“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu


VỀ CA KHÚC”MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM”

  • Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em
  • Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu
  • Thể loại: Nhạc xuân
  • Năm ra đời: 1968
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Khánh Lâm

Ca khúc “Mùa xuân đó có em” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Nhạc sĩ Anh Việt Thu là một ngôi sao sáng của nền tân nhạc Việt Nam. Ông sáng tác từ rất sớm, khi mới 23 tuổi, ông đã có những nhạc phẩm rất hay như: “Giòng An Giang”, “Đẹp Bạc Liêu”… Dù chỉ ở lại trên dương thế 36 năm nhưng ông đã sáng tác hơn 200 bài hát. 

Trong nhóm những sáng tác tiêu biểu của Anh Việt Thu, không thể không nhắc đến ca khúc “Mùa xuân đó có em”. Đây là ca khúc dạt dào tình cảm lứa đôi, nói thay tâm trạng và tình cảm của những người xa quê, luôn lo âu không biết rằng có kịp trở về để vui vầy đón Tết bên gia đình, người thương hay không?



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-mua-xuan-do-co-em-cua-nhac-si-anh-viet-thu-5
Nhạc sĩ Anh Việt Thu

Ca khúc “Mùa xuân đó có em” được nhạc sĩ Anh Việt Thu sáng tác vào đầu năm 1969. Về địa điểm sáng tác, ở trên tờ nhạc (bên dưới tiêu đề ca khúc), Anh Việt Thu có viết: “Viết trên đồng thép gió Phú Thọ, mùa xuân ngủ muộn năm sáu mươi chín, trời thấp và mây đùn quanh tháp cổ”.

Về hoàn cảnh ra đời, theo anh Huỳnh Hữu Việt Bằng (con trai trưởng của nhạc sĩ Anh Việt Thu) chia sẻ: Ca khúc này được cố nhạc sĩ sáng tác vào mùa xuân năm 1969, trong lúc đang công tác ở đài phát tín quân đội bên Phú Thọ. Tưởng rằng ông đã không kịp về đón giao thừa cùng gia đình, và lúc ấy ông đã ngồi nhớ về mùa xuân năm cũ năm 1965 khi ông nên duyên cùng vợ vào những ngày xuân như vậy. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-mua-xuan-do-co-em-cua-nhac-si-anh-viet-thu-6
Về “Mùa xuân đó có em”

Thật may mắn, ông đã kịp về nhà bên vợ con vào những ngày cuối năm để sum họp đón Tết. Và khi ngồi ở bên bàn làm việc song cửa sổ nhìn ra những tia nắng vàng lưa thưa chiều 30 Tết đã gợi cảm hứng cho ông sáng tác “Mùa xuân đó có em”.

Lúc sinh thời, nhạc sĩ Anh Việt Thu cũng từng chia sẻ về ca khúc này như sau: “… Là bài tình ca mang bóng dáng những khuôn mặt người yêu và bạn bè. Là những bài hát đã viết trong suốt quãng đời tuổi trẻ xem như những đóa hoa cỏ dại rải rác bên đường…”. 

“Mùa xuân đó có em” và nỗi khắc khoải “Nếu chiều nay lỡ hẹn không về…” 

Trong hàng trăm nhạc phẩm xuân nổi tiếng đã được sáng tác hơn nửa thế kỷ qua, người nghe nhạc vàng vẫn còn nhớ đến và yêu mến “Mùa xuân đó có em” của Anh Việt Thu với câu hát:

“Nếu chiều nay lỡ hẹn không về,

Thì xuân năm nay xuân sẽ buồn,

Sẽ buồn hơn mấy cội mai già,

Mà mùa xuân quên mặc áo mới”

Mùa xuân vốn là mùa của yêu thương đoàn tụ, mùa sum họp gia đình. Dẫu ai có đi xa cũng cố gắng sắp xếp về với gia đình trong khoảnh khắc giao mùa. Nhưng nếu lỡ hẹn không về được thì xuân sẽ trở thành vô nghĩa, sẽ buồn hơn mấy cội mai già mà mùa xuân quên mặc áo mới.

