Nhạc sĩ Phạm Duy: “Thà như giọt mưa” sẽ là một ca khúc “ăn khách”


CA KHÚC “THÀ NHƯ GIỌT MƯA”

  • Tên ca khúc: Thà như giọt mưa
  • Tên bài thơ phổ nhạc: Khúc tình buồn 
  • Thơ: Nguyễn Tất Nhiên
  • Phổ nhạc: Phạm Duy
  • Ra đời năm: 1970
  • Thể loại: Trữ tình
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ca sĩ Duy Quang

Ca khúc “Thà như giọt mưa” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Nói về trình độ phổ nhạc cho thơ thì khó có ai vượt được Phạm Duy. Ông không chỉ giữa nguyên hồn cốt của bài thơ mà còn khiến cho cả tên tuổi của thi sĩ bay cao, bay xa. Và một trong số những thi sĩ được biết nhiều hơn nhờ tài phổ nhạc cho thơ của Phạm Duy chính là Nguyễn Tất Nhiên. 

Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên in tập thơ đầu tay “Thiên Thai” vào năm 1970 với 16 bài thơ. Vì sao tập thơ này có tên “ngạo nghễ” đến vậy? Có lần nọ, thi sĩ giải thích: Người tình là Thiên Tai. Ngày xưa tôi cũng nghĩ vậy?”

Nhưng đánh giá một cách khách quan, mức độ nổi tiếng của Nguyễn Tất Nhiên không hẳn dựa vào khả năng tan tỏa chữ nghĩa thi ca, mà chủ yếu dựa vào sức ảnh hưởng mạnh mẽ từ ca khúc do Phạm Duy phổ nhạc. Đó là ca khúc “Thà làm giọt mưa” được phổ nhạc từ bài thơ gốc “Khúc tình buồn” in trong tập thơ “Thiên Thai”. 

Nói về cơ duyên gặp gỡ giữa nhạc sĩ Phạm Duy và Nguyễn Tất Nhiên dẫn đến sự ra đời của “Thà như giọt mưa” và một loạt ca khúc phổ thơ ăn khách khác xuất phát từ câu chuyện liên quan đến cố thi sĩ Du Tử Lê. Theo lời kể của Du Tử Lê, một hôm nhà thơ học trò Nguyễn Tất Nhiên có đề nghị khá táo bạo, nhờ Du Tử Lê ngỏ lời giúp để nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên – khi ấy còn là thi sĩ vô danh. Nguyễn Tất Nhiên mỗi lần từ Biên Hòa lên Sài Gòn sẽ tạm trú ở nhà Du Tử Lê. 

Năm ấy, nhạc sĩ Phạm Duy đã là nhân vật lớn, có tên tuổi cao trong làng nhạc sĩ miền Nam. Đặc biệt, ông không chỉ nổi tiếng như một người sáng tác thông thường mà còn được mệnh danh là “phù thủy” phổ nhạc cho thơ. Ông có thể “hóa phép” để những bài thơ và những thi sĩ tương đối lạ lẫm được cả nước biết đến cho tới tận ngày nay.

Vì cùng trong làng văn nghệ nên Du Tử Lê có nhiều dịp gặp gỡ và làm việc chung với Phạm Duy, nên ông nhận lời. Du Tử Lê đã mang tập thơ đến gặp Phạm Duy và ngỏ ý nhờ ông phổ nhạc.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-tha-nhu-giot-mua-cua-nhac-si-pham-duy-0
Tờ bìa tập thơ “Thiên Thai” (bên trái) và tờ nhạc “Thà như giọt mưa” (bên phải”

Sau khi nhận tập thơ “Thiên Thai”, Phạm Duy đã nghiền ngẫm đọc các bài thơ trong đó. Chỉ 3 ngày sau, Phạm Duy thông báo với Du Tử Lê là sắp hoàn thành ca khúc “Thà như giọt mưa” phổ nhạc từ bài thơ “Khúc tình buồn”. Đồng thời, ông nhắc Du Tử Lê bảo Nguyễn Tất Nhiên đến gặp mặt. 

