Niềm dự cảm về cuộc đời đầy biến cố của nhạc sĩ Lam Phương qua ca khúc “Xin thời gian qua mau”


CA KHÚC “XIN THỜI GIAN QUA MAU”

  • Tên các khúc: Xin thời gian qua mau

  • Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương

  • Năm phát thành: thập niên 1960

  • Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Dạ Hương, Thanh Thúy, Hoàng Oanh

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Xin thời gian qua mau”

Bài hát “Xin thời gian qua mau” được nhạc sĩ Lam Phương sáng tác vào thập niên 1960 và nổi tiếng qua tiếng hát của Dạ Hương, Thanh Thúy và Hoàng Oanh. Sau này, khi nghe Hoàng Oanh hát ở hải ngoại, nhiều người lầm tưởng rằng ca khúc này được Lam Phương viết sau năm 1975, bởi phần ca từ trong bài như gieo vào hồn người những hoài vọng thiết tha về cố hương với nỗi niềm thương nhớ quê nhà không nguôi.

Khi sáng tác bài hát này, ở phần lời đề tặng trên tờ nhạc có ghi là: “Viết cho T. những ngày nhớ em”. Không ai rõ T. trong bài hát là người đẹp nào mà để lại cho người nhạc sĩ tài hoa vết thương lòng sâu sắc đến vậy.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-xin-thoi-gian-qua-mau-cua-nhac-si-lam-phuong-2


hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-xin-thoi-gian-qua-mau-cua-nhac-si-lam-phuong-1

Có một điều đặc biệt ở ca khúc “Xin thời gian qua mau” đó là phần lời nhạc như vận đúng vào cuộc đời của người nhạc sĩ. Lúc sáng tác ca khúc này, Lam Phương đang ở thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp, với đầy đủ tiền tài, danh vọng. Mấy ai nghĩ rằng, trong khung cảnh ấy ông lại viết ra lời lời ca đầy u uất, suy tư đến vậy. Để rồi 30 năm sau, những lời ca ấy như được ông viết cho hoàn cảnh của chính mình khi lâm vào bạo bệnh, liệt gần nửa người, cả ngày chỉ quanh quẩn trong bốn góc phòng, cô đơn lạnh lẽo, ngày qua ngày “cố đếm thời gian qua thật nhanh” .

Đó là một dự cảm về tương lai hay âm nhạc đã vận vào cuộc đời của người nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh?

Đôi lời bình bẩm về ca khúc “Xin thời gian qua mau”

Buồn nào hơn đêm nay

Buồn nào hơn đêm nay

Khi ngoài kia bão tố đầy trời

Từng cánh lá cuốn gió

Rơi vào lòng đêm thâu

Thương thầm mối tình ngâu

Bài hát được nhạc sĩ Lam Phương lấy bối cảnh là một đêm mưa buồn, khi không gian xung quanh lạnh vắng, lòng người cũng trở nên hoang vu, trống trãi. Đó là một đêm buồn, buồn hơn tất thảy mọi đêm, bởi ngoài kia bão tố đầy trời, từng cánh lá bị gió cuốn bay như kiếp tha hương xa nhà bị cuốn trôi vào dòng đời giông bão. Trong nỗi cô đơn bần thần ấy, kẻ ly hương chợt nhớ đến mối tình buồn vào một ngày mưa ngâu tháng 7 nơi quê nhà.

Ngày về ôi xa quá

Cánh nhạn còn miệt mài

Trong nắng hồng mê say

Lạc bầy chim chíu chít

Hai phương trời cách biệt

Đêm chờ và đêm mong

Dù “cánh nhạn” vẫn miệt mài tha hương, bay hoài bay mãi nơi phương trời riêng của mình. Dù mải mê “trong nắng hồng mê say”, thì cánh nhạn ấy vẫn chỉ là cánh chim lạc bầy, mãi thương nhớ về nguồn cội của mình. Nhớ về nơi quê hương xa xôi, nhớ cả bóng hình “nàng mưa ngâu”. Từng đêm mong nhớ, từng đêm đợi chờ, nỗi lòng da diết ấy như câu ca dao của ông bà ngày xưa: “Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội. Người xa người tội lắm người ơi”.

Ta đã quen, quen từng hơi thở

Quen tiếng cười và sóng mát đưa tin

Tám mùa đông cây rừng khô trụi lá

Chưa bao giờ một phút sống xa nhau

Đã từng quen nhau, từng có khoảng thời gian mặn nồng, xem nhau như hơi thở, chưa từng có một phút xa nhau. Ấy vậy mà 8 năm qua, ta lại chẳng thể gặp nhau. Tám năm dài đằng đẵng mong nhớ nhau, khiến cây rừng cũng buồn khô trụi lá.

Thương những đêm trăng tà soi xóm vắng

Đưa em về anh viết thành bài ca

Thương những khi trưa hè nghiêng nắng đổ

Hắt hiu buồn tiếng vọng nhè nhẹ đưa

Ở nơi phương trời xa xôi, nhớ về những kỷ niệm tình yêu ngày xưa cũ, những đêm trăng tà soi xóm vắng, hai đứa cùng dạo bước bên nhau, hay những khi trưa hè nghiêng đổ nắng, bóng em bên cạnh nhẹ nhàng thướt tha. Dù buồn vui cuộc đời ta vẫn có nhau, góp mặt thành lời ca tiếng hát, nhè nhẹ đưa vào lòng.

Buồn nào hơn đêm nay

Buồn nào hơn đêm nay

Khi tình xuân đã úa bụi đời

Nhiều lúc muốn trách móc

Hay giận hờn vu vơ

Chỉ làm phí ngày thơ

Nhưng rồi khung cảnh thực tại lại hiện ra, ta nhận rằng mình đã xa em thật rồi. Buồn nào hơn đêm nay khi thời gian thì cứ qua đi, em cũng dần xa anh mãi, đường đời đôi ngã ngăn cách tình ta. Đôi khi cũng muốn nói lời trách móc, giận hờn nhưng rồi lại thôi bởi ta biết dù có than vãn, trách hờn thì cũng chỉ lãng phí thời gian, bởi số phận cuộc đời đã an bài như thế.

Dù rằng sau mưa bão

Gió hiền hòa lại về

Vẫn thấy lòng hoang vu

Cuộc đời là hư vô

Bôn ba chi xứ người

Khi mình còn đôi tay

Điều mong ước duy nhất là lúc là xin thời gian qua mau, để sau cơn giông bão, gió hiền hòa lại về. Cuộc đời này vốn dĩ chỉ là hư vô, có mà như không, tan rồi lại hợp. Biết là như thế mà sao ta vẫn mãi bôn ba nơi xứ người để rồi mang nặng nỗi sầu ly hương?



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...