“Hẹn hò xa xưa còn nguyên tất cả,

Dành cho em tình yêu rất lạ,

Dù sao anh cũng về, mộng xuân đã chín đỏ

Bàn tay nâng niu hoa cúc, bàn tay hiu hắt giọt lệ đầy”

Dẫu chiều nay lỡ hẹn không về nhưng tình yêu dành cho người con gái nơi quê nhà vẫn vẹn nguyên. Tình yêu không chỉ tràn đầy mà còn “dành cho em tình yêu rất lạ”. Đó là tình yêu luôn mới mẻ của người phương xa gửi về.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-mua-xuan-do-co-em-cua-nhac-si-anh-viet-thu-7
Ca khúc “Mùa xuân đó có em”

Người con trai ấy còn không quên hẹn ước sẽ về khi “mộng xuân đã chín” và ước mơ bàn tay được nâng niu hoa cúc, nâng niu mùa xuân hạnh phúc lứa đôi tròn đầy trong giọt lệ vui mừng hội ngộ.

“Em có nghe trời vào xuân chưa,

Bên song từng giọt nắng vàng chợt lưa thưa”

Lời nhạc như thay lời tỏ tình mà người gửi đến nhau, vạn vật đang tưng bừng đón xuân về với bao cảnh sắc tươi đẹp. Và khi tình yêu bên cạnh thì mùa xuân rộn rã hon, khi người yêu kề cận một bên thì xuân thêm đẹp vô cùng. Đó là mùa xuân yêu thương dạt dào với ngàn hoa khoe khắc ngoài đời, thơm ngát hương trong lòng đôi lứa mong chờ mùa xuân bên nhau:

“Và mùa xuân đó có em thì xuân đẹp nhất

ANh không biết xuân về lúc nào

Lời tỏ tình đong đưa theo gió,

Mình thương nhau mấy tuổi xuân về”.

Mùa xuân đó có em, nên anh xôn xao lòng ngập tràn hạnh phúc “không biết mùa xuân về lúc nào”. Lời nhạc diễn tả trọn vẹn tâm trạng của người đang yêu, say đắm với tình yêu và khát khao được trở về. Để rồi lại bâng khuâng tự hỏi “mình thương nhau mấy tuổi xuân rồi” và mùa xuân nào có em cũng là mùa đẹp nhất.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...

Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
[ad_1] Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội...

“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
[ad_1] CA KHÚC "TRẢ LẠI THOÁNG MÂY BAY” Tên các khúc: Trả lại thoáng mây bay  Nhạc sĩ: Hoàng Thanh Tâm Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
[ad_1] CA KHÚC "HOA SỨ NHÀ NÀNG" Sáng tác: Hoàng Phương, Hoài Nam Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Năm phát hành: 1972 Ca sĩ...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lý giải ý nghĩa câu hát “Nào ngờ em sang ngang khi xuân chưa tàn…”
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lý giải ý nghĩa câu hát “Nào ngờ em sang ngang khi xuân chưa tàn…”
[ad_1] VỀ CA KHÚC "ĐƯỜNG VỀ LỐI CŨ" Tên ca khúc: Đường về lối cũ Nhạc sĩ sáng tác: Hoàng Thi Thơ Năm ra đời: 1958 Thể loại: Nhạc quê...

Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
[ad_1] Nếu làng tân nhạc có nhiều danh ca có nghệ danh bắt đầu bằng chữ Minh như Minh Đỗ, Minh Diệu, Minh Trang, Minh Tần; thì lĩnh vực cải...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Học sinh hành khúc” gắn liền với phong trào “Trả Ơn” ở thập niên 1950
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Học sinh hành khúc” gắn liền với phong trào “Trả Ơn” ở thập niên 1950
[ad_1] VỀ CA KHÚC "HỌC SINH HÀNH KHÚC" Tên ca khúc: Học sinh hành khúc Nhạc sĩ sáng tác: Lê Thương Năm ra đời: Thập niên 1950 "Học sinh là...