Đặc biệt, ông nhấn mạnh với Du Tử Lê, với kinh nghiệm nhiều năm viết nhạc, thì đó sẽ là một ca khúc “ăn khách”. Vì nó mang nhiều triết lý phù hợp với giới trẻ đương đại, như là: có còn hơn không…

Ngày hôm sau, Nguyễn Tất Nhiên đi từ Biên Hòa lên nhà Phạm Duy ở cư xá Chu Mạnh Trinh. Thi sĩ trẻ kể lại cho nhạc sĩ nghe về chuyện tình với nàng thiếu nữ tên Duyên – nhân vật nữ trong bài thơ “Khúc tình buồn”. Chính vì thế, ca khúc “Thà như giọt mưa” đã được Phạm Duy hoàn thiện với những chi tiết không có trong bài thơ, như câu “Khiến người tên Duyên đau khổ muôn niên”. Phạm Duy cũng có thêm thắt phần lời cho hay hơn dựa theo lời kể của Nguyễn Tất Nhiên.

Và đúng như nhạc sĩ Phạm Duy nhận định, chỉ sau một thời gian ngắn phổ biến, ca khúc “Thà như giọt mưa” đã trở thành bản “hit” đình đám với giọng ca Duy Quang. Ca khúc được phát trên đài phát thanh Sài Gòn và được giới học sinh – sinh viên vô cùng ưa thích. 

Được đà tấn công, Phạm Duy tiếp tục phổ nhạc thêm các bài thơ khác của Nguyễn Tất Nhiên như: Hai năm tình lận đận, Em hiền như masoeur, Cô Bắc Kỳ nho nhỏ, Anh vái trời… 

Nhờ những ca khúc này mà Phạm Duy đã hoàn thành xuất sắc 2 nhiệm vụ: Lăng – xê tên tuổi và giọng ca của người ca trai cả Duy Quang; đồng thời giúp tên tuổi của thi sĩ trẻ Nguyễn Tất Nhiên bay cao hơn, có chỗ đứng nhất định trong làng văn chương nghệ thuật thời đó.

“Thà như giọt mưa, vỡ trên tượng đá… khô trên mặt Duyên”

Được biết, bài thơ “Khúc tình buồn” được Nguyễn Tất Nhiên viết năm 14 tuổi để tặng cô bạn học tên Duyên khi cả hai đang theo học tại trường trung học Ngô Quyền (Biên Hòa). Năm đó, tình cảm với cô nữ sinh tên Duyên chính là nguồn cảm hứng để chàng thi sĩ “vô danh” sáng tác nên những bài thơ tình ấn tượng. 

“Thuở ấy, tôi yêu người con gái tên Duyên, ngồi cùng lớp. Tình yêu học trò thời trung học tôi trong sạch, ngu ngơ, dễ thương quá. Bây giờ, nghĩ lại, tiếc hoài”, thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên từng chia sẻ.

Thông qua những vần thơ và câu chuyện được chính Nguyễn Tất Nhiên kể lại, nhạc sĩ Phạm Duy đã tạo nên một tuyệt phẩm âm nhạc “Thà như giọt mưa” mới những câu mở đầu:

“Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá

Thà như giọt mưa khô trên tượng đá

Thà như mưa gió đến ôm tượng đá

Có còn hơn không, có còn hơn không”

Mưa thường mang đến cho con người tâm trạng buồn mênh mang, khơi nguồn niềm nhớ. Những giọt mưa lách tách rơi xuống gợi cảm xúc cho những người mang tâm hồn đa sầu, đa cảm. Nhưng để ước làm mưa “vỡ”, mưa “khô” rồi mưa “ôm” tượng đá thì không phải ai cũng có lần ước. Bởi đó là tâm tư của người đang mang “nỗi sầu vạn kiếp” thất tình. Lúc bi ai vì tình yêu không như mong ước, bỗng thèm làm giọt mưa rơi xuống vỡ tan trên mặt tượng đá cô đơn.

