Sự thật phía sau mối “tình bơ vơ” giữa nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến


Chân dung nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến

Nhạc sĩ Lam Phương (1937 – 2020) là một trong những tên tuổi nổi bật của làng nhạc Sài Gòn trước năm 1975, thời ấy từ phòng trà sang trọng cho đến những xóm nghèo nhập cư, ở đâu người ta cũng có thể nghe những giai điệu của Lam Phương vang vọng.

Năm 13 tuổi nhạc sĩ Lam Phương đã có cho mình sáng tác đầu tay mang tên “Chiều thu ấy”. Kể từ đó đến trước năm 1975, ông cho ra đời hàng loạt ca khúc bất hủ, khiến cái tên Lam Phương bước lên đỉnh cao về cả danh tiếng lẫn tiền bạc. Một số bài hát nổi tiếng của ông được công chúng đón nhận nhiệt tình có thể kể đến là: “Thành phố buồn”, “Tình bơ vơ”, “Biển tình”, “Phút cuối”, “Khúc ca ngày mùa”, Nắng đẹp miền Nam”,…



tinh-bo-vo-giua-nhac-si-lam-phuong-va-danh-ca-bach-yen (1)
Nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến thời còn trẻ

Danh ca Bạch Yến( sinh năm 1942) có danh tiếng không kém cạnh Lam Phương là mấy. Thời ấy, Bạch Yến là một trong những người có sức ảnh hưởng sâu sắc trong giới văn nghệ Sài Gòn. Ở tuổi 15, cái tên Bạch Yến đã nổi danh vang dội như một ngôi sao ca nhạc mới. Sau này, nhờ tài biểu diễn thiên phú bà còn trở thành giọng hát mang tầm quốc tế, đi lưu diễn ở rất nhiều nơi.

Giọng hát hát Mezzo Soprano nữ trung (pha trầm) giàu kịch tính của ca sĩ Bạch Yến mang đậm dấu ấn phong cách Slow Rock, có thể hát xuyên dàn nhạc. Giọng hát của bà luôn khiến người nghe say mê, thán phục mỗi khi trình bày những giai điệu chan chứa nỗi thất vọng và cô đơn.

Mối “tình bơ vơ” giữa nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến

Trong số những bóng hồng trong đời nhạc sĩ Lam Phương, danh ca Bạch Yến là người khiến ông say mê, khắc khoải nhất. Mối tình này bắt đầu từ thập niên 1950 với rất nhiều giai thoại. Trong đó, người ta nhắc đến nhiều nhất là chuyện Lam Phương từng đem trầu cau đến thưa chuyện với mẹ cha Bạch yến, nguyện ý sau này sẽ cưới cô làm vợ. Ngày ấy, Lam Phương là một cái tên nổi đình nổi đám trong làng nhạc Sài Gòn bởi ngoài tác sáng tác đỉnh cao, ông còn có vóc dáng khôi ngô, điển trai vô cùng.

Lần đầu nhạc sĩ Lam Phương gặp Bạch Yến là vào năm 1954 ở đài phát thanh Pháp Á. Khi ấy, Bạch Yến mới có 11 tuổi, vừa đạt giải nhất cuộc thi hát do đài Pháp Á tổ chức. Còn Lam Phương khi ấy cũng chỉ mới 15 tuổi, vẫn là một nhạc sĩ trẻ chưa mấy tên tuổi. Ngay từ khoảnh khắc đầu tiên nhìn thấy Bạch Yến, chàng thiếu niên đã đem lòng thầm thương trộm nhớ. Sau đó, ban ca đoàn thiếu nhi là nơi gặp gỡ hàng tuần của đôi bạn trẻ. Nhưng cũng chỉ 2 năm là ban ca đoàn giải tán.

Tình cảm dành cho danh ca Bạch Yến có thể nói là tình yêu buổi đầu vô cùng trong sáng của nhạc sĩ Lam Phương, ông chỉ để trong lòng, chẳng hề có một câu bày tỏ.

