Ca khúc “Một mình” của Lam Phương: Lời tiên tri vận vào đời nhạc sĩ


CA KHÚC “MỘT MÌNH”

  • Tên các khúc: Một mình

  • Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương

  • Năm phát thành: 1990

  • Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Họa Mi, Ý lan,…

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Một mình”

Nhạc sĩ Lam Phương sáng tác ca khúc “Một mình” vào năm 1990, lúc này ông vẫn có “hai mình”, vẫn đang ngây ngất hạnh phúc với cuộc hôn nhân thứ 2 cùng người đẹp Cẩm Hường. Thế nhưng, trong lòng người nhạc sĩ tài hoa vẫn mang một tâm tư buồn man mác, khiến ông phải đặt bút viết lên những lời ca u sầu “Sớm mai thức giấc nhìn quanh một mình…”. Để rồi những lời ca ấy như những dòng tiên tri, vận vào số phận cuộc đời nhạc sĩ Lam Phương.

Sau này khi chiêm nghiệm lại, chính bản thân nhạc sĩ Lam Phương cũng không nghĩ rằng bài hát “Một mình” lại trùng khớp với lời tiên toán của một người phụ nữ lớn tuổi sống bằng nghề coi bói trên bờ sông Seine. Ông kể: “Khi đang đi dạo trên bờ sông Seine, tôi nhìn thấy một bà kia ngồi cạnh gốc cây. Bà ngồi đó với những lá bài tây và quả cầu thủy tinh. Lúc tôi đi ngang qua thì bà cụ gọi lại và nói sẽ coi vận mệnh cho tôi. Tôi vốn là người không tin vào chuyện bói toán nhưng vì nể nang nên ngồi lại. Bà ấy coi mấy lá bài tây xong rồi nói tôi đứng lên đi lại cho bà coi thử. Sau khi nhìn tướng tôi xong thì bà cụ ấy nói một câu như thế này: Tôi nói câu này anh đừng buồn nhé, tướng của anh về sau khổ lắm, anh sẽ phải sống một mình”.

Đúng là số phận luôn thử thách người nhạc sĩ tài hoa, đa sầu đa cảm. Đến năm 1999, sau khi chia tay Cẩm Hường ở Pháp để về Mỹ sinh sống thì nhạc sĩ Lam Phương bị tai biến dẫn đến liệt nửa người, phải dùng xe lăn để di chuyển. Kể từ đó cho tới giây phút cuối cùng của cuộc đời, ông phải sống trong bệnh tật và không có lấy một người kề cạnh sẻ chia.

Đôi lời bình phẩm ca khúc “Một mình”

Tương tự như hầu hết các ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Lam Phương, nhạc phẩm “Một mình” không mang triết lý gì quá sâu sa để người nghe cảm thấy khó hiểu, khó cảm. Bài hát được người nhạc sĩ đa đoan viết bằng một cảm xúc chân thành và nỗi buồn được hiện hữu rõ nét qua lời nhạc được chăm chút, kỹ lưỡng.

Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình

Ngoài hiên nắng lóe, đàn chim giật mình

Biết lời tỏ tình, đã có người nghe

Ngay từ những nốt nhạc, những lời hát đầu tiên Lam Phương đã đưa người nghe vào một không gian rực rỡ sắc màu nhưng lại tràn ngập sự cô độc. Khi nắng chiếu ngoài hiên, đàn chim đang hót, cảnh sớm mai đẹp như vậy nhưng bên cạnh lại chẳng có người kề cạnh để sẽ chia.

Nắng xuyên qua lá, hạt sương lìa cành

Đời mong manh quá, kể chi chuyện mình

Nắng buồn cuộc tình, bỗng tắt bình minh



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-mot-minh-cua-nhac-si-lam-phuong (1)

“Nắng xuyên qua lá” một khung cảnh rất đời thường, bình dị nhưng qua nét nhạc của Lam Phương, nó bỗng trở nên thi vị và buồn gấp vạn lần. Nỗi buồn đó còn được tô điểm thêm bở cuộc tình mỏng manh trong quá khứ. Nghĩ đến chuyện tình buồn, ánh nắng bình minh cũng chợt âm u hoang vắng, bởi “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Đường xưa quen lối, tình dối người mang

Tình duyên trăm mối, một kiếp đa đoan

Cố tìm tình chồng chất ngổn ngang

Còn bao lâu nữa khi ta bạc đầu

Tình cờ gặp nhau, ngỡ ngàng nhìn nhau

Để rồi còn gì nữa cho nhau

Những lời hát sầu thảm ấy cất lên, có lẽ chính Lam Phương cũng không ngờ rằng nó lại vận vào cuộc đời mình sau này. Vốn là một nhạc sĩ đào hoa, phong tình thế mà đến cuối đời lại ôm “một kiếp đa đoan”, cô đơn, không người kề cạnh.

