Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Còn yêu em mãi”: Niềm hi vọng trong tận cùng nỗi tuyệt vọng


VỀ CA KHÚC “CÒN YÊU EM MÃI”

  • Tên ca khúc: Còn yêu em mãi
  • Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Trung Cang
  • Thể loại: Nhạc trẻ
  • Năm ra đời: Trước năm 1985
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu:  Lưu Bích – Tô Chấn Phong

Ca khúc “Còn yêu em mãi” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang là một thành viên nòng cốt của ban nhạc Phượng Hoàng (ban nhạc trẻ nổi danh Sài Gòn trước 1975). Ông cũng là tác giả của rất nhiều ca khúc để đời như: Thương nhau ngày mưa, Bước tình hồng, Mặt trời đen, Phiên khúc mùa đông, Kho tàng của chúng ta… Và không thể không nhắc đến ca khúc “Còn yêu em mãi”.

Ca khúc “Còn yêu em mãi” được nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang sáng tác trong khoảng thời gian ông đang ở chốn lao tù. Bài hát này được dành để tặng người vợ tào khang của ông – người mà ông yêu nhất cuộc đời này. 

Đến nay vẫn không biết chính xác thời gian ra đời của ca khúc này. Chỉ biết rằng, vài tháng trước khi mất, ông thấy mình quá kiệt sức, không thể sống đến ngày đoàn viên cùng người vợ ngày đêm mong nhớ nên đã gửi hết nỗi lòng vào từng lời ca.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-con-yeu-em-mai-cua-nguyen-trung-cang-7
“Còn yêu em mãi” được sáng tác khi nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đang chịu cảnh tù tội

Theo một số nguồn tin khác nhau, nhạc sĩ Lê Hựu Hà – người bạn thân, người đồng nghiệp trong ban nhạc Phượng Hoàng đã cầm bản phổ ca khúc “Còn yêu em mãi” sang hải ngoại để trao tận tay người vợ tào khang của Nguyễn Trung Cang.

Vào năm 2016, trong đêm nhạc Sol Vàng tháng 10 với chủ đề “Bước tình hồng”, chị Nguyễn Ngọc Kim Thi – con gái của cố nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã chia sẻ những kỷ niệm về bố mình, trong đó có nhắc đến hoàn cảnh ra đời ca khúc “Còn yêu em mãi”.

Chị Kim Thi tâm sự, ca khúc “Còn yêu em mãi” là sản phẩm cuối cùng của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang viết tặng người vợ yêu quý. Bài hát được viết khi ông còn khỏe mạnh, nhưng với nhiều sự cảm về cái chết ít lâu sau đó. 

Cũng theo chị Km Thi, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang mất tại nhà, phần vì cơ thể yếu, phần vì bệnh hen suyễn. Ông mất bên cạnh gia đình chứ không phải ở nơi khác.

Theo những thông tin mà Amnhac.net thu thập được, hoàn cảnh ra đời cũng như những câu chuyện cuối đời của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang vẫn còn khá nhiều bí ẩn. Hiện chưa có một thông tin chính thức nào. Tất cả những gì cũng cấp đến cho độc giả yêu nhạc Nguyễn Trung Cang đều là thông tin tổng hợp qua lời kể của những người thân cận bên cạnh cố nhạc sĩ.

Ca khúc “Còn yêu em mãi” – niềm hi vọng trong tận cùng nỗi tuyệt vọng

Công chúng yêu nhạc nhiều thế hệ đều có một nhận xét chung, âm nhạc của Nguyễn Trung Cang (hoặc âm nhạc viết chung với Lê Hựu Hà khi còn hoạt động trong ban nhạc Phượng Hoàng) đều là những nét nhạc và lời ca bi quang. Nhưng nếu nhìn sâu hơn, thì đây là nhận xét hơi bi quan, bởi sự bi quan không phải là không có nhưng sâu bên trong vẫn tìm thấy sự lạc quan, mà nhạc phẩm “Còn mãi yêu em” là một minh chứng.

