Hoàn cảnh ra đời ca khúc Hai vì sao lạc: Hóa ra không phải kể về một câu chuyện tình yêu


VỀ CA KHÚC HAI VÌ SAO LẠC

  • Tên ca khúc: Hai vì sao lạc
  • Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu
  • Thể loại: Nhạc vàng
  • Năm ra đời: Trước 1975
  • Nằm trong album: TNCD435 – Nếu Anh Đừng Hẹn; TNCD602 – Nhịp Cầu Tri Âm; TNCD617 – Nếu Đời Không Có Anh; Thương Hoài… – Hoàng Lan, Kim Tuyến.
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Vũ, Thanh Tuyền và  Anh Khoa

Hai vì sao lạc và hoàn cảnh ra đời đầy bất ngờ

Trong số những ca khúc nổi tiếng của Anh Việt Thu không thể không nhắc đến “Hai vì sao lạc”. Ca khúc “Hai vì sao lạc” được đánh giá có giai điệu và lời ca hay, tình thứ. Bên cạnh đó có thêm chút hương vị lãng mạn của mùa Thu. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-hai-vi-sao-lac-cua-nhac-si-anh-viet-thu-8
Chân dung nhạc sĩ Anh Việt Thu

Thông thường, trong các ca khúc nhạc vàng, danh xưng phổ biến nhất là “anh và em” (đối với các bản tình ca tình yêu). Hoặc ít hơn có thể xưng “anh và tôi” trong các bài nhạc lính, khi hai người lính tâm sự với nhau. Nhưng ở “Hai vì sao lạc nhau”, Anh Việt Thu lại dùng “người và ta”: “Người về, người về đâu nhớ ta chăng…”.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-hai-vi-sao-lac-cua-nhac-si-anh-viet-thu-9
“Hai vì sao lạc” là ca khúc rất nổi tiếng của Anh Việt Thu

Điều này khiến nhiều người lầm tưởng đây là ca khúc về tình yêu. Anh Việt Thu viết về cuộc chia tay trong đêm không trăng của hai người đưa tiễn nhau. Nhưng thực tế, đây không phải một bản tình ca viết về tình yêu nam nữ. Vậy, ca khúc nào đang nhắc đến câu chuyện nào, nhân vật nào?

Ca khúc “Hai vì sao lạc” viết cho ai?

Từ khi ra đời cho đến nay, “Hai vì sao lạc” thường xuyên xuất hiện trong các chương trình âm nhạc lớn nhỏ trong và ngoài nước. Đặc biệt, trong chương trình “Chân dung cuộc sống mùa 3” (HTV1), danh ca Giao Linh đã chia sẻ những câu chuyện liên quan đến nhạc sĩ Anh Việt Thu. 

Danh ca Giao Linh chia sẻ, những năm 1970 của thế kỷ trước, bà từng được nhạc sĩ Anh Việt Thu giúp tập nhạc. Khi tập nhạc cho Giao Linh thì rất tâm huyết, giúp bà lấy hơi, nhả chữ và sửa từng câu hát. Trong mắt bà, “cha đẻ” của “Hai vì sao lạc” là người hiền lành, kín tiếng, ít nói.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-hai-vi-sao-lac-cua-nhac-si-anh-viet-thu-7
Danh ca Giao Linh từng thể hiện ca khúc “Hai vì sao lạc”

Danh ca Giao Linh cũng chia sẻ một câu chuyện liên quan đến ca khúc “Hai vì sao lạc”. Cụ thể, trong một lần đi biểu diễn, cha của nhạc sĩ Anh Việt Thu đã lên sân khấu gặp Giao Linh và nói: “Tôi có thể yêu cầu bài Hai vì sao lạc để nhớ đến con trai hay không?”. Khi đó, danh ca Giao Linh đã không ngần ngại nhận lời và trình diễn ca khúc này.

Cũng trong dịp đó, nhạc sĩ Phạm Minh Cảnh – bạn thân của nhạc sĩ Anh Việt Thu chia sẻ về hoàn cảnh sáng tác “Hai vì sao lạc”. Đây không phải là bài hát viết cho một người tình nào cả. Thực chất, đây là ca khúc viết về hai người em của nhạc sĩ Việt Thu: Huỳnh Hữu Phi Long và Huỳnh Hữu Phi Hùng. Năm đó, khi chứng kiến cảnh gia đình ly tán, người Bắc kẻ Nam, Anh Việt Thu đã không kìm được lòng mà sáng tác nên những lời ca đầy day dứt: “Người về, một mùa thu gió heo may/Về đâu có nhớ chăng những vì sao long lanh/Đưa tiễn người một đêm không trăng…”.

Giải mã những bí ẩn bên trong ca khúc “Hai vì sao lạc”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu có sinh quán ở Mỹ Tho, ông qua đời rất sớm khi mới 37 tuổi do bệnh tật. Vì vậy, hầu như không ai biết chính xác về hoàn cảnh sáng tác ca khúc của ông. Theo một số người bạn của Anh Việt Thu, thời trẻ, ông ở chung với một người bạn là thi sĩ Anh Phương (quê Sóc Trăng). Tình nghệ sĩ, tình đồng hương miền Tây đã gắn bó hai con người với nhau. Họ thân thiết như hình với bóng.

