ở Hà Nội ghi vào ký ức mình, thì là có bản nhạc đó”.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-hoai-cam-cua-cung-tien-7
Hoài cảm là sản phẩm từ trí tưởng tượng của nhạc sĩ Cung Tiến

Chàng nhạc sĩ trẻ năm đó dựa vào những mảnh ghép ký ức mờ nhạt của mình để tạo nên tuyệt phẩm. Ấy là khi cậu bé Cung Tiến 14 – 15 tuổi trải qua biến cố đầu đời, rởi xa quê hương đầy ắp kỷ niệm để bước vào hành trình “vô Nam”, chuyển tới nơi xa lạ. Sự thay đổi đột ngột khiến Cung Tiến rơi vào nỗi nhớ quê da diết. 

Tóm lại, ca khúc “Hoài cảm” của Cung Tiến được sáng tác dựa trên trí tưởng tượng, ký ức về một thời ấu thơ êm đềm. Trong ca khúc, mỗi hình tượng, nhân vật đều từ trí tưởng tượng, không có gì là hiện thực ngoài nỗi nhớ quê hương da diết.

Giải mã những thanh âm xưa cũ đổ về từ tiềm thức trong “Hoài cảm”

“Chiều buồn len lén tâm tư” – câu hát mở đầu khiến người nghe như được bước vào một khung cảnh quen thuộc ở một góc phòng nào đó kê xung quanh là bàn học, sách, bút phất phơ theo gió. Đôi mắt cậu học trò phóng ra ngoài cửa sổ, những tâm tư về thời xưa cũ “len lén” ùa về. Đó là những thước phim quay chậm về Hà Nội xưa: “Mơ hồ nghe lá thu mưa. Dạt dào tựa những âm xưa. Thiết tha ngân lên lời xưa”. 

Thanh âm từ tiềm thức dội về đó là tiếng lá mùa thu rụng như mưa ở mùa đông xứ Bắc, của Hà Nội thương nhớ, thứ mà không thể kiếm tìm được ở Sài Gòn hoa lệ. Tiềm thức rung lên những nốt nhạc du dương của mùa thu Hà Nội khiến cậu học trò cảm thấy bản thân như lạc lõng giữa Sài Gòn.

“Quanh hiu về thấm không gian. Âm thầm như lấn vào hồn”, nỗi cô độc, hiu quanh từ từ xâm lấn tâm trí cậu học trò, giống như cây non bị nhổ khỏi đất mẹ, đưa đến trồng ở những mảnh đất xa lạ. Trong khoảnh khắc này, cậu đã cảm nhận được sự rạn nứt, sự chia ly.

Tâm sự chênh vênh, vụn vỡ ở tuổi 15 khiến cậu học trò không thể bày tỏ với bất kỳ ai. Và âm nhạc trở thành nơi giúp cậu bộc bạch tâm sự, giải tỏa nỗi lòng. Cậu đưa những ảo ảnh về “cố nhân” không tên, không mặt vào trong từng lời ca: “Buổi chiều chợt nhớ cố nhân. Sương buồn lắng qua hoàng hôn”.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-hoai-cam-cua-cung-tien


hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-hoai-cam-cua-cung-tien-0


hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-hoai-cam-cua-cung-tien-8

Cái khung cải hiu quanh ấy khiến cậu không thể kìm giữ: “Lòng cuồng điên vì nhớ. Ôi đâu người, đâu ân tình cũ? Chờ hoài trong mơ. Nhưng có bao giờ, thấy nhau lần nữa”. Những tâm tư của cậu học trò đã trút hết vào từng lời ca để rồi người nghe thấy được, đó là cậu bé giàu tình cảm, thủy chung nhưng cũng rất đa sầu đa cảm. Bởi đầu tiên cậu nhớ “người”, tiếp đến nhớ “ân tình cũ”, nữa nhớ bạn bè làng xóm… nhớ những con người Hà thành chất phác, giản dị. Cậu nhớ đến “lòng điên cuồng”, chỉ mong được gặp lại “cố nhân”.

