“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời


CA KHÚC “KIẾP NGHÈO”

  • Tên các khúc: Kiếp nghèo

  • Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương

  • Năm phát thành: 1954

  • Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,…

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Kiếp nghèo”

Năm 1954, Sài Gòn cởi mở về mọi mặt, đời sống văn nghệ cũng “trăm hoa đua nở”. Sau hiệp định Geneve, vùng đất này đã trở thành nơi quần tụ của giới văn nghệ sĩ, tri thức tinh hoa.

Cũng trong năm ấy, bà Trần Thị Nho cũng bán mảnh vườn với ngôi nhà ở Rạch Giá để lên Sài Gòn ở cùng con trai là nhạc sĩ Lam Phương. Khi ấy, chàng nhạc sĩ trẻ Lam Phương đang ở cùng với người bác ruột ở đường Đinh Công Tráng. Khi hay tin mẹ dắt díu các em lên thành phố, ông đã thuê một căn nhà nhỏ tồi tàn, chật hẹp ở hẻm Vạn Chài để ở. Khi ấy, Vạn Chài được xem là xóm ngụ cư của dân biển tứ xứ đến Sài Gòn lập nghiệp. Tuy nằm ở khu Đa Kao sầm xuất, nhưng Vạn Chài vẫn là một xóm ổ chuột phức tạp với nhiều tệ nạn.

Lúc này, nhạc sĩ Lam Phương cũng chỉ mới sáng tác được vài nhạc phẩm, có được chút danh tiếng trên thị trường nhưng về thu nhập thì chỉ như “muối bỏ biển” ở Sài Gòn hoa lệ.

Giữa năm 1954, Sài Gòn mưa nặng trĩu từ ngày này qua tháng nọ, phủ kín phố phường. Khu Đa Kao bị ngập úng nặng nề, xóm Vạn Chài cũng chìm trong biển nước. Lam Phương phờ phạc người, đạp xe về xóm trọ, thấy trước hiên nhà má mình đang loay hoay hứng nước mưa. Nhìn căn gác nhỏ ọp ẹp hiện ra trước mắt, lòng người nhạc sĩ bỗng nặng trĩu khi nghĩ về cảnh sống tối tăm của những phần đời mong manh, trôi nổi. Và cứ thế, từng nốt nhạc, lời ca của “Kiếp nghèo” ra đời.



nhung-giai-thoai-ve-nhac-si-doan-chuan-qua-loi-ke-cua-con-trai (5)
Bìa ca khúc “Kiếp nghèo” của nhạc sĩ Lam Phương

Hồi tưởng lại những ký ức xót xa ngày ấy, nhạc sĩ Lam Phương xúc động kể: “Tôi viết ca khúc “Kiếp nghèo” dựa trên hoàn cảnh thật của tôi lúc đó. Tôi viết bằng những rung động chân thành và lần đầu tiên chắp bút tôi đã viết “Kiếp nghèo” trong nước mắt. Lúc đó tôi còn trẻ lắm, khoảng năm 1954. Khi ấy, tôi mới bán được bài “Trăng thanh bình” vào đầu năm 1953, rồi dành dụm tiền mua một chiếc xe đạp để đến trường.

Nhà tôi ở khu Đa Kao, thường thường muốn đến khu này thì mọi người phải đi qua con đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ). Con đường này cây cối um tùm, khoảng ngang trường Gia Long thì trống không, chẳng có lấy một căn nhà. Đêm đó, tôi chẳng may gặp cơn mưa lớn, không có nơi để trú mưa nên đành đạp xe dưới mưa để về nhà. Lúc đó, tôi thấy mình thật cô đơn, bé nhỏ và bị cuộc đời ruồng rẫy đến vô tình. Tôi vừa đi vừa suy nghĩ mãi cho đến khi tới nhà, không kịp thay quần áo, tôi ôm ngay cây đàn và cứ thế viết về kiếp nghèo, kiếp phận bạc của mình”.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-kiep-ngheo-cua-nhac-si-lam-phuong-1


hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-kiep-ngheo-cua-nhac-si-lam-phuong-2

Sau đó, nhạc sĩ Lam Phương mất một tuần để chỉnh sửa lời và giai điệu cho ca khúc “Kiếp nghèo” trước khi được xuất bản bởi Nhà xuất bản Tinh hoa Miền Nam. Người đầu tiên thể hiện ca khúc này là ca sĩ Thanh Thúy, với tiếng hát liêu trai của mình Thanh Thúy đã khiến người nghe có thể bậc khóc nức nở nếu nghe trong một quán trọ giữa đêm khuya thanh vắng. Cũng nhờ “tiếng rầu ru khuya” ấy mà “Kiếp nghèo” của nhạc sĩ Lam Phương đã nhanh chóng phủ khắp mọi ngóc ngách của Sài Gòn. Không dừng lại ở đấy, tiếp nối thành công của đàn chị, ca sĩ Thanh Tuyền tiếp tục đưa “Kiếp nghèo” trở thành ca khúc thịnh hành bậc nhất làng nhạc vàng vào những năm 1960.