Một hôm nọ, gia đình đã gọi Anh Phương về quê để sinh sống và làm việc. Trong mấy ngày cuối tuần trước khi chia tay, hai người thường dẫn nhau đi chơi, tâm sự rất khuya mới về. Không biết sự tâm đắc và mật thiết giữa hai còn người như thế nào mà cả hai lại nghĩ rằng: “Hai người có lẽ là hai vì sao trên trời bị lạc xuống trần gian và vô tình gặp nhau”. Sau khi chia tay bạn thân, Anh Việt Thu đã sáng tác “Hai vì sao lạc” để tặng bạn. Nhạc sĩ ví mình và bạn như hai vì sao lạc nhau trên đường đời.

Nhưng lại có câu chuyện khác như đã chia sẻ ở bên trên, nhạc sĩ Anh Việt Thu sáng tác ca khúc “Hai vì sao lạc” sau khi hai người em chia xa người Bắc kẻ Nam. Không ai có thể ngờ được, đó là buổi gặp nhau cuối cùng, vì chỉ hơn 1 tháng trước khi kết thúc cuộc chiến thì nhạc sĩ Anh Việt Thu qua đời (15/3/1975). 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-hai-vi-sao-lac-cua-nhac-si-anh-viet-thu


hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-hai-vi-sao-lac-cua-nhac-si-anh-viet-thu-0

“Người về, một mùa thu gió heo may. Về đâu có nhớ chăng những vì sao long lanh. Đưa tiễn người một đêm không trăng. Nói sao nên lời, lòng buồn như chiều rơi. Như trong đêm khuya những bước qua thềm gợi niềm nhớ vô vàng”. 

Cuộc từ ly diễn ra trong đêm khuya thanh vắng, không trăng, chỉ có những vì sao trên trời, tự như những giọt lệ chực chờ rớt xuống. Tùng chiếc lá cuối thu khẽ khàng rơi, lao xao những nối buồng, bâng khuâng, bịn rịn. Thời gian, không gian, cảnh vật như ngưng lại, tê lặng trong khoảnh khắc chia ly. 

“Người về, đường đi kết gió trăng sao. Người đi có biết chăng trong chiều nay bơ vơ. Nghe lá thu vàng rơi bâng khuâng. Bước chân ai về chừng thời gian ngừng trôi. Như quên đêm khuya để gió sương thêu thùa thầm làm ướt áo vai gầy”.

Câu hát “để gió sương thêu thùa thầm làm ướt áo vai gầy” với hai chữ “thêu thùa” vô cùng đắt giá và thi vị. Ấy vậy mà sau này có không ít ca sĩ hát nhầm thành “gió xuôi theo màu thầm làm ướt áo vai gầy”. Việc này đã làm mất đi chất thơ tuyệt mỹ của ca khúc.

“Người về chiều mưa hay nắng. Sao để khói làm chiều như se trùng màu không gian. Người về dòng sông thương nhớ. Để bến vắng con đò buồn mong người, người hay chăng?”.

“Người về” – hai chữ ấy được lặp đi lặp lại như mơ hồ, hư hư thực thực. Bởi người ở lại vẫn chưa thể chấp nhận được câu chuyện chia ly này. Dòng tâm sự trùng xuống, thê lương được khắc họa ấn tượng bằng một loạt hình ảnh, màu sắc đặc biệt của hoàng hôn: “Lòng buồn như chiều rơi”, “Sao để khói lam chiều như se trùng màu không gian”. 

“Người là vì sao nhỏ bé. Ta mãi ước cho lòng làm bầu trời xanh xanh. người về lòng ta thương nhớ. Ta khẽ hỏi đưa người về hay thầm người đưa ta”. 

Những lời ca bay bổng, thắm thiết kéo người nghe chìm vào dòng chảy tâm trạng của người nghệ sĩ. Trong ước mơ phiêu bồng như vừa chợt vụt lên “người là vì sao nhỏ bé, ta mãi ước cho lòng làm bầu trời xanh xanh”. Giữa màu vàng u uẩn của bầu không gian, nhạc sĩ khéo léo điểm xuyến chút màu trời xanh xanh khiến bức tranh chia ly trở nên có hi vọng, bớt màu u ám hơn.

Có thể xem “Hai vì sao lạc” là một trong những ca khúc nhạc vàng có lời ca đẹp và thi vị nhất trong âm nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Anh Việt Thu đã thêu hoa dệt gấm bằng những từ ngữ đầy chất thơ, biến ca khúc trở thành bức tranh tuyệt mỹ. 

Anh Việt Thu (tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, 1939 – 1975) là nhạc sĩ nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ông bước chân vào sự nghiệp sáng tác từ rất sớm. Năm 1956, Anh Việt Thu đã có các tác phẩm đầu tay như Giòng An Giang, Đẹp Bạc Liêu… 

Là một nhạc sĩ được đào tạo bài bản, tốt nghiệp khóa đầu tiên của trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn, gia tài âm nhạc của Anh Việt Thu sẽ còn lớn lao hơn nữa nếu như ông không vắn số đột ngột qua đời vào năm 1975 do bạo bệnh. 

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn từng nhận xét rằng, nhạc sĩ Anh Việt Thu đã sáng tác âm nhạc bằng tâm hồn đôn hậu của người miền Nam, ít cầu kỳ, cả trong giai điệu lẫn ca từ. Có lẽ vì vậy mà nhạc của Anh Việt Thu dễ đi vào lòng người, nhanh chóng được đón nhận. 



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...