Câu hát “Cố nhân xa rồi, có ai về lối xưa?”, giống như một lời gửi gắm, một lời khẩn cầu trong vô vọng… nhưng chan chứa yêu thương quê nhà.

Nếu để ý, độc giả có thể thấy gần như cả ca khúc đều được Cung Tiến vận dụng lối gieo vần linh hoạt của thể thơ lục bát (6 chữ). Đây là thể thơ rất được ưa chuộng vì dễ gieo vần, dễ thuộc. 

Cũng phải nói rằng, ở cái tuổi 15, Cung Tiến câu chữ của Cung Tiến rất bay bổng với những cảm xúc đang trào dâng trong lòng. Và cũng vì thế mà lời ca có đôi khi không đều một nhịp mà theo dòng cảm xúc của người viết, tựa như lớp sóng đêm dập dời lên xuống, lúc êm ả, lúc cuộn trào… 

Theo nhiều đánh giá, cái hay của ca khúc “Hoài cảm” là sự giản dị của lời ca ngay từ những câu hát đầu tiên cho đến những câu hát cuối cùng. Bất kỳ người nghe nào cũng có thể dễ dàng hiểu được, hòa quyện trong từng nốt nhạc có khi là trầm buồn nhưng cũng có lúc dữ dội, có khi lại hết sức thanh bình.

Cách mà nhạc khúc “Hoài cảm” được viết ra hết sức tự nhiên như hơi thở, như nhịp tim. Thứ làm nên “Hoài cảm” chính là thần thức âm nhạc của Cung Tiến mà ít người có được.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Hợp âm xem nhiều

01. Đàn sếu (Журавли) - Rasul Gamzatov

02. Thời gian tôi - Đức Trí

03. Khúc nhạc ngày xuân - Nhật Bằng

04. Thu lu - Lê Cát Trọng Lý

05. Sống cho nhau - Tuấn Hải

06. Tình thôi xót xa 2 (Kiếp phong ba – 千纸鹤) - Nhạc Hoa

07. Nỗi buồn Bidong - Lý Kiến Trung

08. Lời nào cho anh, lời nào cho em - Nguyễn Hoài Anh

09. Em mong được gặp anh trong cuộc đời này (Qī dài jīn shēng yǔ nǐ xiāng jiàn – 期待今生与你相见) - Nhạc Hoa

10. Khúc hát về nữ dân công hỏa tuyến - Trần Nam

11. Être ensemble - Nhạc Ngoại

12. Ám hương (Hương Thầm – àn xiāng – 暗香) - Nhạc Hoa

13. Fantasy - Leroy Skeete

14. Khoảng cách xa nhất - Trung Ngon

15. Nơi em chờ anh - Thảo Hồ

16. Trái tim ngục tù - Đức Huy

17. Tình ngăn đôi bờ 1 - Lê Minh

18. Chút lãng mạn - Dzoãn Bình

19. Nhớ em - Trần Thế Anh

20. Không thể buông bỏ tình yêu (Fàng bù xià dí qíng yuán – 放不下的情缘 - Nhạc Hoa

21. Yêu không dễ (Yêu không dễ OST) - Đỗ Thụy Khanh

22. Fly me to the moon - Bart Howard

23. Nâng ly cưới đi - Minh Tường

24. Ước gì anh chưa bao giờ yêu em - Trúc Hồ

25. Cán cân tình yêu - Phúc Khánh Hưng

26. Về đâu áo nâu ơi! - Trịnh Đình Nam

27. Trầm tư - Thông Vi Vu

28. Lời trái tim Việt Nam - Hoàng Bách

29. Thật khó nói lời chia tay - Phạm Khánh Hưng

30. Nhớ người lái đò - Phạm Bạch Trúc