Theo lời nhạc sĩ Lam Phương tâm sự, chỉ với ca khúc “Kiếp nghèo” ông đã mua được ngôi nhà khang trang cho má ở cư xá Lữ Gia. Theo tiết lộ, giá trị ngôi nhà này thời điểm ấy là 40 cây vàng. Vào những năm 1960, theo ca sĩ Phương Dung, cát xê của ca sĩ hát phòng trà mỗi tháng là 35.000 đồng/tháng, trong khi vàng khi ấy chưa tới 30.000 đồng/cây. Nhờ sự ăn khách của ca khúc “Kiếp nghèo”, chỉ riêng tiền bán bản quyền nhạc sĩ Lam Phương đã thu về tay tới 1.200.000 đồng.

Có thể nói, “Kiếp nghèo” đã giúp cho chàng nhạc sĩ nhập cư thoát nghèo!

Lời bài hát “Kiếp nghèo” của nhạc sĩ Lam Phương

 Đường về đêm nay vắng tanh

Rạt rào hạt mưa rớt nhanh

Lạnh lùng mưa xuyên áo tơi

mưa chẳng yêu kiếp sống mong manh

Lầy lội qua muôn lối quanh

Gập ghềnh đường đê tối tăm

Ngập ngừng dừng bên mái tranh

nghe trẻ thơ thức giấc bùi ngùi

Êm êm tiếng hát ngân nga ôi lời mẹ hiền ru thiết tha

Không gian tím ngắt bao la như thương đường về quá xa

Mưa ơi có thấu cho ta lòng lạnh lùng giữa đêm trường

Đời gì chẳng tình thương không yêu thương

Thương cho kiếp sống tha hương thân gầy gò gởi cho gió sương

Đôi khi muốn nói yêu ai nhưng ngại ngùng đành lãng phai

Đêm nay giấy trắng tâm tư gởi về người chốn mịt mùng

Đời nghèo lòng nào dám mơ tình chung

Trời cao có thấu cúi xin người ban phước cho đời con

Một mái tranh yêu, một mối tình chung thủy không hề phai

Và một ngày mai mưa không nghe tiếng khóc trong đêm dài

Đây cả nỗi niềm biết ngày nào ai thấu cho lòng ai



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Con trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn: “Cha tôi là tay chơi Bắc Kỳ có hạng, nhà có 6 ô tô, trước cửa có cây xăng để phục vụ riêng ông”
Con trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn: “Cha tôi là tay chơi Bắc Kỳ có hạng, nhà có 6 ô tô, trước cửa có cây xăng để phục vụ riêng ông”
[ad_1] Trong chương trình "Người kể chuyện tình", nghệ sĩ Đoàn Đính – con trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đã tiết lộ những bí mật chưa từng được kể về...

Ca khúc “Trên ngọn tình sầu”: Màn kết hợp tuyệt đỉnh giữa thi ca Du Tử Lê và âm nhạc Từ Công Phụng
Ca khúc “Trên ngọn tình sầu”: Màn kết hợp tuyệt đỉnh giữa thi ca Du Tử Lê và âm nhạc Từ Công Phụng
[ad_1] CA KHÚC "TRÊN NGỌN TÌNH SẦU" Tên ca khúc: Trên ngọn tình sầu Thơ: Du Tử Lê Phổ nhạc: Từ Công Phụng Thể loại: Tình ca Năm ra đời:...

“Cánh thiệp đầu xuân” của Lê Dinh – Minh Kỳ: Khúc hoan ca mừng mùa xuân mới
“Cánh thiệp đầu xuân” của Lê Dinh – Minh Kỳ: Khúc hoan ca mừng mùa xuân mới
[ad_1] CA KHÚC "CÁNH THIỆP ĐẦU XUÂN” Sáng tác: Lê Dinh – Minh Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1963 Thể hiện: Lệ Thanh, Thanh Thúy, Giao...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CLAUDE DEBUSSY (1862-1918)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CLAUDE DEBUSSY (1862-1918)
[ad_1] Gia đình Debussy, một gia đình lâu đời thuộc dòng họ Burgundy, đã là nông dân từ những năm 1600. Nhạc sĩ Claude Achille sinh năm 1862 ở Saint...

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Tình Bác sáng đời ta” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Tình Bác sáng đời ta” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
[ad_1] VỀ CA KHÚC "TÌNH BÁC SÁNG ĐỜI TA" Tên ca khúc: Tình Bác sáng đời ta Nhạc sĩ sáng tác: Lưu Hữu Phước Lời: Diệp Minh Tuyền Thể loại:...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GEORGE ENESCU (1881-1955)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GEORGE ENESCU (1881-1955)
[ad_1] “Sự hoàn hảo là niềm đam mê của rất nhiều người nhưng nó không làm tôi quan tâm. Trong nghệ thuật quan trọng nhất là sự rung cảm của...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA FRANZ LISZT (1811-1886)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA FRANZ LISZT (1811-1886)
[ad_1] Franz Liszt, một bậc thầy trình diễn piano vĩ đại, nhạc trưởng và nhà soạn nhạc, người đã làm cuộc cách mạng trong kỹ thuật biểu diễn piano, tiền...

Ca sĩ Anh Tú: Giọng nam trữ tình thanh trong tựa gió mát mùa hè, tiếc thay người tài hoa nhưng vắn số
Ca sĩ Anh Tú: Giọng nam trữ tình thanh trong tựa gió mát mùa hè, tiếc thay người tài hoa nhưng vắn số
[ad_1] Hồ sơ, tiểu sử ca sĩ Anh Tú Tên thật: Lữ Anh Tú Nghệ danh: Anh Tú Ngày sinh: 16/4/1950 - 3/12/2003 Quê quán: Đà Lạt, Lâm Đồng. Nghề nghiệp:...

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TỐI ĐA HÓA THU NHẬP CỦA BẠN TỪ VIỆC DẠY GUITAR
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TỐI ĐA HÓA THU NHẬP CỦA BẠN TỪ VIỆC DẠY GUITAR
[ad_1] Nếu bạn giống như hầu hết các giáo viên dạy ghi-ta, bạn đang phải vật lộn để kiếm đủ tiền từ công việc dạy ghi-ta của mình. Điều này có...

Tuổi xế chiều của NSƯT Diệu Hiền: Lui về ở ẩn, vào viện dưỡng lão để không là “gánh nặng”
Tuổi xế chiều của NSƯT Diệu Hiền: Lui về ở ẩn, vào viện dưỡng lão để không là “gánh nặng”
[ad_1] NSƯT Diệu Hiền tên thật là Lâm Thị Hiền, là một nữ nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Bà "chuyên trị" những vai đào võ, sở hữu giọng ca...

Top 10 câu nói hay nhất về âm nhạc của Trịnh Công Sơn
Top 10 câu nói hay nhất về âm nhạc của Trịnh Công Sơn
[ad_1] Khi nhắc tài hoa của Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Phạm Duy phải thốt lên: "Toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn...

Nhạc sĩ Phạm Duy và những chia sẻ rất đời về cha – nhà văn Phạm Duy Tốn
Nhạc sĩ Phạm Duy và những chia sẻ rất đời về cha – nhà văn Phạm Duy Tốn
[ad_1] Phần đa chúng ta biết đến Phạm Duy là nhạc sĩ tài hoa, có đóng góp lớn cho nền tân nhạc Việt Nam thập niên 1940 trở về sau;...

Nhạc sĩ Nhật Trung: Nghệ thuật phải đi đôi với giải trí
Nhạc sĩ Nhật Trung: Nghệ thuật phải đi đôi với giải trí
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ NHẬT TRUNG Tên thật: Nhật Trung Ngày sinh: 1969 Quê quán: Hà Nội Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, ca sĩ, hòa âm Thể loại...

Nhạc sĩ Huỳnh Anh: Nặng lòng “kiếp cầm ca” ra đi trong cô độc
Nhạc sĩ Huỳnh Anh: Nặng lòng “kiếp cầm ca” ra đi trong cô độc
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HUỲNH ANH Tên thật: Huỳnh Anh Ngày sinh: 1932 - 2013 Quê quán: Cần Thơ Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, Nhạc công Thể loại...

Nhạc sĩ Xuân Tiên: “Cây trường sinh” của làng tân nhạc Việt Nam
Nhạc sĩ Xuân Tiên: “Cây trường sinh” của làng tân nhạc Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ XUÂN TIÊN Tên thật: Phạm Xuân Tiên Nghệ danh: Xuân Tiên Ngày sinh: 1921 – 2023 Quê quán: Hà Nội Nghề nghiệp: Nhạc...