Giữa chốn rừng sâu cô quặng, nhạc sĩ vẫn biên đầy trang thư gửi về cho người vợ dấu yêu. Và ngay cả khi sức khỏe đã suy kiệt nhất, đôi cánh “phượng hoàng” tung bay ngang dọc năm nào đã mỏi cánh vẫn có thể gắng gượng dệt nên những lời ca ân tình trong nhạc phẩm “Còn yêu em mãi”… Như vậy đã đủ thấy, bên trong lớp vỏ bọc của sự bi quan chính là sự lạc quan tin, tình yêu son sắc và những mon mỏi của người nhạc sĩ tài hoan yểu mệnh. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-con-yeu-em-mai-cua-nguyen-trung-cang-0
Ca khúc “Còn yêu em mãi”

Về phần giai điệu, “Còn yêu em mãi” không quá vui tươi nhưng cũng đủ để người nghe cảm thấy được khát khai của tác giả về ngày tương phùng; niềm tin mãnh liệt vào tình yêu: 

“Này em hỡi, 

ta mơ ngày sẽ tới, 

khi tương phùng, 

em khóc cho niềm vui vì hạnh phúc. 

Ngọt hay đắng, 

trong cuộc đời mưa nắng, 

ta luôn cười trong giấc mơ hạnh phúc xưa tuyệt vời…”.

Thế nhưng cuộc đời đâu như giấc mơ hồng. Và điều này đã được nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang dự báo trong những câu cuối của nhạc phẩm:

“Dù biết cách xa với đời, 

dù biết thủy chung chẳng rời, 

mà vẫn xót xa tháng ngày, 

chờ ta chi nữa em ơi, 

còn đâu giây phút tuyệt vời”.

Ca khúc “Còn yêu em mãi”  đã làm nên tên tuổi của cặp song ca nào?

Ca khúc “Còn yêu em mãi” đã đưa Lưu Bích – Tô Chấn Phong trở thành cặp song ca hải ngoại được yêu thích nhất trong thập niên 90. Ca khúc là lời tự sự không thể chân thành hơn được truyền tải qua giọng ca ngọt ngào của Lưu Bích và đầy trầm ấm của Tô Chấn Phong khiến người nghe vô cuốn vào chuyện tình tuy có bi mà cũng có ánh sáng hướng về tương lai…



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-con-yeu-em-mai-cua-nguyen-trung-cang
Cặp song ca Lưu Bích – Tô Chấn Phong

Cảm giác nồng nàn, ấm áp xuyên suốt ca khúc đã làm người ta quên đi nỗi u uẩn, mệt mỏi trong tận cùng sâu xa của bài hát:

“Dù có cách xa mỏi mòn, 

mà những yêu dấu còn mãi.

Sưởi ấm xác thân héo gầy,

tình yêu như gió đem mây,

gọi mưa giăng kín khung trời…”.

Cùng với tuyệt phẩm “Còn yêu em mãi”, Nguyễn Trung Cang còn một ca khúc nữa cũng lấy đi nhiều nước mắt của hàng triệu khán giả, đó là “Dạ khúc”. “Dạ khúc” ít được hát hơn nhưng vẫn có chỗ đứng nhất định tỏng lòng công chúng nhiều thế hệ.

Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang (1947 – 1985) sinh tạ Long Thành, Đồng Nai. Ông được xem là một trong những lớp nghệ sĩ trẻ tiên phong ở Việt Nam. Ông cùng với Lê Hựu Hà, Nam Lộc, Elvis Phương… đã thành lập ban nhạc Phượng Hoàng nổi tiếng. 

Nguyễn Trung Cang đã cùng người bạn thân Lê Hựu Hà sáng tác rất nhiều nhạc phẩm cho ban nhạc Phượng Hoàng. Đó là nét nhạc của sự bi quan, chất chứa sự thở than trước nhân tình thế thái. Nhưng sâu bên trong vẫn nhìn thấy sự lạc quan, hướng tới tương lai tươi sáng.

Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang được đánh giá là người tài hoa bạc mệnh. Cho đến nay, cái chết của ông vẫn là ẩn số đối với bạn bè và giới mộ đạo say mê âm nhạc. 



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...