Sáng trưa khuya tối, nhìn quanh một mình

Đường quen không tới, tìm nhau ngại ngùng

Chỉ vì đời mình, chưa có bình minh

Trải qua 3 cuộc hôn nhân, ấy vậy mà những ngày tháng cuối đời, bên cạnh nhạc sĩ Lam Phương chỉ có duy nhất cô em gái chăm sóc. Dù là có bạn bè, người thân bên cạnh nhưng với tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, ông lúc nào cảm thấy thấy mình có một mình, lẻ loi, đơn độc. Chính Lam Phương đã từng tâm sự rằng, cuộc đời ông vào những năm cuối đời sáng trưa khuya tối chỉ có quanh quẩn trong 4 góc phòng. Tuổi cao không ngủ được, thế là buổi sáng dậy thật sớm để ngắm nhìn bình minh, rồi nghe đi nghe lại những bản nhạc của chính mình, sau đó lại coi tivi đến trưa, cố đếm thời gian trôi qua thật nhanh, để tối đến lại trằn trọc với nỗi niềm xa xứ, nhớ quê.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
[ad_1] CA KHÚC "UỐNG NƯỚC BÊN BỜ SUỐI” Tên các khúc: Uống nước bên bờ suối Nhạc sĩ: Lê Uyên Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Thu, hát cho người”: Nhạc phẩm lừng danh ra đời trong một giây xuất thần
“Thu, hát cho người”: Nhạc phẩm lừng danh ra đời trong một giây xuất thần
[ad_1] VỀ CA KHÚC "THU, HÁT CHO NGƯỜI" Tên ca khúc: Thu hát cho người Nhạc sĩ sáng tác: Vũ Đức Sao Biển Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Hợp âm xem nhiều

01. Về bên Chúa - Phùng Minh Mẫn

02. Mưa đêm - Thanh Liêm

03. Tự khúc yêu - Trương Văn Thi

04. Đôi mắt huyền - Thông Đạt

05. Bản tình buồn - Lê Quang Ngọc

06. Trái tim yêu (Đừng sợ rằng anh sẽ buồn – Bié pà wǒ shāng xīn – 别怕我伤心) - Nhạc Hoa

07. Lạc chiều phố lạnh - Nguyễn Quốc Học

08. Bé thật là ngoan - Hoài An (trẻ)

09. Thiên lý bên đời vẫn ngát hương - Thanh Trang

10. Đường tình biệt ly - Lâm Anh Hải

11. Thương người vô tâm - Phạm Sắc Lệnh

12. Toán Lý Hóa - Trịnh Thăng Bình

13. Ba nén nhang trầm - Trần Minh Hoàng

14. Duyên dáng quê tôi - Minh Trang

15. Liên khúc nhạc Pháp trữ tình - Various

16. Yêu để trở thành người xấu (Em là của em OST) - Trịnh Thăng Bình

17. Chạy qua bao con phố - Trương Thảo Nhi

18. Tiếc nuối - Võ Mạnh Hiền

19. Nhớ mùa hoa tím - Mạnh Phát

20. Lời xin lỗi muộn màng - Tống Gia Vỹ

21. Hạt cát thời gian - Trần Anh Khôi

22. Bạn hay bè - Nguyễn Phúc Long

23. Sắc hoa Xuân - Nam Vĩnh

24. Liên khúc Paris by night top hits (PBN 96) - Various

25. Nửa đường thế giới (én jiān bàn tú – 人間半途) - Nhạc Hoa

26. Bé khỏe bé ngoan - Nguyễn Văn Hiên

27. Những mong muốn quên em - Ngô Tín

28. Tình yêu thầm kín - Nhạc Ngoại

29. Nếu anh đi - Khắc Hưng

30. Chạnh lòng thương cô 3 - Non Hanta