“Người từ trăm năm về qua sông rộng

người từ trăm năm về qua sông rộng

Ta ngoắc mòn tay, ta ngoắc mòn tay

Chỉ thấy sông lồng lộng, chỉ thấy sông chập trùng.

Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá

Thà như giọt mưa khô trên tượng đá

Thà như mưa gió đến ôm tượng đá

Có còn hơn không, có còn hơn không…”



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-tha-nhu-giot-mua-cua-nhac-si-pham-duy-7
Lời bài hát “Thà như giọt mưa”: Thơ Nguyễn Tất Nhiên, phổ nhạc Phạm Duy

Đứng trước cơn mưa (bão trong lòng), tưởng như người trong mộng ở đâu từ hàng trăm năm trước trở về ngang qua dòng sông rộng. Câu hát “người từ trăm năm về ngang sông rộng” được lặp lại đem đến cho người nghe tâm trạng của một người lẻ loi, buồn bã đứng chờ người mình yêu ngang qua dòng sông rộng của đời đầy sóng gió của tình trường buồn nhiều hơn vui.

“Ta ngoắc mòn tay” để vẫy ra, để chờ mong tình yêu thiết tha. Nhưng kêu khản giọng, ngoắc mòn tay vẫn chỉ thấy sông lồng lộng, chỉ thấy sông chập chùng. Một tâm tình chất ngất cho đi muốn cạn kiệt nhưng chỉ nhận về chập chùng sóng nước, miên man dòng chảy vô tình…

“Người từ trăm năm về khơi tình động

Người từ trăm năm về khơi tình động

Ta chạy vòng vòng ta chạy mòn chân

Nào có hay đời cạn, nào có hay cạn đời

Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá

Thà như giọt mưa khô trên tượng đá

Thà như mưa gió đến ôm tượng đá

Có còn hơn không, có còn hơn không…”

Nhạc sĩ Phạm Duy chỉ dùng ba từ “khởi động tình” thôi mà người nghe có thể thấm thía nỗi bi thương, bão táp phong ba. Người về âm thầm mà mãnh liệt đánh động tình yêu trong lòng và bắt đầu khơi một cuộc tình trong mộng nhưng không được êm đềm hạnh phúc cho kẻ cuồng si. Người nam chạy vòng vòng, chạy mòn chân quanh cuộc tình đơn phương. Trong khi đó cô gái mãi vô tâm khiến tình cạn theo những dấu chân ngày nào.

“Người từ trăm năm về như dao nhọn

Người từ trăm năm về như dao nhọn

Dao vết ngọt đâm, ta chết trầm ngâm

Dòng máu chưa kịp tràn, dòng máu chưa chảy đầm

Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá

Thà như giọt mưa khô trên tượng đá

Thà như mưa gió đến ôm tượng đá

Có còn hơn không, có còn hơn không”

“Người từ trăm năm về như dao nhọn” – câu hát lặp lạu khiến người nghe tê buốt lòng, cảm thông với trái tim đau khổ của người trong cuộc. Em đã từ trăm năm về như đâm vào ta vết dao nửa đau đớn, nửa êm ái, là vết thương tình ái ngọt ngào và đau đớn khôn nguôi. 

“Người từ trăm năm về phai tóc nhuộm

Người từ trăm năm về phai tóc nhuộm

Ta chạy mù đời, ta chạy tàn hơi

Quỵ té trên đường rồi, sợi tóc vướng chân người.

Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá

Thà như giọt mưa khô trên tượng đá

Thà như mưa gió đến ôm tượng đá

Cò còn hơn không, có còn hơn không”

Sợi tóc của người thương đã vướng để ta quỵ té trên đường đời. Hình ảnh yêu thương tuổi học trò thật dễ thương nhưng bên cạnh đó cũng là dự báo về cuộc tình sớm tàn phai từ “người về phai tóc nhuộm”:

“Người từ trăm năm về ngang trường Luật

Người từ trăm năm về ngang trường Luật

Ta hỏng Tú tài, ta đợi ngày đi

Đau lòng ta muốn khóc, đau lòng ta muốn khóc.

Thà là giọt mưa vỡ trên mặt em

Thà là giọt mưa khô trên mặt Duyên

Để ta nghe thoáng tiếng mưa vội đến

Những giọt run run, ướt ngọn lông măng

Khiến người trăm năm đau khổ ăn năn

Khiến người tên Duyên đau khổ muôn niên”

Ở đoạn nhạc cuối cùng, nhạc sĩ Phạm Duy mới nhắc đến nhân vật “Duyên”. Nhân vật này được nhạc sĩ thêm vào sau khi nghe thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên thuật lại đoạn tình thời học trò của mình.  Năm đó, thi sĩ rớt Tú tài, còn nàng vào trường Luật, điều này càng làm xa cách thêm mối tình buồn. Đã 4 năm trôi qua nhưng Duyên vẫn thờ ơ không đoái hoài đến mối tình si của thi sĩ si cuồng, cứ hát hoài điệp khúc “đau lòng ta muốn khóc” dưới trời mưa…

Đoạn nhạc cuối không còn là giọt mưa vỡ trên tượng đá mà là giọt mưa vỡ trên mặt Duyên. Dù thất tình nhưng thi sĩ vẫn mong một ngày nào đó, người trong mộng sẽ “đau khổ ăn năn” và “đau khổ muôn niên” khi Duyên không đáp lại tình yêu của Nhiên. 

Giới trẻ Sài thành năm xưa cảm thấy vô cùng thích thú trước những câu thơ dỗi hờn rất trẻ con như vậy của Nguyễn Tất Nhiên. Nhưng kỳ thực, ấy là do nhạc sĩ Phạm Duy thêm vào chứ không có trong bài thơ gốc.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Hợp âm xem nhiều

01. Si tâm tuyệt đối (痴心绝对) - Nhạc Hoa

02. Tình ơi sao vội quên - Nguyễn Ngọc Thạch

03. Em thích chị - Dật Hanh

04. Liên khúc Đoạn tái bút – Áo em chưa mặc một lần - Hoài Linh

05. Thương vợ chân ngắn - Võ Hoàng Lâm

06. Lời trái tim muốn nói - Lê Hựu Hà

07. Xin tri ân - Anh Tuấn

08. Không thể quay lại - Trương Việt Thái

09. KĀLĀMA (Nối Vòng Tay Lớn) - Trịnh Công Sơn

10. Chỉ là đã từng - Khánh Cường

11. Mẹ hiểu lòng con - Phạm Hồng Biển

12. Em vẫn còn thương - Trường Hải

13. Ngày xuân bên nhau - Nhật Ngân

14. Định mệnh - Diệu Hương

15. Hãy yêu như chưa yêu lần nào - Lê Hựu Hà

16. Vùng ký ức - Chillies

17. Từng có người yêu tôi như sinh mệnh - Thủy Tiên

18. Đừng tin her - B-Ray

19. Một tình yêu hai thử thách - Đang cập nhật

20. Tình này Phật khó độ (Phật tình này khó qua – cǐ qíng fó nán dù – 此情佛难渡) – - Nhạc Hoa

21. Mùa chia tay - Duy Khánh

22. Bài tình ca về mẹ - Nguyễn Hoàng Văn

23. Anh đợi em này - Thanh Hưng

24. Trong mưa có hạt mưa rơi (Xiǎo ā fēng fēng zhōng yǒu duǒ yǔ zuò de yún – 小阿枫 风中有朵雨做的云) - Nhạc Hoa

25. Việt Nam tiến lên - Khánh Đơn

26. Chính mình - Hoài Lâm

27. Hoa đêm (Kiếp hoa đêm) - Thái Khang

28. Tiếng hát liêu trai - Phạm Anh Dũng

29. Pickleball - Tuno

30. Mùa hoa phượng tím - Thanh Trang