Năm 1961, Bạch Yến 19 tuổi, cô quyết định sang Pháp để học hỏi thêm về thanh nhạc. Cô ra đi bỏ lại sau lưng quá khứ chán chường, nghèo khó và khổ đau. Trong lúc Bạch Yến rủ bỏ được tất cả quá khứ tủi hổ của mình thì chàng nhạc sĩ trẻ Lam Phương ở lại với khung trời hoài niệm, ôm nỗi sầu khắc khoải. Bao nhiêu cảm xúc tương tư dồn nén đều được ông viết thành những tình khúc bất hủ một thời như “Tình bơ vơ”, “Thu sầu”, “Phút cuối”, “Xin thời gian qua mau”,…

Ít lâu sau đó, Bạch Yến quay trở về nước, mọi người cứ ngỡ cả hai sẽ nối lại tình xưa, có với nhau một cái kết đẹp. Thế nhưng là con người của âm nhạc, Bạch yến lại mơ đến những chân trời xa hơn, rộng lớn hơn. Nên chỉ một thời gian ngắn sau đó, cô lại tiếp tục theo lời mời của BTC Ed Sullivan Show sang Mỹ trình diễn. Ra đi với ánh hào quang nghệ thuật, danh ca Bạch Yến lại một lần nữa bỏ lại tất cả sau lưng, trong đó có cả nỗi buồn thương vô vọng của chàng nhạc sĩ tài hoa. Và rồi một lần nữa, Lam Phương lại tìm đến âm nhạc để gửi nỗi niềm u uất, não nề trong lòng…



tinh-bo-vo-giua-nhac-si-lam-phuong-va-danh-ca-bach-yen (3)
Ca khúc “Tình bơ vơ” mang bóng hình ca sĩ Bạch Yến

Tại Việt Nam, sau những chờ đợi trong vô vọng, nhạc sĩ Lam Phương đã lập gia đình với nữ ca sĩ – kịch sĩ Túy Hồng. Tuy nhiên, sau này khi gặp lại Bạch Yến, Túy Hồng đã tâm sự rằng: “Bồ không biết đấy thôi, ổng viết cho bồ nhiều ca khúc thiết tha lắm”.

Cũng theo lời chia sẻ của Bạch yến, sau này khi ở nước ngoài nghe được tin Lam Phương cưới vợ cô đã rất bất ngờ và cảm thấy có chút buồn, chút hụt hẫng trong lòng. Nhưng có lẽ tình cảm đó chưa đủ nhiều để cô phải dằn vặt, đau khổ lâu. Hơn nữa, lúc đó nhạc sĩ Lam Phương đã rất nổi tiếng và cũng bay bướm, hào hoa vô cùng, không thiếu bóng hồng bên cạnh.



tinh-bo-vo-giua-nhac-si-lam-phuong-va-danh-ca-bach-yen (2)
Nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến lúc về già

Mãi đến năm 1984, nhạc sĩ Lam Phương mới gặp lại danh ca Bạch Yến trên đất Pháp. Khi ấy, nàng thơ thuở nào đã yên bề gia thất với nhạc sĩ Trần Quang Hải (Con trai GS-TS Trần Văn Khê). Gặp lại tình đầu dang dở một thời, những cảm xúc lại trỗi dậy và Lam Phương đã viết ca khúc “Cho em quên tuổi ngọc” như một lời nhắn gửi người cũ về những kỷ niệm của ngày xưa.

Có thể nói, chuyện tình giữa Lam Phương và Bạch Yến thuở nào dường như chỉ là một chuyện tình hư ảo, chưa từng có thật. Tình cảm đó chỉ là chất xúc tác, là nguồn cảm hứng để chàng nhạc sĩ hào hoa viết nhạc, chứ không phải là mối tình sâu sắc, thắm thiết như trong lời ca của những bài hát mà ông thể hiện. Tuy nhiên cũng nhờ mối “tình bơ vơ” đó mà đã có nhiều bản tình khúc bất hủ được ra đời và sống mãi trong lòng công chúng yêu nhạc suốt hơn nửa thế kỷ qua.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...

Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
[ad_1] Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội...

“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
[ad_1] CA KHÚC "TRẢ LẠI THOÁNG MÂY BAY” Tên các khúc: Trả lại thoáng mây bay  Nhạc sĩ: Hoàng Thanh Tâm Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
[ad_1] CA KHÚC "HOA SỨ NHÀ NÀNG" Sáng tác: Hoàng Phương, Hoài Nam Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Năm phát hành: 1972 Ca sĩ...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lý giải ý nghĩa câu hát “Nào ngờ em sang ngang khi xuân chưa tàn…”
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lý giải ý nghĩa câu hát “Nào ngờ em sang ngang khi xuân chưa tàn…”
[ad_1] VỀ CA KHÚC "ĐƯỜNG VỀ LỐI CŨ" Tên ca khúc: Đường về lối cũ Nhạc sĩ sáng tác: Hoàng Thi Thơ Năm ra đời: 1958 Thể loại: Nhạc quê...

Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
[ad_1] Nếu làng tân nhạc có nhiều danh ca có nghệ danh bắt đầu bằng chữ Minh như Minh Đỗ, Minh Diệu, Minh Trang, Minh Tần; thì lĩnh vực cải...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Học sinh hành khúc” gắn liền với phong trào “Trả Ơn” ở thập niên 1950
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Học sinh hành khúc” gắn liền với phong trào “Trả Ơn” ở thập niên 1950
[ad_1] VỀ CA KHÚC "HỌC SINH HÀNH KHÚC" Tên ca khúc: Học sinh hành khúc Nhạc sĩ sáng tác: Lê Thương Năm ra đời: Thập niên 1950 "Học sinh là...

Ca khúc “Chỉ chừng đó thôi” – lời tụng ca dành cho mối tình thơ nhạc trong sáng nhất đời Phạm Duy
Ca khúc “Chỉ chừng đó thôi” – lời tụng ca dành cho mối tình thơ nhạc trong sáng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "CHỈ CHỪNG ĐÓ THÔI" Tên ca khúc: Chỉ chừng đó thôi Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm sáng tác: 1975 Ca sĩ...

Nỗi buồn vô vọng trong ca khúc “Mắt lệ cho người”: “Vàng câu tình cũ gửi vời theo đời”
Nỗi buồn vô vọng trong ca khúc “Mắt lệ cho người”: “Vàng câu tình cũ gửi vời theo đời”
[ad_1] CA KHÚC "MẮT LỆ CHO NGƯỜI" Tên ca khúc: Mắt lệ cho người Sáng tác: Từ Công Phụng Thể loại: Tình ca Năm ra đời: Sau 1975 Ca sĩ...

TOP 3 THƯƠNG HIỆU GUITAR ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRÊN THẾ GIỚI
TOP 3 THƯƠNG HIỆU GUITAR ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRÊN THẾ GIỚI
[ad_1] Guitar là một loại nhạc cụ thông dụng và nhiều người chơi hơn cả. Do vậy, trên thế giới thị trường đàn Guitar luôn hoạt động một cách sôi...

Top 10 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Phạm Đình Chương
Top 10 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Phạm Đình Chương
[ad_1] Nhạc sĩ Phạm Đình Chương là một nhạc sĩ lớn, ông sáng tác đa diện và ở mặt nào cũng có những tác phẩm đặc sắc, đóng góp vào...

Ca khúc “Yêu” của nhạc sĩ Văn Phụng: “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ; Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”
Ca khúc “Yêu” của nhạc sĩ Văn Phụng: “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ; Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”
[ad_1] CA KHÚC "YÊU" Tên ca khúc: Yêu Sáng tác: Nhạc sĩ Văn Phụng Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: Thập niêm 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu...